Dễ hiểu giải Ngữ văn 10 chân trời bài 8: Giang
Giải dễ hiểu bài 8: Giang. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 8: ĐẤT NƯỚC VÀ CON NGƯỜI
ĐỌC HIỂU: GIANG
TRƯỚC KHI ĐỌC
Hãy kể tên một số tác phẩm (thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết,...) viết về những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của nhân dân ta trong thế kỉ XX và chia sẻ cảm nghĩ của bạn về một trong những tác phẩm ấy.
Giải nhanh:
Màu tím hoa sim (Hữu Loan, 1949), Bức tranh (Nguyễn Minh Châu, 1983), Tây Tiến (Quang Dũng, 1986), Thời xa vắng (Lê Lựu, 1986), Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh, 1990).
ĐỌC VĂN BẢN
Câu 1: Chú ý quá trình làm quen và diễn biến tình cảm giữa hai nhân vật qua lời kể và lời thoại.
Giải nhanh:
- Quá trình làm quen và diễn biến tình cảm vô cùng tự nhiên, gần gũi và chân thật.
- Ngay lúc đầu bắt chuyện các nhân vật đã có những lời nói vô cùng gần gũi, không hề câu nệ.
Câu 2: Chú ý lời giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.
Giải nhanh:
Giới thiệu của Giang về nhân vật “tôi” và tác động của nó đến các nhân vật.
Câu 3: Đây có phải là hoàn cảnh phù hợp để tình cảm thân mật, yêu mến giữa Giang và “tôi” nảy nở?
Giải nhanh:
Đây chính là hoàn cảnh phù hợp
Câu 4: Lời nói, thái độ của bố Giang khi gặp Hùng lần này có gì khác so với lần trước?
Giải nhanh:
- Sự vui mừng, phấn khởi, gần gũi, chân tình khi gặp một người quen ở chiến trường.
- Lời nói và thái độ này hoàn toàn khác với lần đầu, khi bố Giang chưa biết gì về nhân vật "tôi"
Câu 5: Hai đoạn văn này là lời của ai nói với ai?
Giải nhanh:
Lời của nhân vật "tôi" nói với chính mình và với người đọc
SAU KHI ĐỌC
Câu 1: Chỉ ra một số câu văn, đoạn văn có sự đan xen giữa lời kể của người kể chuyện và lời của nhân vật trong văn bản trên.
Giải nhanh:
- “Tôi mở túi phòng hóa đeo bên hông lấy gói bít cốt mẹ dúi cho hồi trưa, và rót chè tươi trong ấm tích ra bát. Bít cốt chiêu với chè tươi, định thế. Thấy vậy, đang lúi húi xâu lại quai dép cho tôi, Giang vội kêu lên:
- Ôi em quên. Có cơm mà, để em dọn mời anh”.
Câu 2: Liệt kê những cuộc gặp gỡ giữa các nhân vật trong văn bản. Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy cách đối xử của con người với nhau, nhất là với những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh như thế nào?
Giải nhanh:
- Những cuộc gặp gỡ giữa:
+ Nhân vật "tôi" gặp Giang.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần đầu.
+ Nhân vật "tôi" và bố của Giang gặp nhau lần thứ hai trên chiến trường.
- Những cuộc gặp gỡ ấy cho thấy con người đối xử với nhau bằng chân tình, nhất là giữa những người lính trong hoàn cảnh chiến tranh, gặp được nhau càng mừng rỡ hơn bao giờ hết.
Câu 3: Đặc điểm, tính cách của một nhân vật trong truyện thường được thể hiện qua các hành vi, lời nói của nhân vật ấy trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, gắn với một hay một số điểm nhìn nhất định (của người kể chuyện, của chính nhân vật hoặc của một nhân vật khác,...). Hãy phân tích tính cách của nhân vật Giang theo gợi ý trong bảng dưới đây (làm vào vở):
Hình ảnh của Giang (1) | Qua điểm nhìn (2) | Nét tính cách nổi bật (3) |
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. |
|
|
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. |
|
|
Tại chiến trường qua lời của bố Giang. |
|
|
Giải nhanh:
Hình ảnh của Giang (1) | Qua điểm nhìn (2) | Nét tính cách nổi bật (3) |
Tại giếng nước công cộng, khi tình cờ gặp anh tân binh. | Điểm nhìn của nhân vật "tôi". | Ân cần, chu đáo. |
Tại nhà cùng với anh tân binh và bố Giang. | Điểm nhìn của nhân vật "tôi". | Chu đáo, dễ thương. |
Tại chiến trường qua lời của bố Giang. | Điểm nhìn của bố Giang. | Luôn nhắc và nhớ đến nhân vật "tôi". |
Câu 4: Nhận xét về cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn trong tác phẩm.
Giải nhanh:
- Việc chọn ngôi kể thứ nhất khiến cho tác phẩm trở thành lời kể chuyện của người đã từng tham gia sự việc, chia sẻ những suy nghĩ và cảm xúc cá nhân.
- Cách lựa chọn và sử dụng ngôi kể, điểm nhìn như vậy giúp tác phẩm trở nên gần gũi với người đọc.
Câu 5: Xác định chủ đề của tác phẩm và cho biết dựa vào đâu để bạn xác định như vậy.
Giải nhanh:
Dựa vào vấn đề chính trong tác phẩm, có thể xác định chủ đề của tác phẩm là sự gặp gỡ và tình cảm quyến luyến giữa người chiến sĩ và một người con gái Hà Nội.
Câu 6: Theo bạn, tư tưởng của tác phẩm Giang là gì? Hai đoạn văn cuối có vai trò như thế nào trong việc thể hiện tư tưởng của tác phẩm?
Giải nhanh:
- Tư tưởng:
+ Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh sẽ là những kí ức còn mãi, trở thành nỗi đau âm thầm.
+ Những cuộc gặp gỡ tình cờ, vẩn vơ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.
- Hai đoạn văn cuối là lời trữ tình ngoại đề, nói lên tư tưởng của tác phẩm
Câu 7: Xung quanh việc Giang đột nhiên nhận "anh bộ đội" mới gặp lần đầu là bạn học của cô và "phịa" ra cái tên Hùng để giới thiệu anh với bố của mình, sau đó lại dùng xe đạp của bố để đưa anh về đơn vị,... có những ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng Giang xử sự như thế là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể; một số khác lại phủ nhận điều đó. Hãy cho biết ý kiến của bạn.
Giải nhanh:
Theo em, cách xử sự của Giang là phù hợp với tình huống, hoàn cảnh cụ thể.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận