Dễ hiểu giải Ngữ văn 10 chân trời bài 2: Thực hành tiếng Việt

Giải dễ hiểu bài 2: Thực hành tiếng Việt. Trình bày rất dễ hiểu, nên tiếp thu Ngữ văn 10 Chân trời dễ dàng. Học sinh nắm được kiến thức và biết suy rộng ra các bài tương tự. Thêm 1 dạng giải mới để mở rộng tư duy. Danh mục các bài giải trình bày phía dưới


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 2: SỐNG CÙNG KÍ ỨC CỦA CỘNG ĐỒNG

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

 

Câu 1: Đọc ba văn bản trên đây và thực hiện các yêu cầu sau:

- Xác định cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong mỗi văn bản (nếu có).

- Giải thích ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu.

- Chỉ ra những chỗ đánh dấu sự tỉnh lược trong văn bản 1 và 2.

Giải nhanh:

- Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược: tóm tắt ý chính của đoạn bị tỉnh lược trong một câu, viết nghiên trong ngoặc đơn và kèm theo từ lược dẫn, lược một đoạn

- Cách đánh dấu [..] này là để thể hiện đoạn trích sau đã bị lược đi 

Câu 2: Ở một số trường hợp, nếu người viết chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần văn bản bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt phần văn bản này thì sẽ gây khó khăn gì cho người đọc?

Giải nhanh:

Điều này sẽ khiến người đọc khó năm bắt được nội dung, diễn biến của câu truyện. 

Câu 3: Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn mấy lần, các trích dẫn đã được chú thích rõ ràng hay chưa? Hãy trao đổi với các bạn ý kiến của mình.

Giải nhanh:

Người viết về nhà dài Ê-đê đã trích dẫn bốn lần:

- Trích dẫn lời giới thiệu của đài tiếng nói Việt Nam VOV5

- Trích dẫn lời của tiến sĩ Nguyễn Duy Thiệu- Phó Giám đốc Bảo tàng dân tộc học Việt Nam

- Trích dẫn hai lần lời của chị Đàm Thị Hợp - cán  bộ của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam

=> Các trích dẫn này đã được chú thích rõ rành như viết nghiêng, đặt trong dấu ngoặc ghép và chú thích nguồn của đoạn trích 

Câu 4: Biện pháp so sánh được sử dụng trong các trường hợp sau có điểm gì khác nhau?

a. Cũng như người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch; các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hang, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu. Đó chính là cảnh thương tâm nhất mà mắt tôi thấy được trong thời gian lênh đênh trên mặt biển tìm đường. (Trích Gặp Ka-ríp và Xi-la, sử thi Ô-đi-xê)

b. Nhà dài như một hơi chiêng, sàn hiên rộng như một hơi ngựa chạy (Trích sử thi Đăm Săn)

c. Tôi tớ mang của cải về nhiều như ong đi chuyển nước, như vò vẽ đi chuyển hoa, như bầy trai gái đi giếng làng cõng nước. (Trích sử thi Đăm Săn)

Giải nhanh:

- Đoạn trích a, hình ảnh dùng để so sánh là '' người đi câu ngồi trên mỏm đá.. đành đạch'' được đưa lên đăng trước hình ảnh được so sánh'' Các bạn đồng hành của tôi...''. 

- Đoạn b,c thì vẫn dùng cấu trúc thông thường: Sự vật được so sánh ở đằng trước, kèm từ so sánh là ''như'', sau đó đến sự vật dùng để so sánh

Câu 5: Phân tích tác dụng của biện pháp nói quá trong đoạn văn sau:

Bà con xem, Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vũng nhão ra nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài giữa bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm. Các chàng trai đi lại ngực đụng ngực. Các cô gái đi lại vú đụng vú. Cảnh làng một tù trưởng nhà giàu sao mà vui thế? (Trích sử thi Đăm Săn.

Giải nhanh:

- Biện pháp nói quá: ''… chàng Đăm Săn uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán. Cả một vùng nhão ra như nước. Lươn trong hang, giun trong bùn, rắn hổ, rắn mai đều chui lên nằm trên cao sưởi nắng. Ếch nhái dưới gầm nhà, kì nhông ngoài bãi thì kêu lên inh ỏi suốt ngày đêm.''

- Tác giả dân gian sử dụng nghệ thuật phóng đại, qua đó thể hiện quang cảnh vui vẻ, nhộn nhịp của buổi tiệc ăn mừng. Bữa tiệc như hòa cùng với thiên nhiên, đông vui đến nỗi lan tỏa cả một vùng.

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác