Tóm tắt kiến thức ngữ văn 10 chân trời bài 2: Thực hành tiếng Việt trang 50

Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 10 chân trời bài 2: Thực hành tiếng Việt trang 50. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

I. LÝ THUYẾT

1. Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản

Khi tạo lập văn bản, người viết có thể sử dụng một số cách thức dưới đây để đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản:

- Dùng kí hiệu dấu chấm lửng đặt trong ngoặc đơn (…) hoặc móc vuông […].

- Dùng cụm từ chỉ báo về sự tỉnh lược như: lược dẫn, lược một đoạn,..

- Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Kết hợp một số cách nêu trên

2. Cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú

- Chú thích trích dẫn là ghi rõ nguồn/ xuất xứ của tài liệu (tên tác giả, tên tài liệu, nhà xuất bản, năm xuất bản, trang được trích dẫn,…) mà người viết sử dụng. Khi trích dẫn nguyên văn, phần trích dẫn cần chính xác từng câu, từng chữ,… và phải được đặt trong dấu ngoặc kép. Khi trích dẫn ý tưởng, chúng ta không sử dụng dấu ngoặc kép, có thể diễn đạt theo cách viết của mình nhưng cần đảm bảo đúng nội dung của bản gốc.

- Cước chú là chú thích thường đặt ở cuối trang trong một quyển sách hoặc văn bản. Một cước chú gồm hai phần:

+ Phần con số đánh dấu đặt trong trang, ngay sau đoạn văn bản cần được chú thích.

+ Phần chú thích đặt ở chân trang mở đầu bằng con số tương ứng.

II. GỢI Ý GIẢI BÀI TẬP SGK

Bài tập 1

STT

Văn bản

Kí hiệu/cách đánh dấu tỉnh lược

Chỗ đánh dấu sự tỉnh lược

1

Đăm Săn chiến thắng Mtao Mxây

- Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Dùng kí hiệu chấm lửng đặt trong móc vuông [...].

- Phần đầu văn bản, ngay trước đoạn Nhà Mtao Mxây cột sàn hiên đẽo hình mặt trăng...

- Giữa văn bản, ngay trước đoạn Đoàn người đông như bầy cà tong...

2

Gặp Ka-ríp và Xi-la

- Dùng một đoạn ngắn tóm tắt nội dung phần bị tỉnh lược.

- Phần đầu văn bản, ngay trước đoạn Nàng nói vậy, và liền khi đó...

- Ý nghĩa thông tin của các kí hiệu đánh dấu: Giúp người đọc nắm bắt được:

+ Tính liên tục, mạch vận động hay tính tổng thể của VB.

+ Thông tin chi tiết ở phần bị lược bỏ.

Bài tập 2:

Trong thực tế, với một số trường hợp, nếu người soạn VB chỉ sử dụng kí hiệu đánh dấu phần VB bị lược bỏ mà không viết đoạn tóm tắt VB bị lược bỏ đó thì có thể gây một số khó khăn trong việc:

(1) Nắm bắt tính liên tục, mạch vận động hay tính tổng thể của VB;

(2) Nắm bắt thông tin chi tiết ở phần bị lược bỏ.

Bài tập 3:

VB Ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê trích dẫn ba lần lời kể của hai người có trách nhiệm và am hiểu về đối tượng của VB thông tin. Các trích dẫn có chú thích đầy đủ tên họ, cương vị công tác có đủ tư cách để cung cấp những thông tin xác đáng về ngôi nhà truyền thống của người Ê-đê.

Bài tập 4:

+ So sánh trong đoạn (a) (trong VB Gặp Ka-ríp và Xi-la) là lối “so sánh dài”, được sử dụng nhiều trong sử thi của Hô-me-rơ. Trong cấu trúc của lối so sánh này, mỗi vế - hình ảnh dùng để so sánh (người đi câu ngồi trên mỏm đá cao, từ đầu cần câu dài tung xuống biển cái sừng bò hoang đựng mồi cho cá nhỏ rồi quăng lên bờ những con cá câu được, còn giãy đành đạch) và cái được so sánh (các bạn đồng hành của tôi bị lôi vào đá cũng giãy lên như vậy, và Xi-la ăn thịt họ ở cửa hàng, trong khi họ đang kêu gào, hoảng hốt giơ tay về phía tôi cầu cứu) – ý tưởng ở hai vế đều được phát triển dài ra để nói cho rõ ý người viết; các từ so sánh “như”, “giống như”,... không bắt buộc phải đặt giữa hai vế.

+ So sánh trong đoạn (b), (c) (sử thi Đăm Săn) là “so sánh chuỗi”, sử dụng từ 2 vế hình ảnh dùng để so sánh trở lên, kèm theo từ so sánh (như), rất hay gặp trong sử thi Tây Nguyên. Đặc biệt, sự độc đáo của so sánh trong đoạn (b) là giữa cái được so sánh và cái dùng để so sánh khác loại rất xa: một bên là vật thể, trực quan được; một bên là âm thanh, cái vô hình, phi vật thể. Trong công thức của phép so sánh: A như B (như: từ so sánh; A: cái được so sánh, ví dụ “nhà”; t: thuộc tính so sánh, ví dụ “dài”; B: cái dùng để so sánh, ví dụ: “một hơi chiêng”). A và B càng khác loại thì càng mang lại bất ngờ thẩm mĩ. Nhà dài như một hơi chiêng là cách so sánh mà A và B khác xa nhau về “loại”.

Bài tập 5:

Biện pháp nói quá trong đoạn văn trên có các tác dụng:

  • Tô đậm tính chất trọng đại của chiến thắng, thể hiện sinh động không khí hội hè “ăn đông uống vui”.
  • Tôn vinh sự giàu có và sự hùng cường của Đăm Săn.
  • Thể hiện sự ngưỡng mộ nồng nhiệt của người kể chuyện đối với người anh hùng Đăm Săn.

 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 2: Thực hành tiếng Việt trang 50, kiến thức trọng tâm ngữ văn chân trời bài 2: Thực hành tiếng Việt trang 50, nội dung chính bài Thực hành tiếng Việt trang 50

Bình luận

Giải bài tập những môn khác