Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 4 Chợ nổi - Nét văn hóa sông nước Miền Tây

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 4 Chợ nổi - Nét văn hóa sông nước Miền Tây - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ là gì?

  • A. Là các ngôn ngữ nhân tạo.
  • B. Là những hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… góp phần chuyển tải ý tưởng, quan điểm trong giao tiếp.
  • C. Là các phương tiện chi phối việc giao tiếp tự nhiên, khiến nó có tính phi ngôn ngữ mạnh mẽ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ thường được sử dụng như thế nào?

  • A. Kết hợp với phương tiện ngôn ngữ trong văn bản thông tin tổng hợp, giúp thông tin được truyền tải hiệu quả, sinh động hơn.
  • B. Sử dụng trong các thể văn như thần thoại, sử thi, cổ tích để làm tăng tính sinh động.
  • C. Sử dụng liên tục trong văn viết hoặc thuyết trình để làm cân đối nội dung.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Bài đọc này là thuộc thể loại gì?

  • A. Văn bản thông tin
  • B. Phóng sự
  • C. Kí sự
  • D. Truyện ngắn

Câu 4: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Câu nào sau đây có chứa trích dẫn?

  • A. Khi cần “bẹo” nhiều mặt hàng hơn, thì họ buộc thêm một cây sào ngang trên hai cây sào dựng đứng và treo buộc nhiều thức hàng trên cây sào ngang ấy.
  • B. Riêng các cô gái bán đồ ăn thức uống thì thường “bẹo hàng” bằng lời rao: “Ai ăn chè đậu đen; nước dừa đường cát hôn…? Ai ăn bánh bò hôn…?
  • C. Đó là những cách thu hút khách bằng mắt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Đâu không phải là một chợ nổi được đề cập trong bài đọc?

  • A. Cái Răng (Cần Thơ)
  • B. Trà Ôn (Vĩnh Long)
  • C. Cái Bè (Tiền Giang)
  • D. Hoàng Than (Long An)

Câu 6: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố miêu tả trong bài đọc không được thể hiện qua câu nào sau đây?

  • A. Miền Tây có nhiều chợ nổi.
  • B. Người buôn bán trên chợ nổi nhóm họp bằng xuồng.
  • C. Những chiếc xuồng con len lói khéo léo giữa hàng trăm ghe thuyền mà hiếm khi có va quệt xảy ra.
  • D. Tuy là chợ họp trên sông, nhưng các chủng hàng, mặt hàng rất phong phú.

Câu 7: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố biểu cảm được thể hiện qua câu nào trong bài đọc?

  • A. Những tiếng rao mời mọc nơi chợ nổi, nghe sao mà lảnh lót, thiết tha!
  • B. Đặc biệt là lối rao hàng bằng “cây bẹo”.
  • C. Người bán hàng dùng một cây sào tre dài, cắm dựng đứng trên ghe xuồng, rồi treo cao các thứ hàng hoá – chủ yếu là trái cây…
  • D. Từ đây, nông sản, thuỷ sản trong vùng sẽ theo các thương lái xuôi ngược, toả đi khắp Đồng bằng sông Cửu Long và khắp cả nước.

Câu 8: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Đâu không phải là một đề mục trong bài đọc?

  • A. Những khu chợ sầm uất trên sông
  • B. Sự quan tâm của chính quyền
  • C. Những cách rao mời độc đáo
  • D. Dư âm chợ nổi.

Câu 9: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Các câu trích dẫn trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Cho người đọc một ví dụ rõ ràng về cách người bán mời chào.
  • B. Cho người đọc cảm nhận được tinh thần nơi đây.
  • C. Cho người đọc hiểu thêm về chợ nổi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố địa danh trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Yếu tố địa danh không được đề cập đến.
  • B. Cho người đọc hình dung được quang cảnh của các địa danh.
  • C. Cho người đọc biết về một số chợ nổi nổi tiếng và vị trí của nó.
  • D. Giúp người đọc mở rộng tầm mắt.

Câu 11: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố miêu tả trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Giúp người đọc tiên đoán về khả năng phát triển trong tương lai của chợ nổi.
  • B. Khiến người đọc háo hức đến chợ nổi thăm quan.
  • C. Gợi cho người đọc về đặc điểm tính chất của chợ nổi và các hoạt động ở đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Yếu tố biểu cảm trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Bộc lộ cách nhìn của người viết bài.
  • B. Tạo sự hài hoà về yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm trong bài đọc.
  • C. Thể hiện cảm xúc của người viết bài, giúp người đọc có thêm hình dung về chợ nổi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 13: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Đề mục trong bài đọc có tác dụng gì?

  • A. Nêu lên chủ đề của phần đó, giúp người đọc tiện theo dõi.
  • B. Xác lập bố cục cho văn bản.
  • C. Nêu lên sự đánh giá khách quan của người viết về các đặc điểm của chợ nổi.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Đọc bài “Chợ nổi – nét văn hoá sông nước miền Tây” (tr.92). Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ trong bài đọc là gì?

  • A. Biểu đồ sản lượng buôn bán ở chợ nổi.
  • B. Hình ảnh chợ nổi.
  • C. Số liệu về chợ nổi.
  • D. Các câu văn.

Câu 15: Đâu không phải là một yêu cầu mà việc sử dụng các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ cần đáp ứng?

  • A. Lựa chọn hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ đồ,… liên quan trực tiếp đến các luận điểm của bài viết.
  • B. Sử dụng các phương tiện này đúng thời điểm.
  • C. Đưa ra các chỉ dẫn cần thiết.
  • D. Khả năng mê hoặc người xem, người đọc.

Câu 16: Nếu văn bản “Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam” chỉ có lời thuyết minh, không có tranh minh hoạ thì việc truyền tải các thông tin cơ bản của văn bản sẽ gặp những khó khăn gì?

  • A. Người viết sẽ phải dùng nhiều lời hơn để miêu tả, thuyết minh, tuy vậy có những điều dùng lời miêu tả thuyết minh cũng không thể rõ được.
  • B. Người đọc phải có trí tưởng tượng, nhưng có những điều khó tưởng tượng, hình dung nếu không có vốn trải nghiệm thực tế.
  • C. Người đọc không có hứng thú và như vậy thì nơi viết bài sẽ không kiếm được tiền.
  • D. Cả A và B.

Câu 17: Bộ ván trong bức ảnh ở câu 2 phần Vận dụng nên được dùng để minh hoạ cho đoạn văn nào trong văn bản “Tranh Đông Hồ - nét tinh hoa của văn hoá dân gian Việt Nam”?

  • A. Đoạn 1 Đề tai dân dã, hình tượng sinh động, ngộ nghĩnh vì nó giúp cho người đọc có cái nhìn đầu tiên về tranh Đông Hồ mà lại có sức hút cao.
  • B. Đoạn 2 Sắc màu bình dị, ấm áp vì nó cho người đọc thấy được những màu sắc hết sức dân tộc và truyền thống.
  • C. Đoạn 3 Chế tác khéo léo, công phu vì nó giúp hỗ trợ cho người viết lẫn người đọc trong việc truyền tải, tiếp nhận thông tin về quá trình chế tác.
  • D. Đoạn 5 Lưu giữ và phục chế vì nó chỉ cho độc giả cách mà người làng Hồ gìn giữ tranh.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác