Tắt QC

Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo bài 8 Đất rừng phương Nam ( Đoàn Giỏi)

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm ngữ văn 10 bài 8 Đất rừng phương Nam ( Đoàn Giỏi) - sách chân trời sáng tạo. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Tác giả Đất rừng phương Nam là ai? 

  • A. Ma Văn Kháng. 
  • B. Đoàn Giỏi. 
  • C. Nguyễn Khải. 
  • D. Sơn Nam. 

Câu 2: Tác phẩm được ra đời năm bao nhiêu? 

  • A. 1957. 
  • B. 1958.
  • C. 1959.
  • D. 1960.

Câu 3: Tác phẩm Đất rừng phương Nam thuộc thể loại gì? 

  • A. Tản văn. 
  • B. Truyện ngắn. 
  • C. Tiểu thuyết. 
  • D. Hồi kí. 

Câu 4: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Đoàn Giỏi?

  • A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo.
  • B. Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ.
  • C. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
  • D. Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư.

Câu 5: Tác phẩm nào sau đây không phải của nhà văn Đoàn Giỏi? 

  • A. Đường về gia hương. 
  • B. Sông nước Cà Mau. 
  • C. Những dòng máu Nam Kỳ. 
  • D. Hoa gạo đỏ.

Câu 6: Nội dung của cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam là gì?

  • A. Viết về cuộc sống sinh hoạt của con người miền Tây Nam Bộ.
  • B. Miêu tả cuộc hành trình lưu lạc tìm người cha của cậu bé An đọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào những năm chống Pháp.
  • C. Miêu tả cuộc hành trình lưu lạc tìm người cha của cậu bé An dọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào những năm chống Mỹ.
  • D. Là câu chuyện xoay quanh những thành viên trong gia đình An.

Câu 7: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác phẩm Đất rừng phương Nam?

  • A. Tác phẩm được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhỉ hay nhất của nước ta.
  • B. Đem lại cho độc giả nhiều hiểu biết về văn hóa và con người Nam Bộ.
  • C. Tác phẩm gồm 25 chương.
  • D. Tất cả các ý trên đều đúng.

Câu 8: " Án ong" trong văn bản nghĩa là gì? 

  • A. Là làm những món ăn từ ong. 
  • B. Đi lấy mật ong từ việc gác kèo trước đó. 
  • C. Là đi thăm vườn nuôi ong.
  • D. là đi cho ong ăn. 

Câu 9: Việc làm kèo ong được kể lại qua điểm nhìn của ai? 

  • A. Cò. 
  • B. An. 
  • C. Má nuôi An. 
  • D. Ba nuôi An. 

Câu 10: Vì sao tía nuôi khuyên An " không nên giết ong"? 

  • A. Vì tía nuôi muốn các con ứng xử tốt với tự nhiên. 
  • B. Vì sợ các con nguy hiểm. 
  • C. Vì ong vẫn còn bé. 
  • D. A và B đúng.

Câu 11: Việc liên hệ, so sánh những cách nuôi ong, lấy mật khác nhau có tác dụng gì?

  • A. Hướng dẫn người đọc cách lấy mật ong sao cho đúng.
  • B. Cho thấy sự đặc biệt của các kiểu tổ ong như vùng U Minh.
  • C. Giới thiệu cho người đọc những cách lấy mật ong.
  • D. Thể hiện sự hiểu biết của tác giả.

Câu 12: Quanh câu chuyện " đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào? 

  • A. An, thằng Cò.
  • B.  An, thằng Cò, má nuôi. 
  • C.  An, thằng Cò, tía và má nuôi. 
  • D.  An, thằng Cò, tía nuôi.

Câu 13: Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?

  • A. Giúp cho câu chuyện trở nên thật hơn đối với người đọc.
  • B. Thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật.
  • C. Người đọc có được những cái nhìn cụ thể và đầy đủ nhất về thiên nhiên, con người Nam Bộ.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Câu 14: Chủ đề của văn bản là gì?

  • A. Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.
  • B. Cuộc sống sinh hoạt của con người phương Nam.
  • C. Đặc sản của phương Nam.
  • D. Những nét tính cách đặc trưng của con người phương Nam.

Câu 15: Câu văn nào trong văn bản nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Narrn?

  • A. Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng.
  • B. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau.
  • C. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian,
  • thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình
  • dáng, ngôn ngữ.
  • D. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.

 


Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác