Giải SBT bài 8: Đất nước và con người

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 8: Đất nước và con người, trang 40. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A. ĐỌC

Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi:

TÔI THÍCH LÀM VUA 

Nguyễn Quang Sáng

Tôi sinh ra trên một cù lao' giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hoà. Ba làng có ba cái chợ, chẳng thua ai. Mỗi làng có một cái trường dù một cây mái cũng là trường

Cù lao của tôi thua nơi khác là không có xe hơi, nhưng có xe ngựa, xuống ghe thì không đâu bằng. Tàu không có, nhưng ngày nào lũ nhỏ cũng lao xuống thấy tàu chạy lên chạy xuống. Cái thú vui của lũ nhỏ chúng tôi là nhìn sóng và lúc tắm thì được nhoi sóng mỗi khi có một con tàu chạy qua bến. Cái mà dân cù lao tôi thấy thiếu nhất là không được xem hátAi muốn xem hát phải xuống xuống băng qua sông, nghe đâu hồi tôi chưa đẻ, có người mê hát đến nỗi bị chìm xuồng chết trôi. Có lẽ cù lao tôi không có gánh hát mà người la chế nó bằng hai câu ca dao:

Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hoa

Cả năm mới có một gánh hát về một lần vào dịp cúng đình. Gánh đó về là do công của chú tôi. Nghe ba tôi kể, chú tôi sanh non ngày non tháng, lớn lên bị èo uột, bịnh hoạn luôn. Thấy vậy ông bà mới cho chú học chữ nho để hốt thuốc. Trước là trị cho mình, sau đó là làm phước cho bà con. Lớn lên, bỏ nhà đi hoang. Nhờ biết chữ nho, đọc được sách Tàu, biết nhiều tuồng tích, rồi trở thành thầy tuồng (*). Hồi đó, tôi không được nghe tiếng soạn giả và đạo diễn, chỉ nghe có tiếng thầy tuồng, chú tôi vừa viết vừa lập cho đào kép và dàn dựng, làm luôn nghề đạo diễn. Gánh đó về là vì nể vì thương cho chú tôi, chớ ai về chỉ cái đất cù lao, lúc nào cũng sóng gió. Khi gánh hát về, nước của bốn bề cù lao như cũng nổi sóng vui theo. Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường. Xe ngựa chạy trước, lũ nhỏ chúng tôi cắm đầu cắm cổ đuổi theo như sợ mất tiếng trống Cái vui kế đó là, trước khi xem hát, chúng tôi rủ nhau đi xem quảng cáo, đi xem quần áo, mũ mão họ phơi trên mui ghe như là cố ý xem trước vậy! chọi Kế thịt, kể vải đều được dọn Rạp hát là nhà lồng chợ. Kệ thịt, kệ vải đều được dọn ra ngoài. Người ta lấy lá che kín hết bốn bên.

Tôi là cháu của thầy tuồng, tôi được đánh trống Chừng sắp sửa kéo màn thì tôi với lũ nhỏ hàng xóm lăn trống vào rạp, khỏi phải mất tiền mua vé. Cái vui cuối cùng là, sau khi gánh hát nhổ neo đi, lũ nhỏ tụi tôi lại lấy lá dừa kết thành mão, lấy xơ dừa làm râu, lấy giấy màu dán vào quần áo, phân vai cho nhau, hát lại cái tuồng mình được xem, cũng

- Như ta đây là...

- Quân bay

– Bẩm hoàng thượng

- Này ái khanh...

Vân vân... Cứ vậy mà diễn cho đến ngày cúng đình năm sau.

Năm đó, gánh nhổ neo đi rồi nhưng chú tôi còn nán lại vài ngày chơi với bà con. Tôi bèn nhờ chủ tôi dạy hát.

– Được! Tụi con có mấy đứa?

- Dạ chú muốn mấy đứa cũng có. – Tôi lẹ miệng đáp lại.

- Chú sẽ soạn tuồng cho gọn lại để mấy cháu hát.

Tụi nhỏ đứng xung quanh chú cũng nhảy cũng lên. Chú nhìn một lượt qua mặt chúng tôi:

– Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung một anh hề; một ái khanh, một thằng quân. Tụi con ở đây có sáu đứa, tuồng cũng có sáu vai, vậy là vừa đủ. Bây giờ mỗi đứa đóng thủ một vai, vai nào đóng hay thì sẽ đóng luôn nghe chưa?

Chú dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung vai hề, vai quân, còn ái khanh là một bé bên nhà vai ái khanh nhất định là của nó. Tôi chờ hoài mà không thấy chú tập vai vua. Tôi thắc mắc mà không dám hỏi. Trong lũ nhỏ chúng tôi có thẳng Đực là thằng khờ nhứt. Thằng Đức là con của dì tôi. Dì tôi sanh năm một, sanh liền ba đứa chẳng nuôi được đứa nào. Sanh đến đứa thứ tư, sợ nó theo anh chị nên lựa cái tên xấu xí mà đặt cho nó. Nó là con trai nên đặt tên nó là Đục. Cái tên cũng như con người của nó, lúc nào cũng ngồi đực ra nhìn tụi tôi chơi đùa. Nó chơi cái gì cũng dở, nên ít được cho chơi. Nó khờ quá, biết thân, nó ngồi đực ra nhìn để được vui theo. Nó không biết hát cũng không biết múa, không biết buồn cũng không biết vui, chẳng biết rồi chú tôi sẽ cho nó đóng vai nào.

Sau buổi tập, tối đến, khi còn có hai chú cháu, chú tôi hỏi tôi:

– Hồi chiều tập qua mấy vai, con thích vai nào? Nghĩ mình là con cháu, chú sẽ cung hơn mấy đứa khác, tôi mạnh dạn.

Con thích làm vua.

– Làm vua? – Chủ tôi như giật mình, mở tròn mắt nhìn tôi như muốn xem lại tôi là đứa nào vậy. Nghĩ sao chú lại cười, nụ cười như trùm lên mặt mũi tôi, rồi chú lắc đầu:– Không được, vai vua hãy để cho thằng Đức.

Đến lúc tôi lại ngạc nhiên, nhìn lại chủ như nhìn một người xa lạ, và

phản ứng không một chút đắn đo

– Thằng Đục là thằng ngu! Nó làm vua sao được.

Chú đưa tay vỗ nhẹ lên đầu tôi: – Chính vì vậy nó mới làm vua. Chú hỏi con, sao con thích làm vua?

Tôi muốn làm vua vì trước nhất mặc áo con rồng được ngồi trên cao, ghế ngồi gọi là ngai vàng, trong tay có một cục gì đó (chắc là nặng lắm) mỗi lần đập xuống bàn thì rung rinh cả thiên hạ, nhút hô bá ứng, muốn xử ai thì xử, muốn gì được nấy, muốn có ái khanh thì có ái khanh, muốn có rượu thì có quan hầu... Tôi nghĩ nhiều nhưng chỉ nói:

– Tại con thích!

– Để chú giảng cho con nghe nhé.

Chú nói, nếu đóng vai nịnh thì phải biết luồn lọt, phải biết lời ong tiếng ve để làm xiêu lòng bề trên, để đổi trắng thay đen, để được vinh thân, phì gia. Làm được vậy đâu có dễ, thẳng Đục không sao làm được. Nếu đóng vai trung thì phải trung thực, dám nói thẳng với vua lời hay lẽ phải, cuộc đòi phải chịu nỗi oan làm cho người ta thương, người ta khóc, thắng Đục không làm nổi. Làm cho người ta khóc đã khó, làm cho người ta cười lại càng khó hơn. Làm cho người ta cười để người ta quên đi cái cuộc đời cơ cực, đó là giây phút cũng có ích cho đời, thằng Đực nó ngồi đực ra đó ai cười nổi. Còn vai quân, cái vai coi là hạng chót cũng không phải dễ. Làm quân cũng không phải dễ. Làm quân phải biết quỳ, biết bẩm, biết ca, thằng Đức làm được gì?

Còn làm vua, chỉ có việc ngồi sẵn đó, màn kéo ra thì thấy mặt nó rồi, chỉ có việc vuốt râu, cầm cái ấn gõ xuống bàn, rồi “quân bây” với “ái khanh” . Vậy là vừa với cái sức của thằng Đức, phải không?

Nghe chú tôi giảng giải, tôi không còn chối cãi vào đâu. Vai vua không thể ai khác được ngoài thẳng Đục, đúng lắm, nhưng vẫn thấy thằng Đức có số hơn.

Sau này đi bộ đội, tôi là một “cây văn nghệ” của anh em. Tôi hay sắm tuồng, diễn kịch ở những nơi đóng quân. Nhờ đó khi chuyển ngành tôiđược cấp trên cho đi học nghề đạo diễn. Vào nghề đạo diễn tôi lại nhớ lời của chú tôi, tôi coi đó như bài học vỡ lòng trong cuộc đời làm sân khấu – và càng ngày tôi càng thấm thía hơn ai là người thực cho cuộc đời, ai là người cho sân khấu.

Tiếc thay, bây giờ quanh tôi vẫn còn có những người thích làm vua. (Trích trong tập truyện ngắn Dân chơi . Tôi thích làm vua, NXB Hội Nhà văn, 2005)

1. Tóm tắt các sự kiện chính được kể trong văn bản trên.

2. Những dấu hiệu nào giúp bạn nhận biết Tôi thích làm vua là văn bản truyện?

3. Bạn hãy cho biết chủ đề, thông điệp của văn bản truyện trên. Dựa vào đâu để bạn xác định được chủ đề, thông điệp của văn bản?

4. Theo bạn, văn bản trên được kể theo điểm nhìn của ai? Cách kể đó có tác dụng gì?

5. Phát biểu cảm nhận của bạn về nhân vật người chủ và cho biết: Xét trong tỉnh chỉnh thể của văn bản, nhân vật người chú này có vai trò như thế nào trong việc thể hiện chủ đề và thông điệp của văn bản truyện?

6. Cuộc trò chuyện giữa hai nhân vật “tôi” và người chủ về việc phân vai trong vở tuồng trong văn bản trên giúp bạn hiểu thêm điều gì về tinh cách của mỗi nhân vật?

7. Điền vào bảng được là nội dung câu chuyện, điểm nhìn, lời của người kể i đây một đặc điểm mà bạn cho là nổi bật của các yếu tố: người kể chuyện, chuyện trong tương quan với lời của nhân vật trong hai văn bản Tôi thích làm vua và văn bản Đất rừng phương Nam (trích) (làm vào vỏ):

Các yếu tố

Đất rừng phương Nam (trích)

Tôi thích làm vua

Người kể chuyện

 

 

Nội dung câu chuyện

 

 

Điểm nhìn

 

 

Lời của người kể chuyện

 

 

8. Nhận xét về cách kể chuyện của hai nhà văn Nam Bộ (Đoàn Giỏi và Nguyễn Quang Sáng) trong hai văn bản Đất rừng phương Nam (trích) và Tôi thích làm vua.

B. TIẾNG VIỆT

1. Tìm những câu có sử dụng biện pháp tu từ chêm xen trong văn bản Tôi thích làm qua và chỉ ra tác dụng của các biện pháp ấy.

2. Tìm những câu có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê trong hai văn bản Đất rừng phương Nam (trích) (SGK Ngữ văn 10, tập hai) và Tôi thích làm vua.

3. Chỉ ra biện pháp liệt kê trong các trường hợp sau. Xác định xem đây là kiểu liệt kê theo từng cặp hay không theo từng cặp, kiểu liệt kê tăng tiến hay không tăng tiến.

a. Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hoa Ba làng nhập lại không ra cái làng nào.

b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề; một ai khanh; một thằng quân.

c. Chỉ dạy chúng tôi thay nhau đóng vai nịnh, vai trung, vai hề, vai quân. d. Già trẻ bé lớn ai cũng nôn nao với tiếng trống rao hàng của chiếc xe ngựa chạy qua đường,

e. Thằng Cò đội cái thủng to tướng, trong thùng đựng một và nước, mấy gói cơm nắm và cái áo ướt mồ hôi nó vừa cởi ra cuộn lại, trên thủng úp chiếc nón lá rách.

4. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ chêm xen trong các trường hợp sau:

a. Tôi sinh ra trên một cù lao giữa sông Tiền. Nói là cù lao nổi lên giữa con sông nhưng cũng lớn lắm – cù lao có đến ba làng: Mỹ Tân, Mỹ Phú, Mỹ Hoa.

b. Tuồng này có một ông vua; hai ông quan – một nịnh, một trung; một anh hề. c. Mặc dù ông xuống “kiềng” cùng với một nhóm khá đông trợ lí và trinh sát, mặc dù ông cũng trang bị và nai nịt như mọi người, tiểu liên AK, dép đúc, mũ cối, áo lính tổ châu, nhưng trong bóng rừng nhập nhoạng tôi vẫn nhận ra ông ngay.

5. Hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ có sử dụng biện pháp tu từ liệt kê và chêm xen nói về một trong hai nội dung sau:

a. Kể về một vùng đất mà bạn đã từng đi qua ghi lại dấu ấn trong bạn.

b. Quê hương, đất nước đóng vai trò như thế nào trong cuộc sống của mỗi người?

C. VIẾT

1. Dùng mẫu Bảng kiểm kĩ năng viết bài phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm tự sự hoặc tác phẩm kịch để đánh giá văn bản “Thực tế và mộng tưởng trong Cô bé bán diêm (Andersen)” (Bài 8).

2. Đọc đề bài dưới đây:

Đề bài: Viết bài phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của một trong những tác phẩm sau:

• Trích đoạn màn Huyện Tria, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lõm Thị Hến (trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, tuồng đồ) [1]

• Đất rừng phương Nam (trích) [2]

• Tôi thích làm qua [3]

a. Xác định đề tài, mục đích viết, người đọc mà bài viết hướng tới

b. Tìm ý, lập dàn ý cho bài viết; kiểm tra về tính hợp lí của dàn ý (trao đổi với bạn cùng nhóm nếu có điều kiện) và chỉnh sửa, hoàn tất dàn ý của mình;

c. Dựa vào dàn ý, viết đoạn mở bài và một trong số các đoạn thuộc phần thân bài; tự đánh giá, chỉnh sửa các đoạn văn đã viết (sử dụng bảng kiểm kĩ năng viết bài đánh giá, phân tích đã sử dụng ở câu 1); ép các con thành

d. Viết tiếp các đoạn thân bài, kết bài và hoàn tất bài viết;

đ. Xem lại, chỉnh sửa và rút kinh nghiệm (sử dụng bảng kiểm kĩ năng viết bài đánh giá, phân tích đã sử dụng ở câu 1).

D. NÓI VÀ NGHE

Bài tập : Đọc đề bài dưới đây:

Đề bài: Giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một trong những tác phẩm sau

• Trích đoạn màn Huyện Tria, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lõm Thị Hến (trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, tuồng đồ) [1]

• Đất rừng phương Nam (trích) [2] • Tôi thích làm qua [3]1. Bạn hãy:

b. Luyện tập và trình bày bài nói theo dàn bài đã chuẩn bị.

a. Tìm ý, lập dàn ý cho bài trình bày,

2. Giả định rằng, người nghe nêu lên một số câu hỏi liên quan đến các vấn đề trên, chẳng hạn

- Chỉ ra những tình huống xung đột, mâu thuẫn trong đoạn kịch Huyện Trùa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lõm Thị Hến (trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, tuồng đồ).

- Chỉ ra những điểm đặc sắc nhất về nội dung của đoạn kịch Huyện Trùa, Đề Hầu, Thầy Nghêu mắc lỡm Thị Hến (trích Nghêu, Sò, Ốc, Hến, tuồng đồ). – Theo bạn, đâu là điểm hấp dẫn trong cách kể chuyện của Đất rừng phương Nam (trích) tình huống như thế nào?

- Trong câu chuyện Tôi thích làm vua, triết lí ẩn sâu được thể hiện qua

Cho biết cách bạn sẽ tiếp nhận câu hỏi dành cho mình, nội dung trả lời và cách bạn đưa ra câu trả lời ấy.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ Văn 10 Chân trời, giải vở bài tập, Giải SBT bài 8: Đất nước và con người

Bình luận

Giải bài tập những môn khác