Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì II (P5)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Ngoài sáng tác thơ, Hoàng Nhuận cầm còn tham gia vào lĩnh vực nào?
- A. Nhạc sĩ và nghiên cứu khoa học.
B. Sáng tác kịch bản và đóng phim.
- C. Nhà phê bình văn học và sáng tác kịch bản.
- D. Ca sĩ và sáng tác nhạc.
Câu 2: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về bài thơ Chiếc lá đầu tiên.
A. Bài thơ được tác giả Hoàng Nhuận Cầm viết trong 5 năm.
- B. Bài thơ viết về tình yêu và nỗi nhớ tuổi học trò.
- C. Bài thơ ban đầu có tên là "Trường ơi, chào nhé".
- D. Bài thơ đã được phổ nhạc với tên "Tất cả đã xa rồi".
Câu 3: Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm những gì về vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tỉnh thần của con người?
- A. Là nơi khơi nguồn những cảm xúc đặc biệt.
- B. Làm phong phú hơn cho đời sống tỉnh thần của con người.
- C. Là động lực, điểm tựa để con người cố gắng.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 4: Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm những gì về vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong sáng tác thơ ca?
- A. Là nguồn chất liệu phong phú, sâu sắc.
- B. Giúp các thi phẩm giàu cảm xúc và tính trữ tình.
C. A và B.
- D. Đáp án khác.
Câu 5: Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến?
- A. “Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”.
B. “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.
- C. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Tác giả đã dùng bằng chứng gì để chứng minh cho luận điểm "Khẳng định độc lập, chủ quyền của dân tộc Đại Việt"?
- A, Có nền văn hiến lâu đời.
- B. Có phong tục tập quán riêng.
- C. Có các triêu đại lịch sử Việt Nam và các anh hùng hào kiệt đã bảo vệ đất nước khỏi giặc ngoại xâm.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Yếu tố tự sự được thể hiện như thế nào trong phần 3 của bài cáo?
- A, Kể lại sự thất bại thảm hại của quân Minh.
B. Kể lại các trận chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn.
- C. Kể lại chỉ tiết quá trình của cuộc chiến đấu.
- D. A và B đúng.
Câu 8: Yếu tố nghị luận được thể hiện như thế nào trong đoạn 3 của bài cáo?
- A. Khẳng định sự nhân nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn.
- B. Khẳng định tư tưởng nhân nghĩa đã giúp nghĩa quân Lam Sơn giành được chiến thẳng.
C. A và B đúng.
- D. A và B sai.
Câu 9: Cơ sở nhân nghĩa của bài cáo thể hiện rõ và đầy đủ ý nghĩa nhất trong từ ngữ
- A. Điếu dân phạt tội
- B. Mưu phạt tâm công
- C. Mở đường hiếu sinh
D. Đại nghĩa, chí nhân.
Câu 10: Là một áng “thiên cổ hùng văn”, thành công quan trong, dễ thấy nhất của Đại cáo bình Ngô là đã kết hợp một cách tự nhiên, hài hòa giữa:
- A. Yếu tố lịch sử và yếu tố nghệ thuật.
- B. Yếu tố lí trí và yếu tố cảm xúc.
C. Yếu tố chính luận và yếu tố văn chương.
- D. Yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình.
Câu 11: Thế nào là chiến lược “công tâm”?
Câu 12: Chiến lược " công tâm" chủ yếu được thế mạnh, phẩm chất gì của nghĩa quân Lam Sơn?
- A. Sự thông minh, mưu mẹo, trí tuệ sắc sảo.
- B. Nắm vững thời thế.
C. Mưu lược và ý chí quyết thắng không tách rời lòng yêu chuộng hòa bình.
- D, Nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo.
Câu 13: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ? Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo.
- A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm.
- B. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống.
C. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba.
- D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo.
Câu 14: Bài thơ Cảnh ngày hè nằm trong tập thơ nào?
- A. Ức trai thi tập.
- B. Quốc ngữ thi tập.
- C. Thơ chữ Hán.
D. Quốc âm thi tập.
Câu 15: Câu văn nào trong văn bản nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Narrn?
- A. Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng.
- B. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau.
- C. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian,thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình dáng, ngôn ngữ.
D. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.
Câu 16: Tác phẩm Giang được trích trong:
- A. Trại bảy chú lùn.
- B. Khắc dấu mạn thuyền.
C. Bảo Ninh - Những truyện ngắn.
- D. Văn mới.
Câu 17: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tập truyện Bảo Ninh - những truyện ngắn?
- A. Bao gồm 36 truyện ngắn.
B. Được kể bằng giọng văn hào sảng, hùng hồn về quá khứ và chiến tranh.
- C. Là những câu chuyện cảm động về tình người, tình yêu.
- D. A và B.
Câu 18: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Bảo Ninh?
A. Là nhà văn trưởng thành từ kháng chiến chống Pháp.
- B. Được mệnh danh là một trong những tác giả đem văn học Việt Nam ra thế giới.
- C. Tác giả sinh trưởng trong một gia đình có truyền thống giáo dục.
- D. Ông gia nhập quân đội khi mới mười bảy tuổi.
Câu 19: Câu chuyện Giang được kể theo ngôi thứ nhất?
A. Ngôi thứ nhất.
- B. Ngôi thứ hai.
- C. Ngôi thứ ba.
- D. Ngôi kể đan xen.
Câu 20: Nhân vật Giang có quan hệ như thế nào với nhân vật "tôi".
- A. Là em gái.
- B. Là chị gái.
C. Là người tình cờ gặp.
- D. Là cô bạn thân.
Câu 21: Trong bốn nhà thơ thuộc dòng “thơ quê” sau, nhà thơ nào được coi là thạo về cảnh quê?
- A. Anh Thơ
- B. Bàng Bá Lân
- C. Đoàn Văn Cừ
D. Nguyễn Bính
Câu 22: Trong các nhà thơ mới, Nguyễn Bính được xem là tiếng thơ “quen nhất” vì sao?
- A. Vì thơ ông là tiếng nói của thời đại mới.
B. Vì thơ ông viết nhiều về làng quê Việt Nam.
- C. Vì ông rẩt am hiểu thói quen, phong tục của người Việt.
- D. Vì ông đã tích hợp và phát huy một chách xuất sắc những truyền thống dân gian trong sang tạo thơ mới.
Câu 23: Nguyễn Bính được coi là nhà thơ của:
- A. Cảnh quê
- B. Đời quê
C. Hồn quê
- D Nếp quê
Câu 24: Thầy Ha-men có thái độ như thế nào đối với học sinh trong buổi học cuối cùng?
A. Ân cần, dịu dàng, kiên nhẫn giảng bài cho học sinh.
- B. Mất tập trung và thường nổi cáu với học sinh,
- C. Không buồn giảng bài cho học sinh nữa.
- D. Thầy cảm thấy vui vẻ vì từ ngày mai không phải dạy cho lũ học trò tinh nghịch nữa.
Câu 25: Giá trị cao cả của truyện Buổi học cuối cùng là gì?
- A. Thể hiện tinh thần chống chiến tranh xâm lược.
B. Thể hiện lòng yêu nước trong một biểu hiện cụ thể là yêu tiếng nói dân tộc.
- C. Lên án những nhà lãnh đạo nước Pháp trong việc nhượng đất đai cho nước Phổ.
- D. Đề cao tình thầy trò và lòng gắn bó với mái trường thân yêu.
Câu 26: Chân lí được nêu ra trong truyện Buổi học cuối cùng là gì?
- A. Tình thầy trò là cao quý nhất, không có gì có thể thay đổi được thứ tình cảm quý báu ấy.
B. Khi một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù.
- C. Nếu một dân tộc mà mọi người dân đều có lòng yêu nước thì dân tộc đó sẽ không bao giờ rơi vào vòng nô lệ.
- D. Tình yêu quê hương, đất nước phải được thể hiện trước tiên qua tình yêu chữ viết và tiếng nói.
Câu 27: Tác giả xây dựng thành công hai nhân vật chính trong truyện Buổi học cuối cùng là nhờ vào:
A. Miêu tả ngoại hình, cử chỉ, lời nói và tâm trạng của họ.
- B. Cho nhân vật tự nói lên suy nghĩ của mình.
- C. Tạo ra nhiều chi tiết biểu cảm cho nhân vật thể hiện tình cảm.
- D. Đề cao giá trị của tiếng Pháp đối với người đọc.
Câu 28: "...chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù. Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng." Những biện pháp nghệ thuật được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên là gì?
- A. Sử dụng ngôn ngữ từ ước lệ giàu hình ảnh có giá trị biểu cảm.
- B. Nghệ thuật phóng đại.
- C. Sử dụng điển cố.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 29: Khi nói chuyện với các tướng sĩ, Trần Quốc Tuấn có giọng điệu như thế nào?
- A. Giọng điệu khuyên bảo.
- B. Giọng điệu tha thiết.
- C. Giọng điệu răn đe.
D. A và C đúng.
Câu 30: "Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyên lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm, quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng, đi thủy thì ta cho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa, lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cũng nhau vui cười." Đoạn văn trên nhắc nhở binh sĩ về điều gì?
- A, Nhắc nhở về tình cảm gắn bó như huynh đệ giữa chủ tướng và binh sĩ.
- B. Khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của bề tôi đối với vua.
- C. Phê phán những biểu hiện sai trái.
D. A và B đúng.
Câu 31: Cách sắp xếp các luận điểm có tác dụng như thế nào trong việc thực hiện mục đích của văn bản Hịch tướng sĩ
- A. Khích lệ nhiều mặt để tập trung vào một hướng.
- B. Khích lệ từ ý chí lập công danh, lòng tự trọng cá nhân, tự tôn dân tộc đến lòng căm thù giặc.
- C. Khích lệ lòng yêu nước bất khuất, quyết chiến quyết thẳng kẻ thù xâm lược.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 32: " Qua văn bản, Trần Quốc Tuấn đã thể hiện quan điểm như thế nào về trách nhiệm của các tướng sĩ với đất nước trong việc chống quân Mông - Nguyên xâm lược?
- A. Có lòng căm thù giặc.
- B. Có lòng yêu nước và quyết tâm chống giặc.
- C. Có ý chí quyết tâm luyện binh, rèn kế đánh giặc.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 33: Giá trị nghệ thuật tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
- A. Lập luận chặt chẽ, chi tiết.
- B. Ngôn ngữ triết lý, sắc sảo.
- C. Dẫn chứng chính xác thuyết phục.
D. Tất cả các ý kiến trên.
Câu 34: Nội dung câu đề của tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
A. Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.
- B. Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.
- C. Nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.
- D. Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.
Câu 35: Nội dung câu thực của tác phẩm Nam quốc sơn hà – bài thơ Thần khẳng định chân lí độc lập của đất nước
A. Thái độ tự hào, tự tôn dân tộc khi coi nước Nam là một nước ngang hàng với các nước phương Bắc, vua Nam bằng vai với hoàng đế Trung Quốc.
B. Chân lí hiển nhiên: Sông núi nước Nam là của vua Nam, là của người dân nước Nam.
- C. Nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tinh thần yêu nước, chỉ cho người nghe, người đọc hiểu được hành động ngang ngược của quân giặc và liên hệ đến ý thức trách nhiệm của mỗi người trước hiện tình đất nước.
- D. Kết cục xứng đáng cho những kẻ phạm vào sách trời, phạm vào đấng linh thiêng, coi thường chân lí, lẽ phải.
Câu 36: Giá trị nội dung của bài thơ Đất nước là gì? Tích vào những đáp án đúng.
- A. Nhân dân ta làm ra đất nước.
- B. Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn.
- C. Cảm xúc, suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng, trang trọng, vĩ đại và anh hùng.
D. B và C đều đúng.
Câu 37: Đáp án nào không phải giá trị nghệ thuật của bài thơ “Đất nước”?
- A. Nhịp điệu, hình ảnh thơ sáng tạo.
- B. Ngôn ngữ thơ lắng đọng, cô đúc.
- C. Sử dụng sáng tạo, phong phú các biện pháp tu từ.
D. Các chất liệu văn hóa dân gian được sử dụng nhuần nhị, sáng tạo.
Câu 38: Bức tranh mùa thu trong hoài niệm được tác giả tái hiện như thế nào?
A. Bức tranh mùa thu chân thực, thi vị, mang đậm đặc trưng của mùa thu Hà Nội nhưng thoáng buồn.
- B. Cảnh sắc thu đẹp nhưng tĩnh lặng, vắng bóng người, vắng cả âm thanh. Cảnh vật bình dị, dân dã, khung cảnh ấy thường hiển hiện mỗi độ thu về trên những làng quê, đi vào tâm thức con người.
- C. Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 39: Thông tin nào sau đây chưa chính xác về tác giả Nguyễn Đình Thi
- A. Ông sinh năm 1924
B. Là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.
- C. Nguyễn Đình Thi là một nghệ sĩ đa tài : một nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình.
- D. Ông từng là Tổng thư kí hội nhà văn Việt Nam
Câu 40: Hai câu thơ sau được hiểu như thế nào?
“Ôi những cánh đồng quê chảy máu
Dây thép gai đâm nát trời chiều”
A. Đất nước chìm trong máu và nước mắt.
- B. Đất nước bật lên nỗi căm hờn.
- C. Đất nước vùng lên giành lấy chiến thắng vinh quang, chói lọi.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Bình luận