Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì II (P3)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Hình ảnh "chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ ẩn dụ cho điều gì?
- A. Ẩn dụ cho khoảng thời gian đẹp đẽ của tuổi học trò.
- B. Ẩn dụ cho tình yêu đầu trong sáng mộng mơ.
- C. Ẩn dụ cho không khí tiếc nuối ngày chia tay.
D. A và B đúng.
Câu 2: Những loài hoa nào được tác giả nhắc đến khi nhớ về những kỉ niệm tuổi học trò?
- A. Hoa súng, hoa phượng, hoa mận, hoa mướp.
- B. Hoa sen, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.
C, Hoa súng, hoa phượng, hoa mơ, hoa mướp.
- D. Hoa súng, hoa lan, hoa mơ, hoa mướp.
Câu 3: Nội dung chính của cả bài Chiếc lá cuối cùng là gì?
- A. là kí ức của tác giả về những kỉ niệm tuổi học trò (trường cũ, lớp học năm xưa, bạn bè, những trò nghịch ngợm ...và cả tình yêu đầu tiên của mình).
- B. là tình cảm trong sáng, là nỗi bâng khuâng nhớ tiếc.
- C. là gắn bó thiết tha vừa ấm áp ngọt ngào, vừa chân thật hồn nhiên.
D. tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm những gì về vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong đời sống tỉnh thần của con người?
- A. Là nơi khơi nguồn những cảm xúc đặc biệt.
- B. Làm phong phú hơn cho đời sống tỉnh thần của con người.
- C. Là động lực, điểm tựa để con người cố gắng.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 5: Bài thơ Tây Tiến giúp em hiểu thêm những gì về vai trò, ý nghĩa của kí ức và kỉ niệm trong sáng tác thơ ca?
- A. Là nguồn chất liệu phong phú, sâu sắc.
- B. Giúp các thi phẩm giàu cảm xúc và tính trữ tình.
C. A và B.
- D. Đáp án khác.
Câu 6: Câu thơ nào thể hiện sự anh dũng, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng của người lính Tây Tiến?
- A. “Heo hút cồn mây súng ngửi trời Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”.
B. “Anh bạn dãi dầu không bước nữa Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.
- C. “Chiều chiều oai linh thác gầm thét Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 7: Bình Ngô đại cáo được mệnh danh là:
- A. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ nhất của nước ta.
B. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của nước ta.
- C. Bản tuyên ngôn độc lập lần thứ ba của nước ta.
- D. Đáp án khác.
Câu 8: Đâu là tư tưởng xuyên suốt trong các tác phẩm của Nguyễn Trãi?
- A. Trừ gian, dẹp tà.
- B. Trừ gian, dẹp loạn.
C. Trừ bạo, yên dân.
- D. Trừ gian, diệt ác.
Câu 9: Tác phẩm nào dưới đây không phải của Nguyễn Trãi?
- A. Ức Trai thi tập.
- B. Quốc Âm thi tập.
C. Thanh Hiên thi tập.
- D. Dư địa chí.
Câu 10: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Nguyễn Trãi?
A. Nguyễn Trãi có nhiều đóng góp quan trọng trong những tác phẩm chữHán.
- B. Cuộc đời và thơ văn Nguyễn Trãi là "bài ca yêu nước và tự hào dân tộc".
- C. Ông là một trong những người tiên phong đặt nền móng cho thơ ca tiếng Việt phát triển và có những thành tựu rực rỡ ở những thế kỉ sau.
- D. Trong tư cách nhà thơ, Nguyễn Trãi đã để lại những bài thơ trữ tình tinh tế, thấm đẫm tình yêu thiên nhiên, tình yêu đất nước và tấm lòng luôn hướng về nhân dân.
Câu 11: Tác giả nêu ra quan điểm nhân nghĩa ở đầu bài cáo nhằm mục đích gì?
- A. Nhằm đưa ra quan điểm của cá nhân về vấn đề “nhân nghĩa” dựa trên khái niệm gốc của Nho gia.
- B. Cho độc giả thấy được khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc khởi nghĩa chính nghĩa, có mục đích rõ ràng và lấy dân làm gốc.
- C. Cho thấy kiến thức uyên thâm của bản thân.
D. Cả A và B.
Câu 12: Từ việc gợi ra cho Vương Thông sự lựa chọn đã cho thấy cách ứng xử của Nguyễn Trãi, Lê Lợi và nghĩa quân Lam Sơn như thế nào?
- A. Ứng xử nhân nhượng.
- B. Ứng xử khắt khe.
C. Ứng xử trượng phu nhưng cũng rất quyết đoán.
- D. Ứng xử khéo léo, linh hoạt.
Câu 13: Thế nào là chiến lược “công tâm”?
Câu 14: Chiến lược " công tâm" chủ yếu được thế mạnh, phẩm chất gì của nghĩa quân Lam Sơn?
- A. Sự thông minh, mưu mẹo, trí tuệ sắc sảo.
- B. Nắm vững thời thế.
C. Mưu lược và ý chí quyết thắng không tách rời lòng yêu chuộng hòa bình.
- D, Nghệ thuật quân sự tài tình, sáng tạo.
Câu 15: Bài thơ Cảnh ngày hè nằm trong tập thơ nào?
- A. Ức trai thi tập.
- B. Quốc ngữ thi tập.
- C. Thơ chữ Hán.
D. Quốc âm thi tập.
Câu 16: Cách tác giả dùng các động từ đùn đùn, giương, phun trong bài thơ cho ta cảm nhận gì về cảnh mùa hè?
- A. Sự nóng rực của mùa hè.
- B. Sự tươi mát của thiên nhiên.
C. Sự sống mạnh mẽ của thiên nhiên.
- D. Sự nứt nẻ vì nóng của cây cối.
Câu 17: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác giả Đoàn Giỏi?
A. Ông xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo.
- B. Trong những năm Việt Nam chống Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh, rồi làm công tác thông tin, văn nghệ.
- C. Đoàn Giỏi còn có các bút danh khác: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư.
- D. Ông mất ngày 2 tháng 4 năm 1989 tại Thành phố Hồ Chí Minh vì bệnh ung thư.
Câu 18: Tác phẩm nào sau đây không phải của nhà văn Đoàn Giỏi?
- A. Đường về gia hương.
- B. Sông nước Cà Mau.
- C. Những dòng máu Nam Kỳ.
D. Hoa gạo đỏ.
Câu 19: Nội dung của cuốn tiểu thuyết Đất rừng phương Nam là gì?
- A. Viết về cuộc sống sinh hoạt của con người miền Tây Nam Bộ.
B. Miêu tả cuộc hành trình lưu lạc tìm người cha của cậu bé An đọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào những năm chống Pháp.
- C. Miêu tả cuộc hành trình lưu lạc tìm người cha của cậu bé An dọc các tỉnh miền Tây Nam Bộ vào những năm chống Mỹ.
- D. Là câu chuyện xoay quanh những thành viên trong gia đình An.
Câu 20: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác phẩm Đất rừng phương Nam?
- A. Tác phẩm được đánh giá là một trong những cuốn sách viết về thiếu nhỉ hay nhất của nước ta.
- B. Đem lại cho độc giả nhiều hiểu biết về văn hóa và con người Nam Bộ.
C. Tác phẩm gồm 25 chương.
- D. Tất cả các ý trên đều đúng.
Câu 21: " Án ong" trong văn bản nghĩa là gì?
- A. Là làm những món ăn từ ong.
B. Đi lấy mật ong từ việc gác kèo trước đó.
- C. Là đi thăm vườn nuôi ong.
- D. là đi cho ong ăn.
Câu 22: Chủ đề của tác phẩm Giang là gì?
- A. Tình cảm giữa những người lính.
B. Tình yêu của người lính.
- C. Cuộc gặp gỡ giữa những người lính.
- D. Kí ức chiến tranh.
Câu 23: Tư tưởng của tác phẩm Giang là gì?
- A. Nói đến những kí ức trong thời chiến tranh.
- B. Những cuộc gặp gỡ tình cờ nhưng sẽ để lại lưu luyến, nhớ mãi không thể xóa nhòa.
- C. Tình yêu người lính.
D. Cả A và B.
Câu 24: Cảm hứng thơ của Nguyễn Bính hình thành từ:
- A. Văn học phương Tây, nhất là văn học Pháp.
- B. Văn học cổ điển Trung Hoa.
C. Văn học dân gian và hồn thơ dân tộc.
- D. Thơ Đường của Trung Quốc.
Câu 25: Câu nào dưới đây không phải tên và bút danh của Nguyễn Bính?
- A. Nguyễn Bính.
- B. Nguyễn Trọng Bính.
- C. Nguyễn Bính Thuyết.
D. Trần Trọng Trí.
Câu 26: Tại sao nói, trong các nhà thơ mới, Nguyễn Bính là tiếng thơ “ quen nhất”?
A. Vì thơ ông sử dụng nhiều thi liệu của ca dao.
- B. Vì thơ ông là tiếng nói của thời đại mới.
- C. Vì thơ ông kết hợp được giữa thi pháp ca dao với thi pháp thơ tượng trưng Pháp.
- D. Vì thơ ông vừa là tiếng nói của thời đại mới vừa như đã có sẵn trong dân gian.
Câu 27: Em hiểu thế nào về câu văn: “Khi dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù…”
- A. Dân tộc ấy không thể bị đồng hóa, bởi họ vẫn còn tiếng nói của mình.
- B. Tiếng nói sẽ giúp dân tộc ấy không đánh mất bản sắc của mình.
- C. Tiếng nói của dân tộc là biểu hiện của lòng yêu nước, và chính điều đó sẽ tạo nên. sức mạnh để mở cánh cửa nô lệ.
D. Gồm cả 3 ý trên.
Câu 28: Truyện Buổi học cuối cùng được viết dựa trên bối cảnh nào?
- A. Truyện lấy bối cảnh buổi học cuối cùng diễn ra trên đất Phổ, sau đó vùng đất này được trả lại cho Pháp.
B. Truyện lấy bối cảnh buổi học cuối cùng diễn ra trên vùng đất An- dát, sau đó vùng đất này phải giao lại cho Phổ vì Pháp thua trận trong cuộc chiến tranh Pháp - Phổ.
- C. Buổi học diễn ra trước cuộc chiến tranh Pháp - Phổ. Sau đó do chiến tranh diễn ra nên các em học sinh không còn được học nữa.
- D. Truyện lấy bối cảnh buổi học cuối cùng trước khi diễn ra cuộc cách mạng tư sản Pháp.
Câu 29: Trần Quốc Tuấn nêu gương các trung thần nghĩa sĩ ngay trong phần đầu nhằm mục đích gì?
- A. Ca ngợi các trung thần nghĩa sĩ đã lưu danh sử sách, để lại tiếng thơm muôn đời.
- B. Giáo dục lòng trung quân ái quốc của các tướng sĩ.
- C. Khích lệ, động viên tướng sĩ, nêu cao tỉnh thần ái quốc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 30: Hình ảnh, từ ngữ sau thể hiện thái độ gì của tác giả: "tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù."
- A. Thái độ khoan nhượng.
B. Thái độ căm thù quân giặc.
- C. Thể hiện sự quyết tâm.
- D. Thể hiện sự thất vọng đối với binh sĩ.
Câu 31: Tác giả thể hiện giọng điệu thế nào khi bày tỏ lòng trung với chủ, với nước?
A. Giọng điệu tha thiết.
- B. Giọng điệu đanh thép.
- C, Giọng điệu bình tĩnh.
- D. Giọng điệu ngọt ngào.
Câu 32: Những từ ngữ nào dưới đây thể hiện thái độ khinh thường, căm phẫn trước những hành động ngang nhiên của giặc?
- A. Thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.
- B. Lưỡi cú diêu, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng.
C. Lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn.
- D. Lưỡi cú diều, thân dê chó, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn, nuốt gan uống máu quân thù.
Câu 33: Ở đoạn cuối, tác giả đã kết luận điều gì về bài thơ Nam quốc sơn hà?
- A. Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri.
- B. Câu thơ có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước.
C. Bài thơ xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
- D. Chân lý độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.
Câu 34: Tác giả phân tích cách nói "định phận tại thiên thư" để chứng minh cho luận điểm nào?
- A. Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.
B. Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.
- C. Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tỉnh thần yêu nước.
- D. Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.
Câu 35: Nam quốc sơn hà khẳng định điều gì?
- A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ.
- B. Nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
- C. Khẳng định sự ngang hàng về vị thế với phương Bắc.
D. Cả 3 đáp án trên.
Câu 36: Từ “đế” trong bài thơ có ý nghĩa gì?
- A. Chỉ người đứng đầu đất nước.
- B. Chỉ vua, người đứng đầu đất nước, khẳng định sự ngang bằng về vị thế so với phương Bắc.
- C. Khẳng định nước Nam của vua nước Nam cai trị.
D. Cả B và C.
Câu 37: Phong cách thơ của Nguyễn Đình Thi là:
A. Thơ ông tự do, phóng khoáng mà vẫn hàm súc, sâu lắng, suy tư và có nhiều tìm tòi theo hướng hiện đại.
- B. Thơ luôn hướng đến cái chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, của cả dân tộc.
- C. Thơ giàu chất suy tư, xúc cảm dồn nén. Mang màu sắc trữ tình chính luận.
- D. Thơ mang cảm xúc chân thành, chất phác, lời thơ toát lên một nét riêng biệt trong suy tư và diễn đạt của người miền núi.
Câu 38: Những tác phẩm văn xuôi của Nguyễn Đình Thi có đặc điểm gì?
- A. Tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
B. Phản ánh kịp thời cuộc chiến đấu anh dũng của nhân dân ta trong các cuộc kháng chiến. Các tác phẩm của ông đều mang tính thời sự về các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam.
- C. Những truyện không có cốt truyện, khai thác thế giới nội tâm của nhân vật.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 39: Tiểu luận của tác giả Nguyễn Đình Thi là:
A. Nhận đường.
- B. Chủ nghĩa Mác và vấn đề Văn hóa Việt Nam.
- C. Nói chuyện thơ ca kháng chiến.
- D. Quyền sống con người trong “Truyện Kiều”.
Câu 40: Giá trị nội dung của bài thơ Đất nước là gì? Tích vào những đáp án đúng.
- A. Nhân dân ta làm ra đất nước.
- B. Đất nước được cảm nhận trong chiều dài của những năm tháng kháng chiến, chiến đấu và chiến thắng, trong không gian rộng lớn.
- C. Cảm xúc, suy tư: đất nước gần gũi, thiêng liêng, trang trọng, vĩ đại và anh hùng.
D. B và C đều đúng.
Bình luận