Trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo Ôn tập học kì II (P2)
Bài có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 10 chân trời sáng tạo học kì 2. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Nội dung của hai dòng thơ đầu trong bài Chiếc lá đầu tiên là gì?
- A. Nỗi nhớ về lớp học, thầy cô, bạn bè.
B. Hai câu thơ là sự tiếc nuối, nỗi nhớ của tác giả về quá khứ tươi đẹp ngày xưa.
- C. Nỗi nhớ khung cảnh xung quanh trường.
- D. Lời bày tỏ tình yêu.
Câu 2: Khung cảnh lớp học trong khổ thơ thứ 5 trong bài Chiếc lá đầu tiên được hiện lên như thế nào?
- A. Khung cảnh lớp học trong không khí của sự chia ly.
- B. Khung cảnh lớp học ảm đạm.
C. Khung cảnh lớp học vui tươi, hồn nhiên.
- D. Khung cảnh lớp học ấm áp.
Câu 3: Tình cảm của chủ thể trữ tình hiện lên như thế nào trong khổ thơ thứ 6 trong bài Chiếc lá đầu tiên?
- A. Sự rạo rực.
- B. Sự biết ơn.
- C. Sự tiếc nuối, ân hận.
D. Sự xúc động, xốn xang.
Câu 4: Biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3 trong bài Chiếc lá đầu tiên là:
- A. Điệp từ, so sánh.
B. Điệp cấu trúc, ẩn dụ.
- C. Ẩn dụ, so sánh.
- D. Hoán dụ, điệp cấu trúc.
Câu 5: Tác dụng của biện pháp điệp từ trong khổ thơ thứ 4 trong bài Chiếc lá đầu tiên là gì?
- A, Nhấn mạnh vẻ đẹp của tình yêu tuổi học trò.
- B. Nhấn mạnh tình yêu của chủ thể trữ tình.
C. Nhấn mạnh những nỗi nhớ của chủ thể trữ tình.
- D. Đáp án khác.
Câu 6: Nhan đề bài thơ trước khi được đổi thành Tây Tiến có tên là gì?
- A. Mây đầu ô.
- B. Nhớ Việt Bắc.
- C, Nhớ đoàn quân.
D. Nhớ Tây Tiến.
Câu 7: Tại sao tác giả lại đổi tên bài thơ thành Tây Tiến?
- A. Gợi lên một tư thế hiên ngang, chủ động.
- B. Tạo cho người đọc cảm giác tác giả đang sống thực với đất và người Tây Tiến.
- C. Giúp nhan đề cô đọng và không bị lộ mạch cảm xúc ngay từ đầu.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 8: Ý nào sau đây đúng khi nói về giọng điệu đoạn cuối bài cáo?
- A. Giọng điệu hùng hồn.
- B. Giọng điệu vui tươi.
- C. Giọng điệu mang một niềm tin, niềm tự hào.
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 9: Hoàn cảnh ra đời của bài cáo là gì?
- A. Ra đời khi giặc Minh đang nhăm nhe đe dọa nước ta.
- B. Ra đời trong khi quân Lam Sơn đang đánh giặc Minh.
C. Ra đời sau khi nghĩa quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
- D. Ra đời trước khi quân Lam Sơn đánh thắng giặc Minh.
Câu 10: Mục đích viết bài cáo là gì?
- A. Là lời nhắc nhở đối với giặc ngoại xâm đang lăm le đe dọa.
B. Tuyên bố cho toàn thể nhân dân được biết về sự kiện trọng đại của dân tộc, đất nước.
- C. Khích lệ, động viên tinh thần nghĩa quân Lam Sơn.
- D. Thể hiện lòng yêu nước của riêng tác giả.
Câu 11: Những dấu hiệu nào giúp nhận biết gì? Bình Ngô đại cáo là một văn bản nghị luận?
- A. Thể loại văn bản.
- B. Có hệ thống luận điểm rõ ràng.
- C. Có minh chứng thuyết phục.
D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 12: Ý nào sau đây không đúng khi nói về tác phẩm Quân trung từ mệnh tập?
- A. Là tập hợp các thư từ, mệnh lệnh trong quân đội.
B. Do Nguyễn Trãi biên soạn trong giai đoạn kháng chiến chống quân Nguyên.
- C. Là những áng văn luận chiến sắc sảo, đanh thép với lập luận chặt chẽ.
- D. Giọng điệu tác phẩm lúc linh hoạt, lúc mềm dẻo.
Câu 13: Ý nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về văn bản Thư lại Dụ Vương Tông?
- A. Là bức thư số 35 trong Quân trung từ mệnh tập.
B. Được Nguyễn Trãi viết vào khoảng tháng 3 năm Đình Mùi.
- C. Nội dung nhằm phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh.
- D. Nội dung nhằm vạch rõ nguy cơ bại vong của quân giặc nếu vẫn ngoan cố.
Câu 14: “Tác giả nhắc đến những chuyện xưa trong văn bản Thư lại Dụ Vương Tông nhằm mục đích gì?
- A. Vạch ra những tội ác của giặc.
B. Cho Vương Thông hiểu được sự thất bại tất yếu của quân Minh trên đất Đại Việt.
- C. Phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh.
- D. A và B đúng.
Câu 15: Ý nào sau đây không đúng khi nói về lý do giặc tất yếu phải thua trong văn bản Thư lại Dụ Vương Tông?
A. Yếu tố nội tại.
- B. Yếu tố về thiên thời.
- C. Yếu tố về nhân hòa.
- D. Yếu tố về địa lợi.
Câu 16: Mục đích của bức thư Thư lại Dụ Vương Tông là gì?
- A. Tố cáo tội ác của giặc.
B. Thực hiện chiến lược “mưu phạt tâm công”.
- C. Phân tích tình hình khó khăn của nhà Minh.
- D. Công bố với toàn dân.
- A. Dẽ có Ngu cầm đàn một tiếng.
- B. Rồi hóng mát thuở ngày trường.
- C. Dân giàu đủ khắp đòi phương.
D. Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Câu 18: Những câu thơ lục ngôn trong bài Cảnh ngày hè là :
- A. Câu 1 và 5.
- B. Câu 1 và 7.
- C. Câu 1 và 6.
D. Câu 1 và 8.
- A. Tấm lòng thiết tha với cuộc đời.
B. Tấm lòng trăn trở trước thế sự.
- C. Tấm lòng ưu ái với dân với nước.
- D. Tâm hồn yêu thiên nhiên, cảnh vật.
Câu 20: Dòng nào không phải là thành công nghệ thuật của bài thơ ? Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo.
- A. Sử dụng từ ngữ giản dị, quen thuộc, giàu sức biểu cảm.
- B. Hình ảnh trong sáng, hài hòa màu sắc, âm thanh cuộc sống.
C. Nhiều điển cố Hán học sâu sắc, hàm súc dư ba.
- D. Câu thơ thất ngôn xen lục ngôn, từ láy độc đáo.
Câu 21: Quanh câu chuyện " đi lấy mật", cuộc sống của thiên nhiên, con người phương Nam được cảm nhận, tái hiện qua điểm nhìn của những nhân vật nào?
- A. An, thằng Cò.
- B. An, thằng Cò, má nuôi.
C. An, thằng Cò, tía và má nuôi.
- D. An, thằng Cò, tía nuôi.
Câu 22: Trong văn bản trên, lời đối thoại giữa An với các nhân vật (Cò, tía nuôi, má nuôi) có tác dụng gì?
- A. Giúp cho câu chuyện trở nên thật hơn đối với người đọc.
- B. Thể hiện rõ tính cách của từng nhân vật.
- C. Người đọc có được những cái nhìn cụ thể và đầy đủ nhất về thiên nhiên, con người Nam Bộ.
D. Tất cả đáp án trên.
Câu 23: Chủ đề của văn bản Đất rừng phương Nam là gì?
A. Công việc đi lấy mật của con người phương Nam.
- B. Cuộc sống sinh hoạt của con người phương Nam.
- C. Đặc sản của phương Nam.
- D. Những nét tính cách đặc trưng của con người phương Nam.
Câu 24: Câu văn nào trong văn bản nêu đánh giá chung về truyện Đất rừng phương Narrn?
- A. Cùng với thiên nhiên được Đoàn Giỏi vẽ với những màu sắc lộng lẫy, cuồn cuộn, tràn trề sức sống là những con người Nam Bộ với những nét sắc sảo lạ lùng.
- B. Nhân vật trong Đất rừng phương Nam có nhiều tầng lớp, nhiều ngành nghề như một xã hội thu nhỏ, hoạt động suốt hai triền sông vào rừng U Minh, xuống tận mũi Cà Mau.
- C. Truyện Đất rừng phương Nam có kết cấu chương hồi kiểu truyền thống: không gian,
- thời gian rạch ròi, nhân vật thiện ác, trắng đen tách bạch và bộc lộ qua hành động, hình
- dáng, ngôn ngữ.
D. Có thể nói, Đất rừng phương Nam đã nói được cái tinh túy của hồn đất, hồn người một vùng châu thổ Cửu Long Giang.
Câu 25: Tính cách của nhân vật Giang tại giếng nước công cộng được hiện lên như thế nào?
- A. Nhẹ nhàng.
- B. Ân cần, chu đáo.
- C. Nhiệt tình.
D. Cả A và B.
Câu 26: Nét tính cách của nhân vật Giang hiện lên như thế nào qua lời kể của bố Giang?
A. Trọng tình nghĩa.
- B. Chu đáo.
- C. Dũng cảm.
- D. Nhiệt tình.
Câu 27: Khi gặp lại, bố Giang có thái độ như thế nào với Hùng?
- A. Xa cách, né tránh.
B. Vui mừng, phấn khởi.
- C. Thái độ khó xử.
- D. Đáp án khác.
Câu 8: Từ nào đồng nghĩa với từ in đậm trong câu thơ Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng?
- A. Thoang thoảng
- B. Mờ nhạt
C. Nồng nàn
- D. Nhạt nhòa
Câu 29: Nguyễn Bính được coi là:
- A. Bậc thầy về truyện ngắn hiện đại.
- B. Người của hai thế kỉ.
- C. Một trong những nhà thơ lớn của phong trào Thơ mới.
D. Thi sĩ của đồng quê.
Câu 30:Câu nào dưới đây nói đúng địa danh của quê hương Nguyễn Bính:
- A. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam
- B. Làng Vị Xuyên, huyện Mĩ Lộc, Nam Định.
C. Xóm Trạm, thôn Thiên Vịnh, xã Đồng Đội, tỉnh Nam Định
- D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.
Câu 31: Tác giả An- phông-xơ Đô- đê là nhà văn của nước nào?
- A. Anh
- B. Đức
C. Pháp
- D. Mĩ
Câu 32: Ý nghĩa nhan đề Buổi học cuối cùng?
- A. Buổi học cuối của một học kì.
B. Buổi học cuối cùng của môn học tiếng Pháp.
- C. Buổi học cuối cùng của một năm học.
- D. Buổi học cùng của cậu bé Phrăng trước khi chuyển đến ngôi trường mới.
Câu 33: Tâm trạng chú bé Phrăng diễn biến như thế nào trong buổi học cuối cùng?
- A. Hồi hộp chờ và rất xúc động.
- B. Vô tư và thờ ơ.
C. Lúc đầu ham chơi, lười học, sau đó ân hận, xúc động.
- D. Cảm thấy bình thường như những buổi học khác.
Câu 34: Đúng nào nói đúng tâm trạng thầy giáo Ha-men trong buổi học cùng?
A. Đau đớn và rất xúc động.
- B. Bình tĩnh và tự tin.
- C. Bình thường như những buổi học khác.
- D. Tức tối, căm phẫn.
Câu 35: Lòng yêu nước của thầy giáo Ha-men được biểu hiện thế nào trong tác phẩm
- A. Yêu mến, tự hào về vùng quê An-dát của mình.
- B. Căm thù sục sôi kẻ thù đã xâm lược quê hương.
- C. Kêu gọi mọi người cùng đoàn kết, chiến đấu chống quân thù.
D. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc.
Câu 36: Ý nào sau đây ĐÚNG khi nói về khái niệm thể hịch?
- A, Là thể loại văn thư của bề tôi (được viết bằng văn xuôi, văn vần hoặc văn biền ngẫu), trình lên vua chúa kiến nghị, đề nghị của mình.
- B. Là bài văn nhân danh bậc đế vương tuyên bố với nhân dân một chủ trương hay chính sách quan trọng của triều đình.
C. Là thể văn nghị luận thời trung đại, thường được vua chúa, tướng lĩnh hoặc thủ lĩnh một phong trào viết để khích lệ, kêu gọi, thuyết phục mọi người đấu tranh chống thù trong giặc ngoài.
- D. Là văn bản nhà vua ban bố cho thần dân biết rõ một số chính sách của nhà nước.
Câu 37: Hịch tướng sĩ được ra đời trong hoàn cảnh nào?
- A. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ nhất.
B. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào trước cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ hai.
- C. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ tư.
- D. Hịch tướng sĩ được Trần Quốc Tuấn viết vào sau cuộc kháng chiến chống quân Mông - Nguyên lần thứ ba.
Câu 38: Ý nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi nói về tác phẩm Hịch tướng sĩ?
A. Đương thời, tác phẩm đã được biết đến và lưu truyền một cách rộng rãi.
- B. Bài hịch được viết nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”.
- C. Bài “Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn phản ánh tỉnh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện lòng căm thù giặc, ý chí quyết thắng.
- D. Tác phẩm là áng văn chính luận xuất sắc.
Câu 39: Ở đoạn cuối, tác giả đã kết luận điều gì về bài thơ Nam quốc sơn hà?
- A. Câu kết bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri.
- B. Câu thơ có ý nghĩa khơi gợi tinh thần yêu nước.
C. Bài thơ xứng đáng được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc.
- D. Chân lý độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.
Câu 40: Tác giả phân tích cách nói "định phận tại thiên thư" để chứng minh cho luận điểm nào?
- A. Chân lí độc lập chủ quyền của đất nước đã được tác giả khẳng định từ đầu bài thơ.
B. Câu thơ thứ hai tiếp tục khẳng định quyền độc lập và tính chất chính nghĩa của việc phần chia lãnh thổ.
- C. Câu thơ thứ ba nêu lên hiện tượng, sự việc kẻ thù dám đến xâm phạm và khơi gợi tỉnh thần yêu nước.
- D. Câu kết của bài thơ vang lên như một lời cảnh báo, lời hiệu triệu, lời tiên tri khẳng định quân Đại Việt nhất định thắng, quân giặc nhất định thua.
Bình luận