Giải SBT bài 9: Khát vọng độc lập tự do

Hướng dẫn giải: Giải SBT bài 9: Khát vọng độc lập tự do, trang 58. Đây là vở bài tập nằm trong bộ sách "Chân trời sáng tạo" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ có bài học tốt hơn.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

A.  ĐỌC

Dưới đây và trả lời các câu hỏi tạo Đọc văn bản dưới đây và trả lời các câu hỏi: 

Ngô Thì Nhậm

BỐI CẢNH RA ĐỜI CỦA BÀI CHIẾU CẦU HIỀN

Từng nghe nói rằng: Người hiền xuất hiện ở đòi, thì như ngôi sao sáng trên cao. Sao sáng ắt chầu về ngôi Bắc Thần, người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử. Nếu như che mất ánh sáng, giấu đi vẻ đẹp, có tài mà không được dùng, thì đó không phải là ý trời sinh ra người hiền vậy.

Trước đây, thời thế suy vi, Trung châu gặp nhiều biến cố, kẻ sĩ phải ở ẩn trong ngòi khe, trốn tránh việc đời, những bậc tinh anh trong triều đường phải kiêng dè không dám lên tiếng. Cũng có kẻ gõ mõ canh cửa, cũng có kẻ ra biển vào sông, chết đuối trên cạn mà không biết, dường như muốn lẩn tránh suốt đời.

Nay trẫm ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến. Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?

Kì như, trời còn tăm tối, thì đấng quân tử phải trổ tài. Nay đương ở buổi đầu của nền đại định, công việc mới mở ra. Kỉ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết, công việc ngoài biên đường phải lo toan. Dân còn nhọc mệt chưa lại sức, mà đức hoá của trẫm chưa kịp thấm nhuần khắp nơi. Trẫm nom nóp lo lắng, ngày một ngày hai vạn việc nảy sinh. Nghĩ cho kĩ thì thấy rằng: Một cái cột không thể đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dụng nghiệp trị bình. Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa. Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn thế này, há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào ra phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?

Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đòi, cho phép được dâng sớ tàu bày sự việc. Lời nói nào có thể chọn dùng được, thì cất nhắc không kể thứ bậc; chỗ nào không dùng được thì gác lại, không vì lời nói sơ suất vu khoát mà bắt tội. Còn người có nghề hay nghiệp giỏi, có thể cống hiến cho đời, thì cho phép các quan văn võ được tiến cử, nhưng vẫn dẫn vào đội ra mắt, tuỷ tài lục dụng. Hoặc người nào từ trước đến nay tài năng còn bị che kín, chưa được người đòi biết đến, thì cũng cho phép dâng sớ tự tiến cử, chớ hiểm vì mưu lợi mà phải bán rao.Này! Trong khoảng trời đất, hiền tài còn ẩn náu, trước đây thì nên như thế. Nay trời trong sáng, đất thanh bình, chỉnh là lúc người hiền gặp hội gió mây, những ai có tài đức hãy cùng cố gắng lên, khi tên tại triều đình, cùng nhau cung kính, cùng nhau hưởng phúc lành tôn vinh. Vậy bố cáo gần xa để mọi người đều biết.

(Theo Ngô Thì Nhậm toàn tập, tập II, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2004)

1. Vẽ sơ đồ thể hiện luận điểm, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản. Văn bản Chiếu cầu hiền được viết ra để làm gì? Xác định quan điểm của Ngô Thì Nhậm trong bài chiếu.

2. Bạn hãy tìm hiểu quan niệm của người xưa về vai trò, trách nhiệm của kẻ sĩ với vua, với đất nước. Từ đó, bạn hãy lí giải nguyên nhân Ngô Thì Nhậm triển khai luận điểm đầu tiên trong bài chiếu Thông tin

3. Theo bạn, trình tự các luận điểm trong bài Chiếu cầu hiền có thay đổi được hay không? Từ đó, hãy nhận xét về cách sắp xếp các luận điểm của tác giả.

4. Xác định một số yếu tố biểu cảm trong bài Chiếu cầu hiền và nêu tác dụng của các yếu tố biểu cảm ấy

5. Từ bài Chiếu cầu hiền, bạn có suy nghĩ gì về vai trò của hiền tài trong xã hội xưa và nay? Hãy nêu một số ví dụ về người hiền tài có đóng góp, cống hiến cho xã hội mà bạn ấn tượng sâu sắc.

B. TIẾNG VIỆT

1. Chỉ ra và nếu cách sửa lỗi không tách đoạn và lỗi tách đoạn tuỳ tiện trong các trường hợp dưới đây: a. Bài thơ mở đầu bằng một câu thơ ngắn với bốn tiếng

Toàn bài đều viết bằng những câu dài với 7 hoặc 8 tiếng duy chỉ có câu đầu này là ngắn đặc biệt nhưng cái hình thức kia đâu phải ngẫu nhiên.

Câu thơ vẽ không gian, một không gian kì ảo và thơ mộng. Câu thơ như tiếng reo khe khẽ: Đây là cảnh Bụt. Nó không phải Tây Trúc nhưng cảnh sắc dưới bầu trời nơi đây đều thuộc về cõi Bụt. b. Tất cả hình ảnh, âm thanh và màu sắc trong đoạn thơ này đều nhằm nói lên sự khác biệt của mùa thu nay.Hình ảnh tươi mát, sống động gió thổi rừng tre phấp phới âm thanh rộn rã: nói cười thiết tha, còn màu sắc thì trong biếc. Cái buồn, cái lạnh của “những ngày thu đã xa” giờ không còn nữa. Chính niềm vui trong đôi mắt thi sĩ đã làm nên vẻ đẹp sáng trong của mùa thu nay. Nguyên nhân của niềm vui ấy thật to lớn, sâu xa. Đó là nước nhà đã được độc lập, nhân dân ta đã là chủ nhân của đất nước. Nhà thơ muốn reo lên cùng niềm hạnh phúc tột cùng

Trời xanh đây là của chúng ta

Núi rừng đây là của chúng ta

Những cánh đồng thơm mát

Những ngả đường bát ngát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa

c. Chí Phèo là người nông dân lương thiện bị đẩy vào con đường lưu mạnh hoá. Chí vốn là người nông dân hiền lành như đất, biết tự trọng, biết khinh cái đáng khinh, có một ước mơ về mái ấm gia đình thật bình dị.

Thế nhưng, xã hội cũ đã khiến cho Chí không được sống đúng như bản chất, như điều mình mong muốn. Bị Bá Kiến lợi dụng Chỉ Phèo đã trở thành công cụ lợi hại của giai cấp thống trị. Chí Phèo sống bằng nghề rạch mặt ăn vạ, cướp giật, bán rẻ cả nhân hình lẫn nhân tính. đi lạc trong trường tiếp dưới được

2. Chỉ ra lỗi về mạch lạc trong trường hợp dưới đây và nêu cách sửa Chỉ qua mấy đoạn thơ tiêu biểu trong Bên kia sông Đuống (Hoàng Cầm), Tây Tiến (Quang Dũng), Đất nước (Nguyễn Đình Thi), Mặt đường khát vọng (Nguyễn Khoa Điểm), ta có thể thấy đất nước hiện lên với nhiều vẻ đẹp sinh động. Trước hết, đó là vẻ đẹp của thiên nhiên. Đó là cảnh vật vùng xuôi với “những cánh đồng thơm mát”, “những ngả đường bát ngát”, “những dòng sông đỏ nặng phù sa”; đó là những mùi hương “lúa nếp thơm nồng”, “gió thổi mùa thu hương cốm mới” – hương thơm của mùa thu – mùa đẹp nhất trong năm. Đó còn là phong cảnh đặc trưng của miền ngược từ “rừng tre phấp phới” đến những con thuyền “độc mộc” trên cái nền hoang dã, dữ dội của “thác lũ” tương phản với vẻ đẹp mềm mại, uyển chuyển của “hoa đong đưa”. Còn những con người trên đất nước này thì sao?Thơ ca còn làm chứng nhân ghi nhận cả những trang quá khứ đau thương và anh hùng ca của lịch sử dân tộc. Đây là thảm trạng do quân

cướp nước gây ra

Ruộng ta khô, nhà ta cháy

Chó ngộ một đàn

Lưỡi dài lẽ sắc máu

Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang

(Bên kia sông Đuống)

Và nỗi đau chia cắt hạnh phúc do chiến tranh vô cùng đau đón

Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi vọng phu

(Mặt đường khát vọng)

Còn đây là dấu tích chiến công cứu nước anh hùng

Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại

(Mặt đường khát vọng)

Hay lời nhắn gửi âm thẩm nhưng sâu thấm của truyền thống

quật cường, bất khuất của dân tộc Việt Nam

Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất

Những buổi ngày xưa vọng nói về.

(Đất nước)

C. VIẾT

1. Trình bày khái niệm và yêu cầu đối với bài luận về bản thân.

2. Một bài luận về bản thân thường có bố cục như thế nào? 

3. Trình bày ngắn gọn các bước thực hiện bài luận dựa vào bảng

Bước

Thao tác cần làm

Lưu ý

Bước 1: Chuẩn bị viết

 

 

Bước 2: Tìm ý và lập dàn ý

 

 

Bước 3: Viết bài

 

 

Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

 

 

4. Cho đề bài sau

Đề bài: Sắp tới, trường bạn có chương trình giao lưu quốc tế, sẽ tiếp đón một đoàn học sinh từ các nước đến thăm trường. Nhà trường cần tuyển tình nguyện viên để giao lưu với các bạn học sinh quốc tế, hướng dẫn các bạn tham quan trường, cùng tham gia các hoạt động đội nhóm trong buổi giao lưu. Bạn hãy viết một bài luận về bản thân để ứng tuyển vào vị trí tình nguyện viên cho chương trình.

a. Em hãy lập dàn ý cho đề bài trên.

b. Hãy viết phần mở đầu cho bài luận để giới thiệu bản thân một cách ấn tượng.

 

D. NÓI VÀ NGHE

Bài tập: Đọc đề bài dưới đây:

Đề bài: Nhằm chào mừng Tháng Thanh niên, Đoàn Thanh niên trường của bạn tổ chức cuộc thi thuyết trình “Học sinh và vấn đề bảo vệ môi trường trong nhà trường" với yêu cầu bài thuyết trinh có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.

Bạn hãy:

a. Xác định đề tài, mục đích, người nghe, không gian và thời gian thuyết trình. Có thể lựa chọn một trong những vấn đề sau:

(1) Biện pháp phòng, chống rác thải nhựa trong trường học. (2) Làm thế nào để tái chế rác thải hữu cơ?

(3) Dự án cải tạo cảnh quan trường học xanh – sạch – đẹp.

b. Tìm ý và lập dàn ý cho bài thuyết trình về vấn đề đã chọn.

c. Tự luyện tập và trình bày bài thuyết trình theo dàn ý đã chuẩn bị. Sau đó, sử dụng bảng kiểm để tự đánh giá kĩ năng thuyết trình thông qua phần luyện tập.

d. Lập danh sách các câu hỏi và những phản hồi mà bạn dự kiến người nghe sẽ đưa ra để chuẩn bị nội dung trao đổi.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Giải SBT Ngữ Văn 10 Chân trời, giải vở bài tập, Giải SBT bài 9: Khát vọng độc lập tự do

Bình luận

Giải bài tập những môn khác