Soạn bài Chiếc lá đầu tiên

Soạn bài Chiếc lá đầu tiên - sách Chân trời sáng tạo ngữ văn 10 tập 2. Phần đáp án chuẩn, hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong chương trình học của sách giáo khoa. Hi vọng, các em học sinh hiểu và nắm vững kiến thức bài học

TRƯỚC KHI ĐỌC

Câu hỏi: Kỉ niệm nào về mái trường khiến bạn xúc động nhất? Hãy chia sẻ với các bạn về điều đó.

Trả lời:

Trong cuộc đời của mỗi người, có lẽ tuổi học trò là những kí ức đẹp đẽ và đáng nhớ nhất. Quãng thời gian học tập dưới mái trường luôn để lại những kỉ niệm xúc động và khó quên đối với chúng ta. Và với tôi, kỉ niệm khiến tôi xúc động nhất mỗi khi nhớ lại đó là ngày đầu tiên cắp sách tới trường vào lớp một. Tôi vẫn còn nhớ như in cảm giác hồi hộp, lo lắng và bỡ ngỡ khi bước qua cánh cổng trường. Tôi chỉ biết núp sau lựng mẹ và nhìn mọi thứ xung quanh hoàn toàn lạ lẫm như bước vào một thế giới khác vậy. Những cảm xúc ấy dường như được đẩy lên đỉnh điểm khi mẹ dắt tay đưa tôi vào lớp và đi ra ngoài. Tôi òa khóc lớn khiến cỗ chủ nhiệm phải bước xuống để dỗ dành. Song kỳ lạ thay, sự động viên, vỗ về của cô giáo và sự hòa đồng của các bạn mới đã làm tôi nhanh chóng quên đi cảm giác lo lắng, bỡ ngỡ đầu ấy. Ánh mắt trìu mến của mẹ từ cửa sổ dõi theo như truyền cho tôi động lực để tự tin và mạnh dạn hơn. Cho đến tận bây giờ, những cử chỉ, ánh mắt của mẹ và cô giáo, câu làm quen đầu tiên của những người bạn mới ngày hôm đó vẫn còn vẹn nguyên trong tôi, cảm giác mới chỉ như ngày hôm qua. Mỗi lần nhớ lại, tôi lại không khỏi bồi hồi, xúc động và tự nhủ: "À, thì ra mình từng là một đứa trẻ nhút nhát và có một kỉ niệm đẹp đến thế!".

ĐỌC VĂN BẢN

Câu hỏi 1: Bạn hiểu thế nào về hai dòng thơ đầu?

Trả lời:

Hai dòng đâu của bài thơ là sự gợi nhắc của tác giả về quãng thời gian tươi đẹp đã xa với nhân vật "Em". Hai câu thơ như dâng đầy nỗi nhớ da diết và sự tiếc nuối của tác giả về những năm tháng của quá khứ đã trôi theo dòng chảy của thời gian. Bên cạnh đó, khi đọc những vần thơ này, người đọc cũng cảm nhận được sự đồng cảm và bất giác nhớ lại những kỉ niệm đã qua của bản thân.

Câu hỏi 2 : Khổ thơ này gợi lên trong bạn những gì về ngôi trường cũ của mình?

Trả lời:

Khi đọc khổ thơ, những kỉ niệm về ngôi trường cũ chợt ùa về trong tôi. Cảm xúc bồi hồi, xao xuyến xen lẫn những tiếc nuối về một thời học sinh đã qua. Đó là những năm tháng học trò đầy hồn nhiên và vui tươi. Vẫn mãi còn đó những hình ảnh của thầy cô, bạn bè, lớp học, sân trường và bóng cây,... Tất cả dù đã xa, song luôn là kí ức đẹp và không bao giờ phai mờ.

Câu hỏi 3: Bạn hình dung thế nào về cảnh được miêu tả trong đoạn thơ này?

Trả lời:

Đoạn thơ khiến người đọc hình dung ra một lớp học vui nhộn - nơi có "một nàng Bạch Tuyết" dịu dàng như cô giáo và "những chủ lùn rất quấy" là những cô, cậu học trò tinh nghịch. Trên lớp học, ngoài những giờ học nghiêm túc thì không thể thiếu những lúc pha trò của học sinh, làm cho không khí lớp học luôn vui tươi với những tiếng cười sảng khoái, đầy trong sáng. Qua đoạn thơ của tác giả, câu: "Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò" càng trở nên đúng nghĩa.

Câu hỏi 4: Bạn cảm nhận như thế nào về tình cảm của chủ thể trữ tình được thể hiện quan đoạn thơ này?

Trả lời:

Đọc những câu thơ này, ta như chạm được vào tình cảm và nỗi niềm của tác giả. Đó là sự xúc động, xôn xao khi nhớ về "những chuyện năm nao, những chuyện năm nào" - một thời học trò đã xa của tác giả. Bên cạnh đó, tình cảm của tác giả dành cho người thầy giáo của mình cũng thật đáng trân quý và ngưỡng mộ. Thời gian trôi qua, tác giả không muốn thấy thầy già đi, tóc bạc thêm nữa. Bốn câu thơ ngắn gọn những cũng đủ lột tả hết được tình cảm và tâm tư của tác giả dành cho người thầy và ngôi trường cũ của mình. 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

SAU KHI ĐỌC

Câu 1: Theo bạn, các từ ngữ "một người" (dòng 8), "tôi" (dòng 16), "anh" (các dòng thơ khác) trong bài thơ có thể chỉ những ai? Cách sử dụng các từ ngữ nhân xưng như vậy có tác dụng

Câu 2: Xác định các biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ 3, 4, 6 và nêu tác dụng của chúng.

Câu 3: Nhận xét về tác dụng của việc sử dụng dối thoại ở khổ thơ 5.

Câu 4: Liệt kê một số từ ngữ, hình ảnh bộc lộ tình cảm, cảm xúc của chủ thể trữ tình. Từ đó, nêu cảm hứng chủ đạo của bài thơ

Câu 5: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "Chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ?

Câu 5: Bạn cảm nhận như thế nào về hình ảnh "Chiếc lá buổi đầu tiên" ở cuối bài thơ?

Câu 6: Bài thơ gợi lên trong bạn những kỉ niệm và suy nghĩ gì về tuổi học trò?

PHẦN THAM KHẢO MỞ RỘNG

Câu 1Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Chiếc lá đầu tiên?

Câu hỏi 3: Tìm hiểu về tác giả, tác phẩm, bố cục bài Chiếc lá đầu tiên

Câu hỏi 4. Phân tích tác phẩm Chiếc lá đầu tiên

Câu 5. Em hãy phân tích mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện trong bài thơ "Chiếc lá đầu tiên".

Câu 6. Nỗi nhớ trường cũ của nhân vật trữ tình được lồng ghép với những tình cảm trong sáng dành cho nhân vật "em". Em có cảm nhận như thế nào về những kỳ niệm tuổi học trò mà nhân vật trữ tình muốn gửi gắm qua bài thơ?

Câu 7. Vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ là "Chiếc lá buổi đầu tiên"?

Câu 8. Thay vì để hình ảnh "Chiếc lá buổi đầu tiên" lặp đi lặp lại trong tác phẩm, hình ảnh này chỉ xuất hiện khi kết thúc bài thơ. Theo em, dụng ý của tác giả là gì? Em hãy phân tích hình ảnh ẩn dụ "Chiếc lá buổi đầu tiên" trong bài thơ.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: soạn văn 10 tập 2 Chân trời, giải sách lớp 10 chân trời sáng tạo, soạn văn 10 bài 6 Chân trời sáng tạo, soạn văn 10 bài 6 Chiếc lá đầu tiên

Bình luận

Giải bài tập những môn khác