Video giảng Toán 10 kết nối Bài tập cuối chương VI
Video giảng Toán 10 kết nối Bài tập cuối chương VI. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG VI (1 tiết)
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Khái niệm về hàm số, đồ thị của hàm số, sự biến thiên của hàm số.
- Khái niệm hàm số bậc hai, đồ thị và cách vẽ đồ thị của hàm số bậc hai.
- Dấu của tam thức bậc hai, bất phương trình bậc hai và mối quan hệ giữa chúng.
- Cách giải các dạng phương trình chưa căn thức thường gặp.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (MỞ ĐẦU)
Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Em hãy vận dụng những kiến thức đã học để làm bài tập trắc nghiệm 6.24, 6.25, 6.26, 6.27, 6.28 (SGK – tr28)
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Nội dung 1: Ôn tập kiến thức chương VI
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
+ Hàm số được gọi là đồng biến, nghịch biến khi nào?
+ Cách xác định đỉnh và trục đối xứng của parabol?
+ Có mấy trường hợp xét dấu của tam thức bậc hai? Chỉ rõ các trường hợp?
+ Mối quan hệ của bất phương trình bậc hai và tam thức bậc hai?
+ Cách giải bất phương trình bậc hai?
Video trình bày nội dung:
- HS trả lời được câu hỏi mà GV đưa ra.
+ Hàm số y=f(x) được gọi là đồng biến (tăng) trên khoảng (a; b), nếu:
+ Hàm số y = f(x) được gọi là nghịch biến (giảm) trên khoảng (a; b), nếu:
+ Có 3 trường hợp xét dấu của tam thức bậc hai là:
Trường hợp 1: Δ<0 (tam thức bậc hai vô nghiệm).
Trường hợp 2: Δ>0 (tam thức bậc hai có hai nghiệm).
Trường hợp 3: Δ=0 (tam thức bậc hai có nghiệm kép).
+ Giải các bất phương trình bậc hai là tìm các khoảng mà trong đó hàm số trái dấu hoặc cùng dấu với a.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Để củng cố lại kiến thức, bây giờ chúng ta cùng hoàn thành nhanh các bài tập sau đây:
Câu 1: Tập xác định của hàm số y= x-1x2-x+3 là
A. ∅;
B. ℝ;
C. ℝ\{1};
D. ℝ\{0; 1}.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là B. ℝ;
Câu 2: Tọa độ đỉnh I của parabol (P): y = x2+8x+12 là
A. I(– 4; – 4);
B. I(– 1; – 1);
C. I(– 4; 4);
D. I(4; 4).
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là A. I(– 4; – 4);
Câu 3: Tam thức f(x) = x2 – 2x – 3 nhận giá trị dương khi và chỉ khi:
A. x ∈ (– ∞; – 3) (– 1; + ∞) ;
B. x ∈ (– ∞; – 1) (3; + ∞) ;
C. x ∈ (– ∞; – 2) (6; + ∞) ;
D. x ∈ (1; 3).
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là B. x ∈ (– ∞; – 1) (3; + ∞) ;
Câu 4: Số nghiệm của phương trình x2-3x=2x-4 là:
A. 4;
B. 2;
C. 0;
D. 1.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là D. 1.
Câu 5: Cho bất phương trình 2x2 – 4x + m + 5 > 0. Tìm m để bất phương trình đúng ∀ x ≥ 3?
A. m ≥ – 11;
B. m > – 11;
C. m < – 11;
D. m < 11.
Video trình bày nội dung:
=> Đáp án đúng là B. m > – 11;
....
Nội dung video bài Ôn tập chương 6 còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.