Video giảng Toán 10 kết nối bài 23: Quy tắc đếm
Video giảng Toán 10 kết nối bài 23: Quy tắc đếm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 23: QUY TẮC ĐẾM (4 TIẾT)
Mến chào các em học sinh thân yêu!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Vận dụng quy tắc cộng, quy tắc nhân để tính toán số cách thực hiện một công việc hoặc đếm số phần tử của một tập hợp.
- Vận dụng sơ đồ hình cây trong các bài toán đếm đơn giản.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời:
Đếm là một bài toán cổ xưa nhất của nhân loại. Trong khoa học và trong cuộc sống, người ta cần đếm các đối tượng để giải quyết các vấn đề khác nhau. Chẳng hạn như bài toán sau:
Mỗi mật khẩu của một trang web là một dãy có từ 2 tới 3 kí tự, trong đó kí tự đầu tiên là một trong 26 chữ cái in thường trong bảng chữ cái tiếng Anh (từ a đến z), mỗi kí tự còn lại là một chữ số từ 0 đến 9. Hỏi có thể tạo được bao nhiêu mật khẩu khác nhau?
Bài học này sẽ giúp em hiểu và áp dụng hai quy tắc đếm cơ bản để giải quyết bài toán trên.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Hoạt động 1: Quy tắc cộng và sơ đồ hình cây
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- GV giới thiệu: về quy tắc cộng.
- GV đặt câu hỏi: ta dùng quy tắc cộng khi nào?
- Nhắc lại thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau?
- HS vẽ được sơ đồ cây của bài luyện tập 1?
Video trình bày nội dung:
- Quy tắc cộng:
Giả sử một công việc có thể thực hiện theo một trong hai phương án khác nhau:
- Phương án một có n1 cách thực hiện.
- Phương án một có n2 cách thực hiện (không trùng với bất kì cách thực hiện nào của phương án một).
Khi đó số cách thực hiện công việc sẽ là: n1 + n2 cách.
- Ta dùng quy tắc cộng khi công việc có nhiều phương án thực hiện khác nhau và các phương án này độc lập với nhau.
- Hai số tự nhiên a và b gọi là nguyên tố cùng nhau nếu chúng có ước chung lớn nhất là 1.
Nội dung 2: Quy tắc nhân
Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
+ Hoạt động 4 có nên giải theo quy tắc cộng hay không?
+ Phát biểu quy tắc nhân?
+ Chúng ta sử dụng quy tắc nhân khi nào? Với mục đích gì?
Video trình bày nội dung:
- Hoạt động 4 không nên giải theo quy tắc cộng.
- Quy tắc nhân:
Giả sử một công việc phải hoàn thành qua hai công đoạn liên tiếp nhau:
+ Công đoạn một có m1 cách thực hiện.
+ Với mỗi cách thực hiện công đoạn một, có m2 cách thực hiện công đoạn hai. Khi đó số cách thực hiện công việc là m1.m2 cách.
- Sử dụng quy tắc nhân khi công việc có nhiều công đoạn liên tiếp nhau.
- Quy tắc nhân áp dụng để tính số cách thực hiện một công việc có nhiều công đoạn, các công đoạn nối tiếp nhau và những công đoạn này độc lập với nhau.
………..
Nội dung video bài 23: Quy tắc đếm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.