Video giảng Toán 10 kết nối bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm
Video giảng Toán 10 kết nối bài 13: Các số đặc trưng đo xu thế trung tâm. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 13: SỐ GẦN ĐÚNG VÀ SAI SỐ (2 TIẾT)
Cô chào cả lớp, chúng ta lại gặp nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Lựa chọn và tính các số đặc trưng đo xu thế trung tâm của một mẫu số liệu: số trung bình, trung vị, tứ phân vị, mốt.
- Giải thích ý nghĩa, vai trò của các số đặc trưng trong mẫu số liệu thực tiến.
- Rút ra kết luận từ ý nghĩa của các số đặc trưng đo xu thế trung tâm.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài, cô có câu hỏi muốn tất cả chúng ta cùng suy nghĩ và trả lời: Hai phương pháp học tiếng Anh khác nhau được áp dụng cho hai lớp A và B có trình độ tiếng Anh tương đương nhau. Sau hai tháng, điểm khảo sát tiếng Anh (thang điểm 10) của hai lớp được cho như hình bên.
Quan sát hai mẫu số liệu trên, có thể đánh giá được phương pháp học tập nào hiệu quả hơn không?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Số trung bình và trung vị.
1. Số trung bình
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Trong trường hợp mẫu số liệu có các giá trị x1,x2,... tương ứng với tần số m1,m2,... thì tính số trung bình như thế nào?
- Nêu ý nghĩa của số trung bình?
Sản phẩm dự kiến:
- Số trung bình (số trung bình cộng) của mẫu số liệu x1, x2,..., xn, kí hiệu là x, được tính bằng công thức:
x= x1+x2+,…, xn n
- Số trung bình là giá trị trung bình cộng của các số trong mẫu số liệu, nó cho biết vị trí trung tâm của mẫu số liệu và có thể dùng để đại diện cho mẫu số liệu.
2. Số trung vị
Trước khi bắt đầu với phần số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- Trong dãy số liệu mà có giá trị bất thường thì khi đó sử dụng số trung bình còn phản ánh được đúng tính chất của mẫu số liệu không?
- Cách tìm trung vị (kí hiệu là Me) của một mẫu số liệu?
Sản phẩm dự kiến:
- Trong trường hợp mẫu số liệu có giá trị bất thường (rất lớn hoặc rất bé so với đa số các giá trị khác), người ta không dùng số trung bình để đo xu thế trung tâm mà dùng trung vị.
- Để tìm trung vị (kí hiệu là Me) của một mẫu số liệu, ta thực hiện như sau:
- Sắp xếp các giá trị trong mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
- Nếu số giá trị của mẫu số liệu là số lẻ thì giá trị chính giữa của mẫu là trung vị. Nếu là số chẵn thì trung vị là trung bình cộng của hai giá trị chính giữa của mẫu.
Nội dung 2: Tứ phân vị.
Em hãy tìm các tứ phân vị của mẫu số liệu có n giá trị?
Sản phẩm dự kiến:
- Để tìm các tứ phân vị của mẫu số liệu có n giá trị, ta làm như sau:
- Sắp xếp mẫu số liệu theo thứ tự không giảm.
- Tìm trung vị. Giá trị này là Q2.
- Tìm trung vị của nửa số liệu bên trái Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Giá trị này là Q1.
- Tìm trung vị của nửa số liệu bên phải Q2 (không bao gồm Q2 nếu n lẻ). Giá trị này là Q3.
Q1, Q2, Q3 được gọi là các tứ phân vị của mẫu số liệu.
………..
Nội dung video bài 13: Các số đặc trưng đo trung tâm còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.