Video giảng Toán 10 cánh diều bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản
Video giảng Toán 10 cánh diều bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 4: XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ TRONG MỘT SỐ TRÒ CHƠI ĐƠN GIẢN (2 TIẾT)
Xin chào các em, chúng ta lại có hẹn với nhau trong bài học ngày hôm nay rồi!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
- Mô tả được không gian mẫu, biến cố trong một số thí nghiệm đơn giản (ví dụ: tung đồng xu hai lần, gieo xúc xắc hai lần).
- Tính được xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản: tung đồng xu hai lần, gieo xúc xắc hai lần.
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, chúng ta cùng quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi sau:
Quan sát đồng xu ở Hình 5 ta quy ước: mặt xuất hiện số 5 000 là mặt sấp hay mặt S; mặt xuất hiện Quốc huy Việt Nam là mặt ngửa hay mặt N. Tung một đồng xu cân đối và đồng chất hai lần liên tiếp. Xét biến cố: “Có ít nhất một lần xuất hiện mặt ngửa”. Làm thế nào để tính được xác suất của biến cố nói trên?
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Nội dung 1: Xác suất của biến cố trong trò chơi tung đồng xu.
Để hệ thống lại kiến thức một cách khoa học và rõ ràng nhất, bây giờ chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- GV giới thiệu: Tập hợp các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của đồng xu sau hai lần tung. Tập hợp A các kết quả có thể xảy ra đối với sự kiện trên là: A = {SS; NN}.
- Dựa vào thông tin đưa ra, HS nêu khái niệm biến cố.
- Những phần tử nào được gọi là thuận lợi cho biến cố?
- Nêu khái niệm xác suất.
Video trình bày nội dung:
- Ta thấy A . Tập hợp A còn gọi là biến cố ngẫu nhiên (hay gọi tắt là biến cố) trong trò chơi nói trên. Khi đó, sự kiện đã nêu chi ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp A.
- Những phần tử đáp ứng được mong muốn thể hiện trong biến cố, đó là mặt xuất hiện ở cả hai lần tung đồng xu là giống nhau.
- Khái niệm: Tỉ số giữa số giữa số các kết quả thuận lợi cho biến cố A và số phần tử của không gian mẫu được gọi là xác suất của biến cố A.
P(A) = n(A)n(Ω)
Nội dung 2: Xác suất của biến cố trong trò chơi gieo xúc sắc
Trước khi bắt đầu với nội dung số 2, cô muốn chúng ta cùng trả lời những câu hỏi sau:
- GV yêu cầu HS thực hiện HD 5 rồi đặt câu hỏi: Trong sự kiện trên, C có được coi là biến cố ngẫu nhiên không?
- Xác suất của biến cố C là gì?
Video trình bày nội dung:
- Vì ta thấy C . Tập hợp C cũng gọi là biến cố ngẫu nhiên (hay gọi tắt là biến cố) trong trò chơi nói trên.
- Xác suất của biến cố C, kí hiện P(C), là tỉ số giữa số các kết quả thuận lợi cho biến cố C và số phần tử của không gian mẫu :
P(C) = n(C)n()
………..
Nội dung video bài 4: Xác suất của biến cố trong một số trò chơi đơn giản còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.