Video giảng tiếng Việt 4 Kết nối bài 25 Bay cùng ước mơ
Video giảng tiếng Việt 4 Kết nối bài 25 Bay cùng ước mơ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 25: BAY CÙNG ƯỚC MƠ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Đọc các văn bản và có những lưu ý về từ ngữ khó dễ phát âm sai và cách đọc, ngắt nhịp.
Trả lời các câu hỏi có liên quan đến văn bản “Bay cùng ước mơ”
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Trước khi vào bài học, em hãytrao đổi với bạn về bức tranh em vẽ và màu sắc em sử dụng.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Em hãy nêu những từ khó, từ dễ phát âm sai và cách đọc, ngắt nhịp?
Video trình bày nội dung:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: lưng đồi, tím lịm, nâu sậm, hải quân, lái tàu, vũ trụ, nấp, lửng lơ,...).
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ chỉ màu sắc và động từ thể hiện cảm xúc của nhân vật:
+ Những vườn rau xanh mướt,/ với rất nhiều bù nhìn/ làm bằng rơm vàng óng/ hoặc nâu sậm,/ gắn thêm các mảnh áo mưa bay phấp phới.
+ Cứ thế, chúng tớ thay đổi ước mơ liên tục,/ cho đến khi những tia nắng cuối ngày nấp sau lưng đồi/ hoặc đi ngủ từ lúc nào không hay...
+ Đọc diễn cảm ở các câu là lời nói trực tiếp của các nhân vật.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tìm thông tin về bối cảnh diễn ra câu chuyện (thời gian, địa điểm).
Câu hỏi 2: Các bạn nhỏ cảm nhận như thế nào khi quan sát ngôi làng và bầu trời?
Câu hỏi 3: Các bạn nhỏ đã ước mơ những gì? Đóng vai 1 bạn nhỏ trong câu chuyện, nói về ước mơ của mình và giải thích vì sao mình có ước mơ đó.
Câu hỏi 4: Nêu cảm nghĩ của em về hình ảnh bạn nhỏ mơ mình và các bạn bám vào những quả bóng ước mơ bay lên trời xanh.
Câu hỏi 5: Nếu tham gia vào câu chuyện của các bạn nhỏ, em sẽ kể những gì về ước mơ của mình?
Video trình bày nội dung:
1. Bối cảnh là hoàn cảnh xung quanh nhân vật trong câu chuyện, như thời gian, địa điểm,... diễn ra câu chuyện.
2. Trong quan sát của các bạn nhỏ, ngôi làng và - bầu trời được miêu tả rất đẹp:
+ Bầu trời cao vời vợi, xanh thăm thẳm và có mây đang bay.
+ Những mái nhà cao thấp, nhấp nhô.
+ Những rặng dừa cao vút ôm quanh ao phủ đầy bèo tây hoa nở tím lịm.
+ Những vườn mía lá xanh rờn.
+ Những vườn rau xanh mướt, với rất nhiều bù nhìn làm bằng rơm vàng óng hoặc nâu sậm, gắn thêm các mảnh áo mưa bay phấp phới.
3. Em hãy lựa chọn vai mình yêu thích.
4. Ước mơ của mỗi người đều rất phong phú. Khi còn nhỏ, ta ước mơ được làm cô lao công, bác bán hàng, chủ lái xe,... – là những người ta nhìn thấy xung quanh, hằng ngày. Lớn lên một chút, ta hiểu hơn về công việc của bố mẹ và ước mơ được làm nghề giống như bố mẹ. Khi lớn hơn nữa, biết nhiều thứ hơn, gặp nhiều người thú vị hơn, ta lại tiếp tục thay đổi ước mơ. Như vậy, ước mơ sẽ thay đổi theo nhận thức và suy nghĩ của chúng ta. Nhưng dù có thay đổi bao nhiêu lần, thì có một điểm chung giữa các ước mơ là luôn hướng con người tới những điều tốt đẹp. Việc thay đổi ước mơ là việc rất bình thường và đáng yêu của trẻ nhỏ. Ước mơ càng bay cao, bay xa, thì tương lai sẽ càng có khả năng tốt đẹp.
Hoạt động 3: Học thuộc lòng bài thơ.
Nội dung video Bài 25: “Bay cùng ước mơ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – LUYỆN TẬP VỀ TÍNH TỪ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Ôn tập lại những đặc điểm của tính từ
Luyện tập về tính từ thông qua các dạng bài tập khác nhau
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm từ ngữ thích hợp để tả độ cao tăng dần của mỗi con vật trong hình.
Em hãy tìm từ ngữ thích hợp để tả độ cao tăng dần của mỗi con vật trong hình.
Video trình bày nội dung:
+ Ngựa – hơi cao.
+ Lạc đà – khá cao.
+ Voi – cao.
+ Hươu cao cổ - rất cao.
Hoạt động 2: Đặt câu có dùng từ hơi, khá, rất, quá, lắm kết hợp với từ chậm hoặc nhanh để tả đặc điểm của các con vật.
Em hãy trả lời câu hỏi sau:
Đặt 3 câu có dùng từ hơi, khá, rất, quá, lắm kết hợp với từ chậm hoặc nhanh để tả đặc điểm của các con vật theo mẫu.
Video trình bày nội dung:
Tranh 1:
+ Gấu túi di chuyển hơi chậm.
+ Rùa nhích từng bước khá chậm.
+ Ốc sên bò rất chậm (Ốc sên bò chậm quá/ chậm lắm).
Tranh 2:
+ Mèo chạy khá nhanh.
+ Ngựa đang phi nhanh quá!
+ Báo đang lao đi rất nhanh.
Hoạt động 3: Tìm từ thay thế cho mỗi ô vuông trong bảng.
Em hãy tìm từ thay thế cho mỗi ô vuông trong bảng.
Video trình bày nội dung:
Trăng trắng | Trắng | Trắng tinh, trắng xóa,... |
Đo đỏ | Đỏ | Đỏ rực, đỏ ối, đỏ au, đỏ chót, đỏ chói,... |
Tim tím | Tím | Tím lịm, tím ngắt,... |
Xanh xanh | Xanh | Xanh ngắt, xanh rì, xanh um, xanh biếc, xanh lè, xanh lét,... |
Hoạt động 4: Từ ngữ có thể thay thế cho từ ngữ in đậm trong đoạn văn
Em hãy tìm các từ ngữ nào có thể thay thế cho từ in đậm trong đoạn văn dưới đây?
Video trình bày nội dung:
Mặt trời vừa hè những tia nắng đầu ngày. Thoáng chốc, nắng đã bùng lên toả khắp nơi, khiến vạn vật đều vàng rực theo màu nắng. Những đám mây trôi chậm rãi trên nền trời xanh xanh như dùng dẳng chờ gió đến đây đi. Chờ mãi giỏ không tới, mây lại đứng soi mình xuống mặt hồ nước trong veo, phẳng lặng.
Nội dung video Tiết 2 : Luyện từ và câu – Luyện tập về tính từ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.
TIẾT 3: VIẾT – TÌM HIỂU CÁCH VIẾT BÀI VĂN MIÊU TẢ CON VẬT
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Cách viết bài văn miêu tả con vật
Những lưu ý khi viết một bài văn miêu tả con vật
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc các đoạn văn và thực hiện yêu cầu
Em hãy trả lời câu hỏi sau:
a: Tìm phần mở bài, thân bài và kết bài của bài văn trên. Nêu nội dung chính của mỗi phần.
b: Phần thân bài có mấy đoạn? Mỗi đoạn miêu tả đặc điểm gì của con rùa?
Video trình bày nội dung:
Phần mở bài, thân bài, kết bài của bài văn là
+ Mở bài: Đoạn đầu tiên.
+ Thân bài: 2 đoạn tiếp theo.
+ Kết bài: Đoạn cuối cùng.
Đoạn đầu tả các bộ phận của con rủa là mai (rất cứng, như được ghép bởi các mảnh gỗ, màu nâu vàng, như chiếc áo giáp), đầu (tròn, thuôn nhọn), và mắt (nhỏ xíu như hạt đậu).
Đoạn sau tả chân (tí hon), năm ngón chân (ngắn ngủn, có vuốt dài nhưng không sắc) và hoạt động đặc trưng của rủa là đi rất chậm.
Hoạt động 2: Nêu những điểm khác nhau giữa hai cách mở bài và hai cách kết bài dưới đây.
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
Nêu những điểm khác nhau giữa hai cách mở bài và hai cách kết bài dưới đây.
Video trình bày nội dung:
Các đoạn văn | Hình thức | Nội dung |
Mở bài trực tiếp | Ngắn gọn (1 câu) | Giới thiệu ngay về con vật. |
Mở bài gián tiếp | Nhiều hơn 1 cầu | Dẫn dắt về các sự vật, hiện tượng... khắc, sau đỏ mới giới thiệu về con vật. |
Kết bài mở rộng | Dài hơn 1 câu | Nêu suy nghĩ, cảm xúc và có liên hệ mở rộng |
Kết bài không mở rộng | Ngắn gọn (1 câu) | Nêu ngay suy nghĩ, cảm xúc với con vật và không liên hệ mở rộng. |
Hoạt động 3: Trao đổi những điểm cần lưu ý khi viết bài văn miêu tả con vật.
Hoạt động 4: Vận dụng
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Cấu tạo của một bài văn gồm có mấy phần?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 2: Bài văn gồm có những phần nào?
A. Mở bài.
B. Thân bài.
C. Kết bài
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 3: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật phần mở bài dùng để làm gì?
A. Tả hình dáng con vật.
B. Nêu cảm nghĩ về con vật.
C. Tả tính tình hoạt động của con vật.
D. Giới thiệu đối tượng miêu tả (một con vật, một số con vật).
Câu 4: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật thân bài gồm những gì?
A. Tả hình dáng con vật.
B. Tả tính tình, hoạt động của con vật.
C. Nêu ích lợi của con vật
D. Cả ba đáp án trên.
Câu 5: Theo cấu tạo của một bài văn tả con vật kết bài gồm những gì?
A. Giới thiệu chung về con vật.
B. Miêu tả tính tình con vật.
C. Nêu cảm nghĩ về con vật.
D. Tả hình dáng con vật.
Video trình bày nội dung:
Câu 1: B
Câu 2: D
Câu 3: D
Câu 4: D
Câu 5: C
HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
Câu 1: Nêu nội dung chính của phần thân bài?
Câu 2: Cho hai mở bài sau:
Mở bài 1: Su là chú rùa nhỏ ngộ nghĩnh, đáng yêu mà ông bà em nuôi đã bảy năm rồi.
Mở bài 2: Trước đây, em luôn nghĩ rùa không đáng yêu vì đó là loài vật chậm chạp, nặng nề. Nhưng em đã thay đổi suy nghĩ ấy khi gặp Su. Su là chú rùa nhỏ ở nhà ông bà em. Chơi với Su, em phát hiện ra Su là con vật ngộ nghĩnh và đáng yêu nhất mà em từng gặp.
Nhận xét về hai cách mở bài?
Nội dung video Tiết 3: “Viết – Tìm hiểu cách viết bài văn miêu tả con vật” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.