Video giảng tiếng Việt 4 Kết nối bài 19 Thanh âm của núi
Video giảng tiếng Việt 4 Kết nối bài 19 Thanh âm của núi. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 19: THANH ÂM CỦA NÚI
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Đọc và lưu ý những từ khó, dễ phát âm sai,… của tác phẩm “Thanh âm của núi”
Trả lời các câu hỏi có liên quan đến văn bản “Thanh âm của núi”
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em nhớ nhất bức vẽ nào của bạn nhỏ? Vì sao?
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Em hãy nêu những từ khó, từ dễ phát âm sai và cách đọc, ngắt nhịp?
Video trình bày nội dung:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: vấn vương trong lòng, xếp, khéo léo,...
+ Cách ngắt giọng ở những câu dài:
Đến Tây Bắc./ bạn sẽ được gặp những nghệ nhân người Mông/ thổi khèn nơi đỉnh núi.
Núi vút ngàn cao,/ rừng bao la rộng/ cũng chẳng thể làm chìm khuất tiếng khèn/ đầy khát khao, dạt dào sức sống.
+ Nhấn giọng ở một số từ ngữ thể hiện cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng khèn người Mông: Ai đã một lần lên Tây Bắc, được nghe tiếng khèn của người Mông, sẽ thấy nhớ, thấy thương, thấy vấn vương trong lòng.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
Câu hỏi 1: Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận như thế nào về tiếng khèn của người Mông?
Câu hỏi 2: Đóng vai một người Mông, giới thiệu về chiếc khèn (vật liệu làm khen; những liên tưởng, tưởng tượng gợi ra từ hình dáng cây khèn).
Câu hỏi 3: Theo em, vì sao tiếng khèn trở thành báu vật của người Mông?
Câu hỏi 4: Đoạn cuối bài đọc muốn nói điều gì về tiếng khèn và người thổi khèn?
Câu hỏi 5: Xác định chủ đề của bài đọc Thanh âm của núi.
Video trình bày nội dung:
1. Đến Tây Bắc, du khách thường có cảm nhận về tiếng khèn của người Mông: nhớ, thương, vấn vương, đắm say.
2. Người Mông chúng tôi rất tự hào về chiếc khèn được người xưa tạo ra. Khèn của người Mông chúng tôi được chế tác bằng gỗ cùng sáu ống trúc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Với chúng tôi, sáu ống trúc này tượng trưng cho tình anh em tụ họp. Chúng được xếp khéo léo, song song trên thân khẻn. Các bạn hãy nhìn và tưởng tượng thêm một chút, sẽ thấy chúng như dòng nước đang trồi. Đúng hơn đó là dòng thanh âm chứa đựng tình cảm, cảm xúc của người Mông chúng tôi qua mỗi chặng đường của cuộc sống.
3. Mỗi nhạc cụ truyền thống đều là sản phẩm sáng tạo của con người qua mỗi chặng đường. Sản phẩm đó không chỉ thể hiện tài năng, óc sáng tạo của con người mà còn chứa đựng cảm xúc, tình yêu cuộc sống của người xưa. Với người Mông, tiếng khèn như “báu vật” tinh thần của người xưa đề lại. Bởi nó không thể thiếu vắng trong cuộc sống tâm hồn, tình cảm của người Mông. Tiếng khèn vang lên trong bản làng mỗi độ xuân về, tiếng khèn cùng người Mông khi lên nương, lúc xuống chợ,... Tiếng khèn là một phần quý báu trong đời sống tinh thần của người Mông.
4.
Đoạn 1: Ấn tượng khái quát về tiếng khèn của người Mông.
Đoạn 2: Giới thiệu đặc điểm cây khèn (cấu tạo, vật liệu làm khèn).
Đoạn 3: Ý nghĩa của tiếng khèn đối với người Mông.
Đoạn 4: Vẻ đẹp của nghệ nhân thổi khèn và sức sống của tiếng khèn người Mông giữa rừng núi Tây Bắc.
5. Đáp án C.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Nội dung video Bài 19: “Thanh âm của núi” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.
TIẾT 2: LUYỆN TỪ VÀ CÂU – TÍNH TỪ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Hệ thống hóa kiến thức về Tính từ
Luyện tập về tính từ theo các dạng bài tập
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm từ chỉ đặc điểm theo yêu cầu
Em hãy tìm từ chỉ đặc điểm theo yêu cầu dưới đây: Vị của quả táo, mùi hương của hoa hồng, kích thước của một chú voi, màu của mặt trời, hình dáng của cầu vồng, âm thanh trong giờ ra chơi.
Video trình bày nội dung:
Vị của quả táo: ngọt, ngọt ngào, ngọt lịm, chua, chát,... | Mùi hương của hoa hồng: thơm, thơm lừng, thơm ngát, thơm phức,... | Kích thước của một chú voi: to, cao, cao lớn, to đùng,... |
Màu của mặt trời: vàng, cam, đỏ, hồng,...
| Hình dáng của cầu vồng: cong, cong cong,... | Âm thanh trong giờ ra chơi: ồn ào, ồn, ầm ĩ, xôn xao,... |
Hoạt động 2: Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn và xếp vào nhóm thích hợp.
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
Tìm các từ chỉ đặc điểm trong đoạn văn và xếp vào nhóm thích hợp.
Video trình bày nội dung:
Từ chỉ đặc điểm của sự vật | Từ chỉ đặc điểm của hoạt động |
Vàng ruộm, thơm nồng, nâu sẫm, đỏ rực, xanh mướt, um tùm, nhỏ xíu, tròn xoe, bé nhỏ. | Nhanh, thoăn thoắt, kín đáo, nhè nhẹ, chậm rãi, cao. |
Hoạt động 3: Đặt câu có sử dụng 1 – 2 tính từ nói về đặc điểm của từng sự vật, hoạt động.
Em hãy đặt câu có sử dụng 1 – 2 tính từ nói về đặc điểm của từng sự vật, hoạt động sau: bữa sáng của em, bộ quần áo em thích, một hoạt động trong giờ học.
Video trình bày nội dung:
Bữa sáng của em Thơm phức, ngon lành, nóng hổi, giòn tan,... | Bộ quần áo em thích (áo) trắng tinh, (quần) xanh thẫm, phẳng phiu, mềm mại, thơm tho,... | Một hoạt động trong giờ học Ví dụ: hoạt động đóng kịch: vui nhộn, thú vị, lâu, nhanh,... |
Hoạt động 4: Chơi trò chơi đoán đồ vật.
Nội dung video Tiết 2 : Luyện từ và câu – Tính từ còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.
TIẾT 3: VIẾT – VIẾT ĐOẠN VĂN TƯỞNG TƯỢNG
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Luyện tập viết đoạn văn tưởng tượng
Đọc soát và chỉnh sửa bài viết đoạn văn tưởng tượng
Các bài tập luyện tập và vận dụng về bài văn tưởng tượng
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Luyện tập viết đoạn văn
Em hãy lập dàn ý viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
Video trình bày nội dung:
Gợi ý cách viết dàn ý:
+ Đề bài yêu cầu những gì?
+ Em đã chọn câu chuyện nào để dựa vào đó viết đoạn văn tưởng tượng?
+ Em có muốn thay đổi hoặc diễu chỉnh gì ở dàn ý đã lập?
Hoạt động 2: Đọc soát và chỉnh sửa bài viết
Em hãy tìm hiểu và trả lời câu hỏi sau:
Video trình bày nội dung:
HS làm việc cá nhân rồi trao đổi bài cho bạn cùng bàn góp ý cho nhau.
Hoạt động 3: Sửa lỗi đoạn văn
Hoạt động 4: Vận dụng
Nội dung video Tiết 3: Viết – Viết đoạn văn tưởng tượng còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.