Video giảng tiếng Việt 4 Kết nối bài 22 Bức tường có nhiều phép lạ
Video giảng tiếng Việt 4 Kết nối bài 22 Bức tường có nhiều phép lạ. Các kiến thức được truyền tải nhẹ nhàng, dễ hiểu. Các phần trọng tâm sẽ được nhấn mạnh, giảng chậm. Xem video, học sinh sẽ dễ dàng hiểu bài và tiếp thu kiến thức nhanh hơn.
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được video này. => Xem video demo
Tóm lược nội dung
BÀI 22 : BỨC TƯỜNG CÓ NHIỀU PHÉP LẠ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Đọc văn bản “Bức tường có nhiều phép lạ” và tìm ra những từ khó, dễ phát âm sai và cách ngắt đoạn nhịp.
Trả lời các câu hỏi có liên quan đến văn bản “Bức tường có nhiều phép lạ”
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Em hãy nói về một điều tưởng tượng mà em mong là có thật.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
Em hãy nêu những từ khó, từ dễ phát âm sai và cách đọc, ngắt nhịp?
Video trình bày nội dung:
+ Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: đọc nhầm, tả lại, nhìn thẳng, phép lạ, nhìn mãi, đúng lúc,...
+ Nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện cảm xúc của nhân vật:
Tài thật.
Có chứ.
Thế mà con bảo chẳng thấy gì.
+ Đọc ngắt giọng ở câu dài: Quy ngồi vào bàn, / nhìn lên bức tường/ và thấy chiếc thuyền giấy trôi bồng bềnh giữa sân/, những vai áo ướt sũng nước mưa của người đi cày, / những hạt mưa đan nhau rơi xuống rào rào....
Từ khó:
+ Lia lịa: thoăn thoắt, nhanh và liền mạch, không ngớt.
+ Liên hồi: âm thanh vang lên không ngớt, liên tiếp.
+ Ngơ ngác: ở trạng thái không định thần được trước cảnh vật quá xa lạ hoặc sự việc diễn biến quá bất ngờ.
+ Cắm cúi: mài miết, chăm chú.
Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Tìm chi tiết tả không gian nơi Quy đang ngồi học.
Câu hỏi 2: Hành động và suy nghĩ nào của Quy cho biết Quy đang gặp khó khăn với bài làm văn?
Câu hỏi 3: Điều gì khiến Quy nghĩ bức tường vôi xanh có phép lạ ?
Câu hỏi 4: Vì sao bố kể cho Quy nghe về những trận mưa?
Câu hỏi 5: Theo em, vì sao Quy có thể làm được bài văn mà không cần nhìn bức tường có nhiều phép lạ nữa?
Video trình bày nội dung:
1. Chi tiết tả không gian Quy ngồi học: Quy nhìn lên bức tường trước mặt. Màu với xanh mát hiện ra như tấm màn ảnh rộng.
2.
Hành động | Suy nghĩ |
Quy chống tay, tì má, đọc nhẩm đề bài tập làm văn, thở dài. | Trời thì nắng mà bài văn lại yêu cầu tả mưa. |
1. Vì Quy hay quan sát thấy bố thường tì cằm lên tay, nhìn vào bức tường một hồi rồi cầm bút viết lia lịa, nên Quy nghĩ bức tường có phép lạ, có thể gợi ý cho bố cách viết.
2. Đáp án: C. Vì bố muốn gợi cho Quy nhớ lại những trận mưa mà Quy đã gặp.
3. Quy làm văn mà không cần nhìn vào bức tường có nhiều phép lạ. Vì Quy đã hiểu ra cách làm một bài văn tả cơn mưa là cần dựa vào những gì mình đã quan sát và ghi nhớ được, sau đó kết hợp với trí tưởng tượng và dùng từ ngữ để thể hiện những điều đó.
Hoạt động 3: Luyện đọc lại.
Hoạt động 4: Luyện tập theo văn bản đọc.
Câu hỏi 1: Tìm 3 – 5 tính từ chỉ đặc điểm của sự vật hoặc hoạt động có trong bài Bức tường có nhiều phép lạ.
Câu hỏi 2: Viết 2 – 3 câu văn miêu tả một cơn mưa, trong đó có sử dụng tính từ tả tiếng mưa.
Video trình bày nội dung:
1.
+ Tính từ chỉ đặc điểm của sự vật: xanh mát, rộng, tài, bé tí,...
+ Tính từ chỉ đặc điểm của hoạt động: (nhìn) thẳng, (viết) lia lịa, (trôi) bồng bềnh, (rơi) rào rào, cắm cúi (viết)...
2. Mưa rơi, những hạt mưa đầu tiên nhẹ nhàng hôn lên đám lá đang reo vui chờ đón mưa đến gột sạch bụi bặm trên mình. Mưa rơi tí tách, nhảy múa vui vẻ, rộn ràng trên những mái nhà và trên mặt đường. Mưa thi nhau từng hạt, từng hạt rơi xuống.
Nội dung video Bài 22: “Bức tường có nhiều phép lạ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.
TIẾT 3: VIẾT HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MỘT CÔNG VIỆC
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Các bước chuẩn bị khi thực hiện một công việc
Lập dàn ý về một bài văn thực hiện một công việc
Những lưu ý khi làm bài
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Chuẩn bị
Em hãy viết hướng dẫn các bước làm một đồ chơi mà em yêu thích.
Video trình bày nội dung:
Gợi ý:
+ Em chọn đồ chơi nào để viết hướng dẫn?
+ Đồ chơi đó được làm bằng gì?
+ Cần chuẩn bị dụng cụ, vật liệu gì để làm đồ chơi?
+ Khi làm đồ chơi, cần thực hiện những bước nào?
Hoạt động 2: Lập dàn ý
Em hãy tìm hiểu và trả lời các câu hỏi sau:
Video trình bày nội dung:
Gợi ý:
+ Trước khi viết, em cần quan sát chi tiết từng bước làm đồ chơi xem mỗi bước có những hoạt động nào, sử dụng những vật liệu và dụng cụ nào.
+ Cần sử dụng dấu hiệu phù hợp để chỉ ra trình tự các bước làm đồ chơi như chữ số (1, 2, 3.... ) hoặc chữ cái (a, b, c... ).
Hoạt động 4: Đọc soát và chỉnh sửa.
HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
Câu 1: Bố cục của một viết hướng dẫn thực hiện một công việc gồm mấy phần?
Câu 2: Các bước thực hiện khi viết một bài hướng dẫn về một món đồ chơi mà em yêu thích?
Nội dung video Tiết 3 : “Viết hướng dẫn thực hiện một công việc ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.
TIẾT 4: NÓI VÀ NGHE – KỂ CHUYỆN: NHÀ PHÁT MINH VÀ BÀ CỤ
Chào mừng các em đến với bài học ngày hôm nay!
Thông qua video này, các em sẽ nắm được các kiến thức và kĩ năng như sau:
Cách nghe để kể lại câu chuyện và ghi lại sự việc chính
Kể lại câu chuyện “Nhà phát minh và bà cụ”
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Nghe kể chuyện và ghi lại sự việc chính.
Em hãy nghe kể chuyện và ghi lại sự việc chính.
Video trình bày nội dung:
Gợi ý:
+ Ê-đi-xơn và bà cụ nói chuyện gì với nhau?
+ Vì sao sau khi nói chuyện với bà cụ?
+ Vì sao Ê-đi-xơn lại nảy ra ý định chế tạo xe điện?
+ Sự việc tiếp theo là gì?
+ Em ấn tượng nhất với sản phẩm nào do Ê-đi-xơn tạo ra?
+ Chi tiết 1: Mọi người đến xem đèn điện do Ê-đi-xơn chế tạo ra.
+ Chi tiết 2: Ê-đi-xơn nói chuyện với bà cụ và nảy ra ý định làm một cái xe chạy bằng dòng điện.
+ Chi tiết 3: Ê-đi-xơn đang chế tạo, lắp ráp xe điện.
+ Chi tiết 4: Ê-đi-xơn và bà cụ đang ngồi trên xe điện, khuôn mặt bà cụ rất vui tươi.
Hoạt động 2: Kể lại câu chuyện.
Kể lại câu chuyện trên.
Hoạt động 3: Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao?
Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là gì? Vì sao?
Video trình bày nội dung:
+ Điều em ấn tượng nhất về nhà phát minh Ê-đi-xơn là ông rất yêu khoa học.
+ Nhà phát minh Ê-đi-xơn rất giàu lòng thương người.
+ Nhà phát minh Ê-đi-xơn không những rất giỏi về khoa học mà còn luôn gần gũi, thân thiện với mọi người.
Hoạt động 4: Vận dụng
+ Kể cho người thân nghe câu chuyện về nhà phát minh Ê-đi-xơn.
+ Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học.
Video trình bày nội dung:
+ Kể lại cho người thần nghe câu chuyện Nhà phát minh và bà cụ, nêu cảm nghĩ về câu chuyện đó. HS cần kể câu chuyện mạch lạc rõ ràng, kể chính xác nội dung câu chuyện. HS cũng cần nêu cảm nghĩ của mình về bà cụ trong câu chuyện (ví dụ:yêu quý, kính trọng...)
+ Tìm đọc một câu chuyện về nhà khoa học để chuẩn bị cho hoạt động Đọc mở rộng ở Bài 24.
Nội dung video Tiết 4 : Nói và nghe – Kể chuyện: “Nhà phát minh và bà cụ” còn nhiều phần rất hấp dẫn và thú vị. Hãy cùng đăng kí để tham gia học bài và củng cố kiến thức thông qua hoạt động luyện tập và vận dụng trong video.