Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Viết: Phân tích một tác phẩm thơ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 7 Viết: Phân tích một tác phẩm thơ - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT  : VIẾT

PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM THƠ

  1. Mục tiêu
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được yêu cầu của bài viết phân tích một tác phẩm thơ

- HS viết được bài văn phân tích được tác phẩm thơ

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản Phân tích một tác phẩm thơ

- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với Phân tích một tác phẩm thơ

  1. Phẩm chất:

- Nghiêm túc trong học tập.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án;

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
  4. Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Hãy liệt kê những bài thơ mà em biết hoặc đã được học

+ Bài thơ nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu để trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS

* Gợi ý trả lời:

+ Những tác phẩm thơ mà em biết hoặc đã được học là: Mời trầu (Hồ Xuân hương), Cảnh khuya (Hồ Chí Minh), Vịnh khoa thi Hương (Trần Tế Xương), …

+ Tác phẩm thơ Cảnh khuya của Hồ Chí Minh đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc nhất. Vì Cảnh khuya là một trong những bài thơ trăng đẹp nhất, hay nhất của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bài thơ phản ánh một tâm hồn thanh cao, một phong thái ung dung tự tại của một nhà thơ chiến sĩ suốt đời hy sinh phấn đấu cho độc lập, tự do của đất nước và hạnh phúc của nhân dân. Cảnh khuya là bài tứ tuyệt kiệt tác mênh mông, bát ngát tình.

- GV dẫn dắt vào bài học: Phân tích một tác phẩm thơ là làm sáng tỏ chủ đề và những nét đặc sắc về nghệ thuật của tác phẩm được thể hiện qua những yếu tố cơ bản của thể loại thơ như vần, nhịp, hình ảnh thơ, biện pháp tu từ, ,… Phần Viết của bài học này sẽ hướng dẫn em viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ theo định hướng đó.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

  1. Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết một bài văn phân tích một tác phẩm thơ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi viết một bài văn phân tích một tác phẩm thơ
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu kiểu bài và những lưu ý

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi:

- Thế nào là kiểu bài phân tích một tác phẩm thơ?

- Theo em, một bài văn phân tích một tác phẩm thơ cần phải lưu ý những điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

1. Thế nào là kiểu bài phân tích một tác phẩm thơ?

- Yêu cầu chung là chỉ ra và làm rõ những điểm nổi bật (thành công, có thể cả hạn chế) trong nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Cũng có thể đi sâu và tìm hiểu từng vấn đề, khía cạnh của bài thơ hoặc tập thơ, nêu những phát hiện riêng của bản thân về tác phẩm

2. Lưu ý đối với việc phân tích một tác phẩm thơ

- Đọc kĩ tác phẩm, chú ý xác định nội dung và các yếu tố hình thức nổi bật. Chỉ ra giá trị của các yếu tố hình thức trong việc thể hiện nội dung, chủ đề của tác phẩm, nhất là các sáng tạo độc đáo của người viết.

- Xác định các luận điểm trong bài viết, lựa chọn các bằng chứng từ bài thơ cho mỗi luận điểm.

- Liên hệ, so sánh với các bài thơ có cùng đề tài, chủ đề, thể loại để làm sáng tỏ thêm giá trị của bài thơ được phân tích.

- Suy nghĩ, nhận xét về những thành công và hạn chế (nếu có) của bài thơ, về giá trị, sự tác động của tác phẩm đối với người đọc cũng như bản thân em.

Hoạt động 2: Thực hành

  1. Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết bài văn phân tích một tác phẩm thơ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Thực hành viết theo các bước

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tự nghiên cứu phần Thực hành trang 49

- GV hướng dẫn HS:

Đề bài: “Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương”

a. Chuẩn bị

- Đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu thực hiện

- Đọc lại bài thơ Vịnh khoa thi Hương, chú ý đến các yếu tố như thể loại, niêm, luật của bài thơ, cách gieo vần, …

- Lựa chọn một vài hình thức nghệ thuật nổi bật nhất của tác phẩm

b. Tìm ý, lập dàn ý

Tìm ý: Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

- Chủ đề của bài thơ là gì?

- Nghệ thuật trào phúng của bài thơ có điểm gì đặc sắc? Các biểu hiện của nghệ thuật trào phúng là gì? Ví dụ:

+ Trần Tế Xương đã chọn những hình ảnh nào của khoa thi Hương năm Đinh Dậu? Hình ảnh đó có gì đặc biệt?

+ Việc lựa chọn ngôn từ để khắc hoạ các hình ảnh trên có gì đặc biệt? Có thể thay thế các từ ngữ trên bằng từ ngữ khác không?

+ Tác giả đã sử dụng phép đối như thế nào để nghệ thuật trào phúng được phát huy triệt để?

+ …

GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị.

- Các HS khác góp ý, bổ sung cho bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è ghi lên bảng.

2. Thực hành viết theo các bước

Đề bài: “Phân tích bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Trần Tế Xương”

 

 

 

 

 

 

a. Chuẩn bị

 

 

 

 

 

 

 

b. Tìm ý và lập dàn ý

- Mở bài: giới thiệu khái quát về bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả và nghệ thuật trào phúng của bài thơ

- Thân bài

+ Trình bày chủ đề của bài thơ

+ Phân tích nghệ thuật lựa chọn và xây dựng hình ảnh. Lí giải vì sao nhà thơ lại sử dụng các hình ảnh ấy và phân tích để thấy được nghệ thuật trào phúng

+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép đối được tác giả sử dụng để tạo nên những hình ảnh, ngôn từ trào phúng đặc sắc và gây ấn tượng mạnh mẽ

+ Nêu lên những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Kết bài: Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã được trình bày: Nội dung và một số hình thức nghệ thuật của bài thơ Vịnh khoa thi Hương đã cho thấy tài năng trào phúng bậc thầy của Trần Tế Xương


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 cánh diều Bài 7 Viết Phân tích một tác phẩm thơ, Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Bài 7 Viết Phân tích một tác phẩm thơ

Xem thêm giáo án khác