Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Đọc 3: Chiếu dời đô

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 5 Đọc 3: Chiếu dời đô - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU:

CHIẾU DỜI ĐÔ

(Thiên đô chiếu)

(Lý Công Uẩn)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết và xác định được vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề của tác phẩm Chiếu dời đô

- HS vận dụng những hiểu biết về văn bản nghị luận đã được học ở các tiết trước để có thể thực hành đọc hiểu văn bản Chiếu dời đô

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chiếu dời đô

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chiếu dời đô

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Đề cao lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc; nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng bước vào bài Chiếu dời đô
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết của em về vị vua đầu tiên của triều Lý
  4. Sản phẩm: Phần trình bày của HS về vị vua đầu tiên của triều Lý
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau: Dựa vào kiến thức lịch sử em hãy cho biết: Nhà vua đầu tiên của triều Lý là ai? Ông đã có công gì với đất nước?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV,

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS chia sẻ suy nghĩ về những điều em biết về vị vua đầu tiên của triều Lý

- Lý Công Uẩn là nhà vua đầu tiên triều đại nhà Lý, ông có công lao to lớn xây dựng đất nước và công lao đó được thể hiện trước hết qua việc chuyển đô.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trình bày của HS, sau đó tiến hành chiếu hình ảnh của Chiếu dời đô

- GV dẫn dắt vào bài học:  Hình ảnh mà chúng ta đang xem là bản chụp bản Chiếu dời đô được viết bằng chữ Hán của Lý Công Uẩn. Sự ra đời của Chiếu dời đô gắn liền với một sự kiện trọng đại của đất nước, đó là sự kiện dời đô từ Hoa Lư về Đại La (tức Thăng Long sau này và bây giờ là Hà Nội). Song không chỉ có giá trị về mặt lịch sử, Chiếu dời đô còn có giá trị lớn về mặt tư tưởng cũng như nghệ thuật. Và trong buổi học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu để nắm bắt những giá trị của tác phẩm này

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Chiếu dời đô
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chiếu dời đô
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chiếu dời đô
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

- Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Lý Công Uẩn

- Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Chiếu dời đô

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Lý Thái Tổ (chữ Hán: 李太祖, 8 tháng 3 năm 974 - 31 tháng 3 năm 1028), tên thật là Lý Công Uẩn, là hoàng đế sáng lập ra nhà Lý (hay còn gọi là Hậu Lý để phân biệt với nhà Tiền Lý do Lý Nam Đế sáng lập) trong lịch sử Việt Nam, trị vì từ năm 1009 đến khi qua đời vào năm 1028

- Thời gian trị vì của ông chủ yếu để đàn áp các cuộc nổi dậy, vì lòng dân chưa phục được nhà Lý. Khi lòng dân đã yên, triều đình trung ương được củng cố, ông dời đô từ Hoa Lư về Đại La vào năm 1010, đổi tên thành Thăng Long, mở đầu cho sự phát triển lâu dài của nhà Lý tồn tại 216 năm. Đến cuối năm 1225, đầu năm 1226, Lý Chiêu Hoàng buộc nhường ngôi cho chồng Trần Cảnh (1218-1277). Nhà Lý sụp đổ...

2. Tác phẩm

- Năm 1010, Lý Công Uẩn quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, đổi tên Đại Việt thành Đại Cồ Việt. Nhân dịp này ông đã viết bài chiếu để thông báo rộng rãi quyết định cho nhân dân được biết

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Chiếu dời đô
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chiếu dời đô
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chiếu dời đô
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 2: Phân tích tác phẩm Chiếu dời đô

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Chiếu dời đô

Câu 1: Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện gì? Tại sao vua Lý Công Uẩn lại phải dùng thể chiếu?

Câu 2: Dựa vào nội dung phần (1), (2) của bài chiếu, hãy trình bày lí do cần lời đô

Câu 3: Trong phần (3) của bài chiếu, để thuyết phục triều đình về việc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã nêu lên những lí lẽ và bằng chứng như thế nào?

Câu 4: Vì sao có thể khẳng định rằng việc “Chiếu dời đô” ra đời phản ánh ý chí độc lập, tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

- Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của Chiếu dời đô

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số HS xác định nội dung, nghệ thuật và đặc trưng thể loại của văn bản Chiếu dời đô

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

Câu 1:

- Bài Chiếu dời đô viết về sự kiện vua Lý Công Uẩn (Lý Thái Tổ) quyết định dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La năm Canh Tuất, niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010)

- Chiếu là một thể loại chỉ các bậc vua, chúa mới được sử dụng trong những sự kiện lịch sử đặc biệt. Việc dời đô từ kinh đô Hoa Lư về thành Đại La là một sự kiện lịch sử trọng đại của đất nước và dân tộc nên nhà vua dùng chiếu để truyền đạt mệnh lệnh của mình là đúng đắn, phù hợp

Câu 2:

Ở phần (1) và (2) của bài chiếu, Lý Công Uẩn đã chỉ ra lí do nhất định phải dời đô:

- Việc dời đô là cần thiết. Các vị vua đời trước đã nhiều lần dời đô

- Việc dời đô xuất phát từ lợi ích chung của dân tộc chứ không phải là ý định chủ quan của nhà vua

- Lý Công Uẩn muốn “đóng đô ở nơi trung tâm” đất nước, “mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu”, để cho “vận nước lâu dài, phong tục phồn thịnh”, …

- Việc hai nhà Đinh, Lê các cứ, không chịu dời đô khiến cho “triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tốn, muôn vật không được thích nghi”

-> Đó chính là những lí do khách quan, chủ quan của việc dời đô, đó cũng chính là việc làm thuận theo ý trời và lòng dân của vị minh quân

Câu 3:

Để thuyết phục triều đình về viẹc chọn kinh đô mới, Lý Công Uẩn đã trình bày lí lẽ và bằng chứng khách quan có trong lịch sử một cách thuyết phục:

- Ông đưa ra bằng chứng về việc nhiều triều đại trong lịch sử đã tiến hành việc dời đô: vua Bàn Canh nhà Thương năm lần, vua Thành Vương hà Chu ba lần

- Việc dời đô đều xuất phát từ lợi ích chung của đất nước

- Ông cũng chỉ ra tác hại của nhà Đinh, Lê không chịu dời đô

- Tiếp theo, ông chỉ ra những bằng chúng về lợi thế của nơi cần chuyển đến – thành Đại La, từ nhiều phương diện: vị trí, thế đất, sự tiện lợi, …

-> Từ đó, Lý Công Uẩn đưa ra ý kiến mang tính quyết định của mình trên cơ sở đồng thuận của mọi người

Câu 4:

- Vùng Hoa Lư là vùng núi hiểm trở, khi đất nước còn chưa ổn định phát triển thì đây là nơi chiến lược phòng thủ.

- Đến thời nhà Lý, Lý Công Uẩn giám dời đô ra vùng đồng bằng chứng tỏ nhà Lí đã có đủ thực lực để xây dựng đất nước, phát triển kinh tế. Có thể trấn an dân chúng, chống lại giặc ngoại xâm.

II. Tổng kết

1. Nội dung

- Bài Chiếu phản ánh khát vọng của nhân dân về một dân tộc độc lập thống nhất đồng thời phản ánh ý chí tự cường của dân tộc Đại Việt trên đà lớn mạnh

2. Nghệ thuật

- Chiếu dời đô là áng văn chính luận đặc sắc viết theo lối biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng

- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.

- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.

- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.

3. Đặc trưng thể loại

- Tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của một văn bản nghị luận xã hội

- Các lí lẽ, bằng chứng trong bài chiếu được đưa ra đều mang tính thuyết phục và đã được kiểm chứng qua thực tế lịch sử, có tính dân chủ và được mọi người ủng hộ

- Tình cảm của tác giả thể hiện quan các lập luận đều thể hiện sự chân thành, bộc lộ lòng yêu nước, trách nhiệm đối với dân tộc


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 cánh diều Bài 5 Đọc 3 Chiếu dời đô, Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Bài 5 Đọc 3 Chiếu dời đô

Xem thêm giáo án khác