Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 5 Tự đánh giá: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 5 Tự đánh giá: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: TỰ ĐÁNH GIÁ

CHUẨN BỊ HÀNH TRANG VÀO THẾ KỈ MỚI

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được nội dung bao quát; luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản nghị luận.

- HS phân tích được mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng vai trò của luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề; phân biệt được lí lẽ, bằng chứng khách quan (có thể kiểm chứng được) với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết.

- HS liên hệ được nội dung nêu trong văn bản với những vấn đề của xã hội hiện nay ( đặc biệt là vấn đề xây dựng Tổ quốc, bảo vệ chủ quyền đất nước); có tinh thần yêu nước có trách nhiệm đối với những vấn đề của cộng đồng.

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Đề cao lòng yêu nước, niềm tự hào về lịch sử dân tộc; nhận thức được trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận về những kiến thức đã được học ở bài 5: Nghị luận xã hội
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những những kiến thức đã được học ở bài 5: Nghị luận xã hội
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

- Em hãy kể tên các văn bản, bài viết và bài nói và nghe em đã được học trong bài 5: Nghị luận xã hội

- Em hãy liệt kê các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học ở bài 5

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

- Các văn bản em đã được học trong bài 5: Nghị luận xã hội là: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), đoạn trích Nước Đại Việt ta (Nguyễn Trãi), Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? (Dương Trung Quốc), Chiếu dời đô (Lý Công Uẩn); nội dung viết em được học về cách viết một bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học; phần nói-nghe là nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

- Các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học trong bài 5 là luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện luận đề. Phân biệt được lí lẽ và bằng chúng khách quan với ý kiến, đánh giá chủ quan của người viết; thành ngữ, tục ngữ, các yếu tố Hán Việt trong văn bản; cách viết bài nghị luận về một vấn đề xã hội đặt ra trong tác phẩm văn học; nghe và tóm tắt được nội dung thuyết trình về một vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài mới: Để củng cố thêm kiến thức cho bài 5: Nghị luận xã hội thì ngày hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ đến với tiết Tự đánh giá: Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 132, 133)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV cho HS dọc văn bản “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Phương án nào sau đây trả lời đúng câu hỏi: Vì sao bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới là văn bản nghị luận?

A. Nhấn mạnh những ưu điểm và hạn chế của con người Việt Nam trong thời kì mới

B. Ca ngợi vai trò tiên phong của thế hệ trẻ Việt Nam trong lịch sử phát triển đất nước

C. Nêu lên ý kiến của người viết và dùng những lí lẽ, dẫn chứng để thuyết phục người đọc

D. Rút ra bài học có ý nghĩa quyết định đối với thế hệ trẻ Việt Nam trong thời kì mới

Câu 2: Nội dung chính mà văn bản trên muốn nêu lên là gì?

A. Lớp trẻ Việt Nam cần nhận ra những cái mạnh, cái yếu của con người Việt Nam để rèn những thói quen tốt trước khi bước vào nền kinh tế mới

B. Ngay bản tính “sáng tạo” một phần nào đó cũng có mặt trái ở chỗ ta hay loay hoay “cải tiến”, làm tắt, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ.

C. Cái mạnh của con người Việt Nam không chỉ chúng ta nhận biết mà cả thế giới đều thừa nhận là sự thông minh, nhạy bén với cái mới

D. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau theo phương châm “nhiễu điều phủ lấy giá gương”

Câu 3: Theo tác giả, những thói quen nào ở không ít người sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập?

A. Thích tỏ ra “khôn vặt”

B. Chịu thương chịu khó

C. Bóc ngắn cắn dài

D. Cần cù, nhẫn nại

E. Đùm bọc lẫn nhau

G. Không coi trọng chữ “tín”

Câu 4: Cụm từ nào sau đây nêu đúng tình cảm, thái độ của tác giả được thể hiện trong bài viết?

A. Buồn chán, bi quan

B. Lạnh lùng, nghiêm khắc

C. Tích cực, lạc quan

D. Thẳng thắn, tâm huyết

Câu 5: Đâu là ý kiến đúng, đánh giá chủ quan của người viết; đâu là lí lẽ, bằng chứng khách quan? Ghép đúng

a. Nhân dân ta có truyền thống lâu đời đùm bọc, đoàn kết với nhau

 

 

 

 

Ý kiến, đánh giá chủ quan

b. … tính đố kị vốn có của lối sống theo thứ bậc, không phải theo năng lực và lối nghĩ “trâu buộc ghét trâu ăn” đối với người hơn mình ở làng quê thời phong kiến

c. Nhưng tiếc rằng phẩm chất cao quý ấy thường lại không đậm nét trong việc làm ăn, có thể do ảnh hưởng của phương thức sản xuất nhỏ…

 

 

 

 

 

 

Lí lẽ, bằng chứng khách quan

d. … vào thăm bảo tàng thì người Nhật túm tụm vào với nhau chăm chú nghe thuyết minh, còn người Việt Nam ta lại lập tức tản ra xem những thứ mình thích…

Câu 6: Ý nghĩa thời sự của vấn đề mà bài viết Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới nêu lên là gì?

Câu 7: Cho biết ý nghĩa, tác dụng của các thành ngữ, tục ngữ được tác giả sử dụng trong bài viết.

Câu 8: Để đưa đất nước đi lên trong thiên niên kỉ mới, theo tác giả bài viết, chúng ta cần phát huy những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu, hình thành những thói quen tốt nào?

Câu 9: Từ nội dung của văn bản trên, hãy viết đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng) nêu lên một điểm mạnh và một điểm yếu của em.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiến hành trả lời câu hỏi theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 132, 133)

Câu 1: A

Câu 2: A

Câu 3: A, C, G

Câu 4: C

Câu 5:

Ý kiến, đánh giá chủ quan: b, c

Lí lẽ, bằng chứng khác quan: a, d

Câu 6:

Bài văn này được viết vào đầu năm 2001, đây là thời điểm có ý nghĩa lịch sử đặc biệt sự chuyển giao giữa hai thế kỉ diễn ra trên toàn thế giới. Đối với dân tộc công cuộc đổi mới đã đạt được những thành quả bước đầu có ý nghĩa quan trọng, và tiếp tục đẩy mạnh mục tiêu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước.

Câu 7:

- Thành ngữ tác giả sử dụng trong bài viết: “nước đến chân mới nhảy”, “liệu cơm gắp mắm” “trâu buộc ghét trâu ăn” ,“bóc ngắn cắn dài”,...

+ “nước đến chân mới nhảy”: không biết tính toán, trù liệu từ trước, để việc xảy ra đến nơi mới vội vàng tìm cách đối phó.

+ “liệu cơm gắp mắm”:  để hoàn thành được mục tiêu đã đề ra thì mỗi chúng ta phải biết lượng sức mình trong từng hoàn cảnh, công việc cụ thể.

“trâu buộc ghét trâu ăn”: Ghen ghét, ganh tị vì người khác hơn mình.

“bóc ngắn cắn dài”: khuyên không nên có tư tưởng lao động ít mà muốn hưởng thụ nhiều, hoặc tài sản làm ra ít mà tiêu xài phung phí.

- Tác dụng: việc sử dụng các thành ngữ làm cho bài viết trở nên sinh động, cụ thể, làm cho vấn đề quan trọng mang tính uyên bác trở nên gần gũi dễ hiểu với đời sống. Đồng thời, cũng khiến bài nghị luận không bị khô khan, khuôn mẫu, giáo điều mà đầy cảm xúc

Câu 8: Những điểm mạnh, điểm yếu trong tính cách thói quen của con người Việt Nam:

- Thông minh, nhạy bén với cái mới nhưng thiếu kiến thức cơ bản, kém khả năng thực hành.

- Cần cù sáng tạo nhưng thiếu đức tính tỉ mỉ, không coi trọng nghiêm ngặt quy trình công nghệ, chưa quen với cường độ khẩn trương.

- Có tinh thần đoàn kết trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm nhưng lại đố kị nhau trong làm ăn và trong cuộc sống hàng ngày.

- Bản tính thích ứng nhanh, nhưng có nhiều hạn chế trong thói quen nếp nghĩ, kì thị trong kinh doanh, quen với bao cấp, thói sùng ngoại hoặc bài ngoại quá mức, thói “khôn vặt”, ít giữ chữ “tín".

Câu 9: Ai trong cuộc sống này cũng có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, em cũng vậy. Việc tự nhận thấy được điểm mạnh, điểm yếu góp phần vô cùng quan trọng cho những thành công trong tương lai. Em luôn biết kiên trì, cố gắng trong mọi việc mình làm, bởi em biết rằng nếu không kiên trì thì ta sẽ chẳng làm được việc gì. Tuy nhiên, điểm yếu của em chính là quá vội vã, hấp tấp khiến cho chính em mắc phải những sai lầm không đáng có. Khi làm một việc nào đó, bên cạnh sự kiên trì ta còn cần phải biết cẩn thận để kết quả được tốt đẹp. Em đã và đang cố gắng phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của mình để có thể hoàn thiện bản thân hơn nữa.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 cánh diều Bài 5 Tự đánh giá Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Bài 5 Tự đánh giá Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới

Xem thêm giáo án khác