Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Đọc 2: Cái kính

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 4 Đọc 2: Cái kính - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  :  VĂN BẢN 2: CÁI KÍNH

(Nê-xin)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết và phân tích được xung đột, hành động kịch, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong truyện cười

- HS nhận biết được chủ đề và thông điệp của văn bản Cái kính

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cái kính

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cái kính

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Ghét những thói hư tật xấu, phê phán những cái giả dối; từ đó, biết trân trọng những suy nghĩ trong sáng, nhân văn, những hành động trung thực;…

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Cái kính
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Chuẩn bị (sgk, trang 91)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hiểu biết và ấn tượng của em về đoạn kịch Cái kính
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi: Em hãy nhớ lại và chia sẻ cho cô và cả lớp về một hiện tượng hoặc tình huống hài hước mà em đã gặp trong cuộc sống

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

* Gợi ý tham khảo:

Hồi ấy, em mới học lớp 2. Cứ được nghỉ, là em lại cùng các bạn trong xóm chạy đi khắp nơi để rong chơi. Đặc biệt, lúc đó em rất thích một trò chơi đó là trêu những chú chó bị xích trong nhà hàng xóm. Ở quê em, hầu như nhà nào cũng nuôi một chú chó, xích gần cổng để giữ nhà. Những đứa trẻ nghịch ngợm như em vô cùng thích thú việc trêu những chú chó sủa ầm lên, rồi khoái chí nhìn nó muốn đuổi theo mà không được. Dù bị mắng rất nhiều lần nhưng em vẫn chẳng chịu bỏ trò chơi này. Mãi đến một lần, như thường lệ, em và các bạn đang đi chơi quanh xóm vào một buổi trưa hè. Chợt em dừng lại trước cửa nhà bác Năm. Ở đó, có một chú chó to đùng đang nằm ngủ. Đó là chú chó to lớn, bệ vệ nhất trong cả làng em. Nghe đâu, nó là giống chó lai được mang về từ Đức. Thế là, em liền nhặt một hòn sỏi nhỏ ném về phía chú chó. Nó quay sang nhìn em, rồi lại nhắm mắt lại. Không cam lòng, em ném liên tiếp nhiều cục đá nhỏ nữa về phía nó. Lần này thì chú cho tức giận thật sự. Nó chồm dậy, gầm gừ liên tục. Rồi chạy thẳng về phía trước. Lúc này, em mới nhận ra là nó không hề được buộc xích. Vô cùng hoảng sợ, em vội lao đầu bỏ chạy, do vội quá, nên em vấp ngã cái oạch xuống đất. Đúng lúc ấy, em nghe tiếng cười phá lên của lũ bạn. Quay đầu nhìn lại, em mới thấy, con chó đang gầm gừ sau cánh cổng chắn giữa vườn và sân nhà của bác Năm. Giây phút đó, hơn cả cơn đau do chảy máu ở đầu gối chính là sự xấu hổ tột cùng trong em. Lúc ấy, em chỉ biết cúi gằm mặt xuống đất. Một lát sau, bác Năm xuất hiện giải cứu em khỏi sự xấu hổ ê chề ấy. Nhìn thấy người lớn, lúc bạn của em liền co chân bỏ chạy, chỉ có em do bị thương ở đầu gối nên không chạy kịp, bị chú Năm bắt được. Chú dẫn em vào nhà, sơ cứu vết thương sạch sẽ rồi dần về nhà. Từ sau lần đó, em bỏ hẳn thói quen trêu chọc các chú chó bị xích trong nhà. Cũng không cùng các bạn lê la khắp làng xóm để chọc phá nữa.

+ …

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến, ngày hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục đi tìm hiểu một văn bản nữa sẽ đem lại tiếng cười cũng như những bài học quý giá. Các em mở sách vở chúng ta bước vào bài mới: Văn bản 2: Cái kính của tác giả Nê-xin

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Cái kính
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Cái kính
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cái kính
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về tác giả A- dít Nê-xin?

- Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản “Cái kính”

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

 Tác giả A - dít - nê xin ( Aziz Nesin) là một nhà văn nổi tiếng của Thổ Nhĩ Kỳ. Người ta biết đến ông không chỉ là một nhà hoạt động chính trị với những phát ngôn “chấn động” về tín ngưỡng, tôn giáo, mà hơn hết chính là khối lượng lớn các sáng tác của ông. Không khó để tìm thấy những bài viết, bài tiểu luận về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của Aziz Nesin. Thậm chí, một số trường đại học lớn của Pháp, Mĩ, Anh, Bỉ,.. còn đưa nhà văn này vào chương trình giảng dạy khi tìm hiểu về văn hóa, văn học của Thổ Nhĩ Kỳ. Qua đó có thể thấy, Aziz Nesin là một người có sức hút lớn không chỉ ở Thổ Nhĩ Kỳ mà còn lan rộng ra các quốc gia khác.

Aziz Nesin sán tác đa dạng các thể loại. Tiêu biểu trong đó phải kể đến các sáng tác thuộc thể loại tiểu thuyết và truyện cười, đây là hai thể loại thành công và gây được tiếng vang nhất trong toàn bộ các tác phẩm của ông.

b. Tác phẩm

- Văn bản Cái kính là một trong những sáng tác nổi bật của tác giả Nê-xin.

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Cái kính
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Cái kính
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cái kính

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tóm tắt

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời một số HS dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Cái kính:

+ Văn bản kể về chuyện gì?

+ Chuyện xảy ra như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS đứng lên trả lời, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Nội dung chính

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Nội dung chính của văn bản Cái kính là gì?

+ Nội dung đoạn trích này liên quan như thế nào với tên tập sách Những người thích đùa?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

Nhiệm vụ 4: Nhân vật

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật “tôi” và nêu hậu quả của mỗi lần “tôi” thay kính mới

+ Em có nhận xét gì về nhân vật “tôi”?

+ Các bác sĩ trong câu chuyện này là những người như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 5: Đặc điểm của truyện cười thể hiện qua Cái kính

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà HS tiến hành thảo luận theo cặp và trả lời câu hỏi sau: Hãy phân tích một số đặc điểm hài kịch được thể hiện rõ qua văn bản Cái kính (cốt truyện , nhân vật, …)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành các nhóm (4-6 HS), yêu cầu HS:

+ Trình bày nhận xét của em về nội dung, nghệ thuật và đặc sắc thể loại của văn bản Cái kính

- GV yêu cầu HS rút ra tổng kết

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS rút ra kết luận về nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản  Cái kính

- GV quan sát phần thảo luận của các nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm xác định nội dung, nghệ thuật, đặc trưng thể loại của văn bản Cái kính

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét phần trả lời của nhóm bạn, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Tóm tắt

- Truyện Cái kính kể về nhân vật "tôi" một người thích tỏ ra mình là một tri thức chính hiệu. Vì muốn đeo kính, anh ta đi khám mắt. Lần đầu, bác bị bảo anh ta cận và cho anh ta đeo kính cận, kết quả là khi đeo anh ta luôn cảm thấy buồn nôn. Lần hai đi khám, anh ta bị bảo là mắt bị viện thị, anh ta đeo kính mới mà mắt lúc nào cũng đỏ hoe. Lần thứ ba đi khám, người ta bảo anh bị loạn thị, anh đeo kính thì nhìn cái gì cũng lùi ra xa khiến anh khó khăn trong giao tiếp và ăn uống. Lần thứ tư đi khám, anh đeo kính mới nhìn cái gì cũng hóa hai. Lần thứ năm đi khám, bác sĩ phán anh một mắt viễn thị, một mắt cận thị. Anh đổi sang kính khác và không phân biệt được sáng, tối nữa. Sau đó anh đi khám ở nhiều nơi khác, lại uống thuốc, lại tiêm... nhưng vẫn không nhìn rõ được. Một lần, anh bị ngã, kính rơi ra, người khác giúp anh nhặt lại. Từ lúc đó anh nhìn cái gì cũng rõ hẳn. Đến khi vợ anh nhắc, anh mới biết kính mình bị vỡ.

2. Nội dung chính

- Nội dung văn bản Cái kính như là một truyện đùa, phê phán nhẹ nhàng những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, … Qua đó, cũng phê phán một số thầy thuốc (bác sĩ) chuyên môn kém, hay phán bệnh bừa bãi. Nội dung chuyện như là câu chuyện đùa, mang lại tiếng cười nhẹ nhàng và bài học sâu sắc cho người đọc

-> Nội dung ấy rất phù hợp với tên chung của tập sách là Những người thích đùa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Nhân vật

a. Nhân vật “tôi”

- Nhân vật “tôi” là người thích sĩ diện, chỉ vì muốn bản thân mình trông thật tri thức mà đã kiên quyết đi cắt kính để rồi vừa tốn tiền của lẫn thời gian, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe của mắt mặc dù mặt anh ta vẫn bình thường.

- Nhân vật “tôi” đã năm lần bảy lượt đi thay kính mới, mỗi một lần thay kính là một lần tai hại vì:

- Lần thứ nhất: bị buồn nôn và chóng mặt.

- Lần thứ hai: nước mắt chảy, đỏ hoe.

- Lần thứ ba: nhìn thấy vật gì cũng xa dần, không thể sinh hoạt bình thường được.

- Lần thứ tư: nhìn mọi thứ từ một hóa thành hai.

- Lần thứ năm: không phân biệt được sáng tối.

- Lần thứ sáu: nhìn xa thấy gần.

- Những lần tiếp theo: nhìn cái gì cũng ra màu xanh, mọi thứ lẫn lộn hết.

b. Các bác sĩ

- Các bác sĩ khám mắt trong truyện tuy là có người đi du học về, đều là người có học thức, trình độ chuyên môn nhưng khi khám cho bệnh nhân thì đều khám không có tâm, khám qua loa, dối trá để khiến bệnh nhân vừa tốn tiền, tốn thời gian và vẫn không giúp gì được cho bệnh nhân.

5. Đặc điểm của truyện cười thể hiện qua Cái kính

- Đặc điểm truyện cười được thể hiện ở câu chuyện và các yếu tố hình thức: nhân vật, hành động, lời thoại sự phóng đại, ... và nội dung: đề tài, chủ đề, ý nghĩa; tình cảm, thái độ của tác giả; ... Cụ thể:

+ Truyện kể về những lần đi khám và cắt mắt kính của nhân vật “tôi”, và khi mắt anh có thể nhìn thấy rõ ràng cũng là lúc mắt kính bị vỡ.

- Truyện xây dựng hình tượng nhân vật đại diện cho những con người sĩ diện, bất chấp mọi thứ chỉ để đạt được điều mình mong muốn, đồng thời, hình tượng các bác sĩ khám mắt cho nhân vật “tôi” ai cũng khám sai nhưng đều chê người khám trước là lang băm, ngu dốt.

- Truyện đưa ra các chi tiết gây cười theo trình tự logic, tạo nên những tình huống bất ngờ kết hợp sử dụng biện pháp trào phúng khiến câu chuyện về nhân vật “tôi” trở nên hấp dẫn, hài hước.

III. Tổng kết

1. Nội dung

- Truyện Cái kính kể lại câu chuyện một người bị bệnh “tưởng”, mắt bình thường nhưng bị ám ảnh mắt mình bị bệnh nên di khám bác sĩ. Mỗi bác sĩ khám một kiểu khác nhau, ngược nhau

- Văn bản Cái kính như là một truyện đùa, phê phán nhẹ nhàng những người hay mắc “bệnh” tưởng, tự ám ảnh, nghe dư luận bên ngoài mà không tin vào chính mình, … Qua đó, cũng phê phán một số thầy thuốc (bác sĩ) chuyên môn kém, hay phán bệnh bừa bãi. Nội dung chuyện như là câu chuyện đùa, mang lại tiếng cười nhẹ nhàng và bài học sâu sắc cho người đọc

2. Nghệ thuật

- Cốt truyện giản dị, đời thường, sử dụng thành công thủ pháp phóng đại để tạo ra được tiếng cười phê phán, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, thấm thía

3. Đặc trưng thể loại

- Văn bản mang đậm đặc trưng của thể loại truyện cười:

+ Ngôn ngữ hài hước, gây cười

+ Sử dụng thủ pháp phóng đại

+...


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 cánh diều Bài 4 Đọc 2 Cái kính, Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Bài 4 Đọc 2 Cái kính

Xem thêm giáo án khác