Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Viết: Nghị luận về một vấn đề của đời sống
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 4 Viết: Nghị luận về một vấn đề của đời sống - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
TIẾT : VIẾT
NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ CỦA ĐỜI SỐNG
- Mục tiêu
- Kiến thức
- HS nhận biết được yêu cầu của bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống
- HS viết được bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Năng lực
- Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản Nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với Nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Phẩm chất:
- Nghiêm túc trong học tập.
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
- Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy xem đoạn clip sau và cho biết vấn đề mà đoạn clip đang nói tới là gì
Nghiện game và những hậu quả tới sưc khoẻ tâm thần:
https://www.youtube.com/watch?v=iLJowXBsHNM
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
* Gợi ý trả lời:
+ Đoạn clip đang nói tới tác hại của trò chơi điện tử
+ …
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Định hướng
- Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi viết một bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi: - Thế nào là văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống? - Theo em, một văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống cần phải lưu ý những điều gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | 1. Thế nào là văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống? - Văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sóng rất đa dạng và phong phú nhưng yêu cầu chung của kiểu bài này là: - Cần nêu lên được vấn đề đáng quan tâm trong đời sống. - Trình bày rõ vấn đề và nêu ý kiến (đồng tình hay phản đối) của người viết về vấn đề đó. - Nêu được lí lẽ và bằng chứng để thuyết phục người đọc đồng tình. 2. Lưu ý đối với văn bản nghị luận về một vấn đề của đời sống Để viết bài văn nghị luận về một vấn đề của dời sống, các em cần lưu ý: - Xác định vấn đề của đời sống cần bàn luận. Vấn đề của đời sống rất phong phú, cần lựa chọn vấn đề gần gũi với cuộc sống, có ý nghĩa thiết thực và sâu sắc,... - Trước khi viết cần tìm ý và lập dàn ý theo một trong các cách: đặt câu hỏi, suy luận hoặc so sánh. - Cần nêu dược ý kiến (quan điểm) riêng của mình: khẳng định hay phủ định, đồng tỉnh hay phản đối,... - Các lí lẽ và bằng chứng cần nêu cụ thể, phong phú và có sức thuyết phục |
Hoạt động 2: Thực hành
- Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV cho HS tự nghiên cứu phần Thực hành trang 103 - GV hướng dẫn HS: 2.1. Thực hành viết theo các bước Đề bài: “Suy nghĩ của em về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích” a. Chuẩn bị - Đọc kĩ và tìm hiểu đề để biết các thông tin trước khi viết: nội dung chính, kiểu bài viết và phạm vi bằng chứng cần huy động. - Tìm hiểu nghĩa của các từ: háo danh, “bệnh” thành tích. - Đọc sách, báo và tìm những bằng chứng về hiện tượng háo danh, “bệnh” thành tích. - Ghi chép lại những thông tin liên quan đến các hiện tượng nêu ra trong đề, kể cả tranh, ảnh, bảng biểu, sơ đồ,…(nếu có). b.Tìm ý và lập dàn ý Tìm ý: - Tìm ý cho bài viết bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: + Thế nào là hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích? + Các biểu hiện cụ thể của hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích là gì? + Có những ví dụ nào tiêu biểu về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích? + Hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích có liên quan với nhau như thế nào? + Vì sao cần phê phán hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích? + Làm thế nào để khắc phục được hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích? - GV hướng dẫn HS lập dàn ý cho bài văn: Lập dàn ý cho bài viết bằng cách tổ chức hệ thống các ý đã tìm được theo cấu trúc ba phần: mở bài, thân bài, kết bài. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe yêu cầu, thực hiện theo các bước để viết bài. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị. - Các HS khác góp ý, bổ sung cho bạn. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è ghi lên bảng. | 2.1. Thực hành viết theo các bước Đề bài: “Suy nghĩ của em về hiện tượng háo danh và “bệnh” thành tích”
a. Chuẩn bị
b. Tìm ý và lập dàn ý * Tìm ý - Hiện tượng háo danh: là sự ham muốn, thèm khát một cái tên định vị cho mình, trong mối tương quan của cá nhân với cộng đồng. Bệnh “thành tích”: “bệnh” ở đây là thói xấu hoặc khuyết điểm về tư tưởng tạo nên những hành động đáng chê trách hoặc gây hại, “thành tích” là kết quả được đánh giá tốt do nỗ lực mà đạt được, “bệnh thành tích” là tư tưởng thích được khen ngợi, đánh giá cao nên tạo ra những thành tích không có thật hoặc chạy theo thành tích bên ngoài mà không chú trọng đến thực chất và các mặt lợi, hại của nó khi giá trị thực bên trong không được đảm bảo. - Biểu hiện: Vì thành tích, chạy theo thành tích mà bất chấp điều kiện và nhu cầu thực tế tạo ra những thành tích giả tạo cốt để tạo uy tín cá nhân, để che mắt dư luận hoặc đế nhận sự khen thưởng của cấp trên... - Ví dụ: Thời phong kiến, ở làng xã phải nộp tiền để mua danh, nói hình tượng rằng “muốn đỏ môi thì phải tốn tiền”. Chẳng hạn như “kỳ mục” là danh vị mà làng nào cũng có,… - Cần phê phán các hiện tượng này vì nó rất nguy hại, dễ dàng làm tha hóa một bộ phận trong xã hội, vì vậy, nhận diện đúng căn bệnh để phòng ngừa, chữa trị, không để lây lan,... - Một số phương án khắc phục: Đối với người quản lí và chính sách quản lí: + Cần xem xét một cách toàn diện mối quan hệ giữa thành tích đạt được với cách thức và quá trình đạt được nó để xác định chính xác thực chất giá trị của thành tích. + Cần đặt ra những mục tiêu có tính thực tế, những kế hoạch cụ thế đế tạo cơ sở thực tế cho những thành tích sau này. + Cần quản lí chặt chẽ và điều tra nghiêm túc để loại bỏ những thành tích ảo. - Đối với mỗi cá nhân: + Cần nâng cao hiểu biết để nhận rõ cái lợi, cái hại, điều cần thiết và những gì không thực sự cần cho sự phát triển chung. * Lập dàn ý |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Xem thêm giáo án khác
GIÁO ÁN TỰ NHIÊN 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Toán 8 cánh diều
Giáo án điện tử toán 8 cánh diều
Giáo án KHTN 8 cánh diều
Giáo án điện tử KHTN 8 cánh diều
Giáo án Công nghệ 8 cánh diều
Giáo án điện tử công nghệ 8 cánh diều
Giáo án Tin học 8 cánh diều
Giáo án điện tử Tin học 8 cánh diều
GIÁO ÁN XÃ HỘI 8 CÁNH DIỀU
Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án điện tử ngữ văn 8 cánh diều
Giáo án Lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án điện tử lịch sử và địa lí 8 cánh diều
Giáo án Công dân 8 cánh diều
Giáo án điện tử công dân 8 cánh diều