Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 6 Tự đánh giá: Cố hương

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 6 Tự đánh giá: Cố hương - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: TỰ ĐÁNH GIÁ

CỐ HƯƠNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật trong tính chỉnh thể của tác phẩm

- HS nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm hoặc cách sống của bản thân sau khi đọc Cố hương

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Cố hương

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Cố hương

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Trân trọng, cảm thông, chia sẻ với người khác

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Cố huơng
  3. Nội dung: GV cho HS nhắc lại những kiến thức đã học ở bài 6: Truyện
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những kiến thức mà em đã được học ở bài 6: Truyện
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

- Em hãy kể tên các văn bản, bài viết và bài nói và nghe em đã được học trong bài 6: Truyện

- Em hãy liệt kê các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học ở bài 6

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

- Các văn bản em đã được học trong bài 6: Truyện là: Lão Hạc (Nam Cao), Trong mắt trẻ (Ê-xu-pe-ri), Người thầy đầu tiên (Ai-ma-tốp); nội dung viết em đều được học về cách viết một bài văn phân tích một tác phẩm truyện; phần nói-nghe là trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội

- Các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học trong bài 6 là một số yếu tố hình thức (cốt truyện, nhân vật, chi tiết, ngôi kể, ngôn ngữ, …) và nội dung (đề tài, chủ đề, ý nghĩa của văn bản; tư tưởng, tình cảm, thái độ của người kể chuyện, …) của truyện ; từ ngữ toàn dân, từ ngữ địa phương, biệt ngữ xã hội trong đời sống và trong tác phẩm văn học; ciết được bài văn phân tích một tác phẩm truyện: nêu được chủ đề, dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm và trình bày được ý kiến về một vấn đề xã hội; nêu rõ các luận điểm; sử dụng lí lẽ và bằng chứng thuyết phục

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài mới: Để củng cố thêm kiến thức cho bài 6: Truyện thì ngày hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ đến với tiết Tự đánh giá: Cố hương

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Cố hương
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Cố hương
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Cố hương
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 36, 37)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV cho HS đọc văn bản Cố hương và trả lời câu hỏi:

Câu 1. Đoạn tóm tắt phần lược đi cho biết những thông tin gì quan trọng để hiểu đoạn trích?

A. Sau hơn hai mươi năm xa cách, nhân vật Tấn trở lại thăm quê.

B. Ngày trước, Tấn và Nhuận Thổ là bạn bè thân thiết với nhau.

C. Chị Hai Dương – “nàng Tây Thi đậu phụ” cũng trở nên thực dụng.

D. Thời tiết khi Tấn về quê đang giữa mùa đông, trời âm u và gió lạnh.

Câu 2. Nhân vật trung tâm của truyện là ai?

A. Nhuận Thổ

B. Tấn – nhân vật xưng “tôi”

C. Hoàng – cháu của Tấn

D. Mẹ của Tấn

Câu 3. Việc lựa chọn ngôi kể trong văn bản không có tác dụng nào sau đây?

A. Giúp khám phá thế giới nội tâm của nhân vật

B. Khiến câu chuyện được kể lại chân thật, sinh động

C. Bộc lộ cảm xúc của nhân vật một cách trực tiếp, chân thực

D. Giúp người đọc dễ dàng xác định được bố cục của truyện

Câu 4. Trong phần (2) của truyện ngắn này, chi tiết nào khiến nhân vật “tôi” bỗng nhiên hoảng sợ?

A. Khung cảnh ngôi làng mờ dần trước mắt nhân vật “tôi”.

B. Hình ảnh ngày xưa của Nhuận Thổ mờ nhạt dần trong tâm trí nhân vật “tôi”.

C. Nhân vật “tôi” suy nghĩ và mong mỏi về tương lai như những niềm hi vọng.

D. Mẹ của nhân vật “tôi” than phiền về cách hành xử của chị Hai Dương.

Câu 5. Việc xác định chủ đề của truyện ngắn này dựa vào câu hỏi nào sau đây?

A. Nhan đề của truyện là gì?

B. Sự việc nào là sự việc tiêu biểu trong truyện?

C. Tác phẩm viết về cái gì?

D. Vấn đề cơ bản mà truyện nêu lên là gì?

Câu 6. Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật như thế nào? Tác giả đã dùng những biện pháp nghệ thuật nào để làm nổi bật sự thay đổi ở các nhân vật ấy?

Câu 7. Tác giả đã thể hiện thái độ, tình cảm gì trong văn bản?

Câu 8. Nhân vật “tôi” cảm thấy giữa bản thân và Nhuận Thổ “đã có một bức tường khá dày ngăn cách”. Theo em, bức tường này do nguyên nhân nào tạo nên?

Câu 9. Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời như thế nào?

Câu 10. Cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” cho rằng: “… Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng) trình bày ý kiến của em về quan điểm trên.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiến hành trả lời câu hỏi theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 36, 37)

Câu 1. A

Câu 2. B

Câu 3. D

Câu 4. D

Câu 5. C

Câu 6.

– Sự thay đổi của con người nơi “cố hương” biểu hiện cụ thể ở một số nhân vật:

+ Chị Hai Dương: – “nàng Tây Thi đậu phụ” là một người phụ nữ duyên dáng, trước đây được mọi người yêu quý, sau nhiều năm trở thành một người phụ nữ xấu cả ngoại hình lẫn tính cách.

+ Nhuận Thổ: Không còn là một cậu bé khỏe mạnh, lanh lợi tháo vát, hiểu biết nhiều điều thú vị nữa. Mà trở thành một anh nông dân nghèo khổ, đần độn, mụ mẫm và cam chịu số phận.

- Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật so sánh, tương phản đối lập.

Câu 7. Tình cảm, thái độ của tác giả: đau xót trước sự thay đổi của quê hương, con người và từ đó phê phán xã hội phong kiến mục nát đương thời.

Câu 8: Theo em, bức tường này dựng lên do sự phân chia giai cấp giàu nghèo trong xã hội, xã hội bị tha hóa đến cùng cực.

Câu 9: Nhân vật “tôi” muốn cháu Hoàng và Thuỷ Sinh phải có một “cuộc đời mới”. Theo em, “cuộc đời mới” là cuộc đời không có sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, xã hội không bị tha hóa, đời sống nhân dân ấm no, không phải chịu cảnh áp bức như hiện tai. Những đứa trẻ sẽ được sống giữa làng quê tươi đẹp, với những con người tử tế thân thiện.

Câu 10: Cuối tác phẩm, nhân vật “tôi” cho rằng: “... Kì thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi.”. Con đường thứ nhất xuất hiện trên thế giới này là gì nếu không phải là những bước chân đầu tiên của tổ tiên loài người khi xuất hiện trên Trái Đất? Con đường sự nghiệp, con đường ước mơ - những con đường biểu tượng ấy là gì nếu không phải được vẽ nên từ những suy nghĩ, hành động, những ước mơ và hoài bão của con người? Hãy thử để ý mà xem, có thể tại giây phút này, hàng chục con người đang cùng đi trên một con đường của Hà Nội, nhưng chỉ một vài phút sau, có thể mỗi người đã rẽ sang một hướng đi khác, vì điểm đến của họ là không giống nhau. Cứ như thế, họ đan nhập rồi tách rời, chung mà riêng, và rõ ràng, không ai đi lại trên bước chân của ai cả bởi một lẽ đơn giản: mỗi người đều đi trên con đường của họ, con đường do chính họ tạo ra. Cuộc sống này không có ngõ cụt, chỉ có những con đường. Con đường này khép lại sẽ có con đường khác mở ra, giống như mọi dòng chảy đều có mạch ngầm và đại dương phải bắt đầu từ những dòng suối nhỏ. Vấn đề là ở chỗ chúng ta sẽ chọn con đường nào và chính con đường đó sẽ dẫn ta đến đâu.


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 cánh diều Bài 6 Tự đánh giá Cố hương , Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Bài 6 Tự đánh giá Cố hương

Xem thêm giáo án khác