Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Đọc 4: Vịnh khoa thi Hương

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 7 Đọc 4: Vịnh khoa thi Hương - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

THÔNG TIN GIÁO ÁN

  • Giáo án word: Trình bày mạch lạc, chi tiết, rõ ràng
  • Giáo án điện tử: Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Giáo án word và PPT đồng bộ, thống nhất với nhau

Khi đặt:

  • Giáo án word: Nhận đủ cả năm
  • Giáo án điện tử: Nhận đủ cả năm

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 600k/học kì - 700k/cả năm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

(Trần Tế Xương)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp của thơ Đường luật  của văn bản Vịnh khoa thi Hương

- HS vận dụng những hiểu biết về thơ Đường luật đã được học ở các tiết trước đẻ có thể thực hành đọc hiểu văn bản Vịnh khoa thi Hương

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Vịnh khoa thi Hương

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Vịnh khoa thi Hương

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước và tâm sự của các nhà thơ trước thời cuộc

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng bước vào bài Vịnh khoa thi Hương
  3. Nội dung: GV yêu cầu HS trình bày những hiểu biết về mục đích của các kì thi được nhà nước phong kiến tổ chức và lễ xướng danh
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

+ Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm mục đích gì?

+ Sau cuộc thi ( thể thao, nghệ thuật, giáo dục,...) thường sẽ có một buổi lễ xướng danh và trao giải. Mục đích của lễ xướng danh là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

* Gợi ý tham khảo

- Nhà nước phong kiến xưa tổ chức các kì thi cho sĩ tử tham gia nhằm chọn ra những người tài giỏi để phục vụ đất nước.

- Mục đích của lễ xướng danh là khen ngợi những người có tài, đỗ đạt cao đồng thời tuyên truyền để các thế hệ sau học tập, rèn luyện và noi theo.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét phần trình bày của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, Tế Xương đã từng viết:

“ Nào có ra gì cái chữ nho

Ông nghè ông cống cũng nằm co

Chi bằng đi học làm ông phán

Tối rượu sâm banh sáng sữa bò.”

Đúng vậy, cuối thế kỉ XIX khi thực dân sang xâm lược nước ta cùng với sự mục ruỗng thối nát của xã hội phong kiến thời bấy giờ, cuộc sống của các nhà nho vô cung khổ cực, đặc biệt là những nhà nho thất cơ lỡ vận nhưng khoa thi Hán học vẫn được tổ chức. Vậy thực trạng của các khoa thi đó như thế nào, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu thông qua bài học ngày hôm nay Vịnh khoa thi Hương của tác giả Trần Tế Xương 

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Vịnh khoa thi Hương
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Vịnh khoa thi Hương
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Vịnh khoa thi Hương
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà:

- Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Tế Xương

- Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm Vịnh khoa thi Hương

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV bổ sung

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Trần Tế Xương (1870-1907) quê ở Nam Định, là người có tài nhưng lận đận thi cử, đỗ Tú tài nên thường được gọi là Tú Xương

- Thơ ông đậm chất trữ tình và chất trào phúng, phản ánh rõ nét bức tranh hiện thực của xã hội thuộc địa nửa phong kiến nước ta cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX

- Một số bài thơ Nôm tiêu biểu của Trần Tế Xương: Năm mới chúc nhau, Thương vợ, Áo bông che bạn, …

b. Tác phẩm

- Văn bản Vịnh khoa thi hương được sáng tác năm 1897, là bài thơ thuộc đề tài thi cử, thể hiện thái độ mỉa mai phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ thi cử đương thời và con đường khoa cử của riêng ông.

- Vịnh khoa thi Hương được viết theo thể thoe thất ngôn bát cú Đường luật

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 cánh diều Bài 7 Đọc 4 Vịnh khoa thi Hương, Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Bài 7 Đọc 4 Vịnh khoa thi Hương

Xem thêm giáo án khác