Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 10 TH tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 10 TH tiếng Việt: Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT:  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

CÂU HỎI, CÂU KHIẾN, CÂU CẢM , CÂU KỂ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Xác định được câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong câu và tác dụng của nó

- Nhận biết được câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể trong câu và chỉ ra được tác dụng của chúng

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập về câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học về câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về vai trò, tác dụng của các từ in đậm trong các ví dụ
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

Trong các câu sau, hãy cho biết đâu là câu

- Dùng để thắc mắc, có nhu cầu giải đáp về một vấn đề gì đó

- Dùng để yêu cầu, sai khiến, đưa ra mệnh lệnh

- Dùng để trần thuật, kể lại sự việc

- Dùng để thể hiện thái độ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc?

(1) Mẹ đã mua được ti vi chưa ?

(2) Bạn Lan hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa.

(3) Hãy hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa.

(4) A, mẹ đã mua được ti vi rồi!

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời

(1) Mẹ đã mua được ti vi chưa ? là câu dùng để thắc mắc, có nhu cầu giải đáp về một vấn đề gì đó

(2) Bạn Lan hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa. là câu dùng để trần thuật, kể lại sự việc

(3) Hãy hỏi mẹ đã mua được ti vi chưa là câu dùng để yêu cầu, sai khiến, đưa ra mệnh lệnh

(4) A, mẹ đã mua được ti vi rồi! là câu dùng để thể hiện thái độ, bộc lộ tình cảm, cảm xúc

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời câu hỏi sau: Trình bày vai trò, tác dụng, đặc điểm hình thức và lấy ví dụ minh hoạ cho các kiểu câu sau: câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Ôn lại kiến thức:

- Câu hỏi là câu dùng để hỏi thông tin. Vể hình thức, câu hỏi thường có các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, đâu, bao giờ, mấy, bao nhiêu, à, ư, …hoặc từ hay (nối các vế có quan hệ lựa chọn). Khi viết, câu hỏi thường được kết thúc bằng dấu chấm hỏi. Trong một số trường hợp, câu có hình thức của câu hỏi không được dùng để hỏi mà được dùng để cầu khiến, cảm thán hay khẳng định, phủ định. Ví dụ, câu “San chả làm nội trợ mãi rồi đấy ư?” (Nam Cao) không được dùng để hỏi mà được dùng để khẳng định

- Câu khiến là câu dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo, ngăn cấm. Ví dụ “Đừng có đi đâu đấy” (Kim Lân), “Con nín đi” (Nguyên Hồng). Khi viết, câu khiến thường kết thúc bằng dấu chấm than nhưng cũng có thể kết thúc bằng dấu chấm (nếu ý cầu khiến không được nhấn mạnh)

- Câu cảm là câu dùng để biểu lộ trực tiếp cảm xúc của người nói. Câu cảm thường có các từ ngữ cảm thán như: a, ôi, than ôi, hỡi ôi, trời ơi, chao ôi, … Khi viết, câu cảm thường kết thúc bằng dấu chấm than. Ví dụ: “Lo thay! Nguy thay! (Khúc đê này hỏng mất)” (Phạm Duy Tốn)

- Câu kể là câu dùng để trình bày (trần thuật, miêu tả, nhận định, …) về sự vật, sự việc. Câu kể không có đặc điểm hình thức của câu hỏi, câu khiến, câu cảm. Khi viết, câu kể thường được kết thúc bằng dấu chấm hoặc đôi khi bằng dấu chấm than, dấu chấm lửng. Trong một số trường hợp, câu có đặc điểm hình thức của câu kể không được dùng để kể mà chủ yếu để cầu khiến. Ví dụ, câu “Trời sắp mưa đấy!”  được dùng để nhắc nhở, yêu cầu (cất quần áo hoặc các thứ phơi bên ngoài vào nhà)


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 cánh diều Bài 10 TH tiếng Việt Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể , Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Bài 10 TH tiếng Việt Câu hỏi, câu khiến, câu cảm, câu kể

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác