Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 4 Tự đánh giá: Treo biển

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 4 Tự đánh giá: Treo biển - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT: TỰ ĐÁNH GIÁ

TREO BIỂN

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- HS nhận biết và phân tích được xung đột, hành động kịch, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong hài kịch thông qua văn bản Treo biển

- HS nhận biết được chủ đề và thông điệp của văn bản

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Treo biển

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Treo biển

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Ghét những thói hư tật xấu, phê phán những cái giả dối; từ đó, biết trân trọng những suy nghĩ trong sáng, nhân văn, những hành động trung thực;…

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận về những kiến thức đã được học ở bài 4: Hài kịch và truyện cười
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những những kiến thức đã được học ở bài 4: Hài kịch và truyện cười
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

- Em hãy kể tên các văn bản, bài viết và bài nói và nghe em đã được học trong bài 4: Hài kịch và truyện cười

- Em hãy liệt kê các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học ở bài 4

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành chuẩn bị câu trả lời theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đứng dậy để trả lời câu hỏi

- Các văn bản em đã được học trong bài 4: Hài kịch và truyện cười là: đoạn trích Đổi tên cho xã (Lưu Quang Vũ), Cái kính (Nê-xin), Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục (Mô-li-e), Thi nói khoác; nội dung viết em được học về cách viết một bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống; phần nói-nghe là thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

- Các đơn vị và nội dung kiến thức mà em đã được học trong bài 4 là một số yếu tố hình thức (xung đột, nhân vật, hành động, lời thoại, thủ pháp trào phúng, …) và nội dung (đề tài, chủ đề; ý nghĩa của văn bản, tư tưởng, tình cảm, thái độ của tác giả, …) của hài kịch và truyện cười; nghĩa tường minh, nghĩa hàm ẩn của câu trong hoạt động đọc, viết, nói, nghe; cách viết bài văn nghị luận về một vấn đề của đời sống và cách thảo luận ý kiến về một hiện tượng trong đời sống phù hợp với lứa tuổi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài mới: Để củng cố thêm kiến thức cho bài 4: Hài kịch và truyện cười thì ngày hôm nay, cô và trò chúng ta sẽ đến với tiết Tự đánh giá: Treo biển

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Treo biển
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Treo biển
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Treo biển
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 107, 108, 109)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV cho HS dọc văn bản “Treo biển” và trả lời câu hỏi:

Câu 1: Nội dung chính của văn bản Treo biển là gì?

A. Miêu tả cửa hàng của người bán cá

B. Kể chuyện về người mua cá

C. Nêu cảm nghĩ về chiếc biển hiệu

D. Kể chuyện về nhà hàng bán cá

Câu 2: Người bán hàng treo biển để làm gì?

A. Để quảng cáo hàng

B. Để mọi người góp ý

C. Để trang trí cửa hàng

D. Để cửa hàng đỡ trống trải

Câu 3: Tấm biển có những thông tin nào?

A. Địa điểm, thời gian, cách thức bán hàng

B. Địa điểm, mặt hàng, chất lượng hàng

C. Địa điểm, mặt hàng, thời gian bán hàng

D. Địa điểm, mặt hàng, cách thức bán hàng

Câu 4: Trong câu: “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa tường minh?

A. Tại nơi này có bán cá tươi

B. Tại đây không bán cá nước ngọt

C. Ở đây không bán nhiều loại cá

D. Ở đây không mua các loại cá

Câu 5: Trong câu: “Ở đây có bán cá tươi”, nghĩa nào là nghĩa hàm ẩn?

A. Ở đây không bán các loại cây

B. Ở đây không mua các loại hoa quả

C. Ở đây không bán loại cá chết, cá ươn

D. Ở đây có bán các loại cá tươi

Câu 6: Nêu một số đặc điểm nổi bật của truyện cười thể hiện qua văn bản Treo biển.

Câu 7: Tại sao không thể bỏ đi các chữ như mọi người đã góp ý?

Câu 8: Truyện Treo biển phê phán hiện tượng gì?

Câu 9: Theo em, chi tiết nào đáng cười nhất trong truyện Treo biển? Vì sao?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiến hành trả lời câu hỏi theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS lên bảng trình bày, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Tiến hành trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa (trang 107, 108, 109)

Câu 1: D

Câu 2: A

Câu 3: B

Câu 4: A

Câu 5: C

Câu 6:

- Truyện mang yếu tố gây cười cho người đọc: Người bán hàng không có chính kiến cứ mỗi lần có người góp ý là đổi tên biển liền, cuối cùng là cất luôn không treo.

- Truyện xây dựng, tạo nên những yếu tố gây cười: Tên của của cửa hàng mỗi lúc một rút ngắn mang những nghĩa khác nhau khiến người đọc phải bật cười vì sự ngu ngốc, thiếu chính kiến của anh bán cá.

- Truyện áp dụng các phương pháp gây cười một cách linh hoạt, sử dụng nhiều yếu tố bất ngờ và phóng đại. Nhờ đó câu chuyện sẽ càng tăng thêm tính hài hước.

Câu 7: Mục đích ban đầu của người bán hàng là muốn quảng cáo cho mọi người biết rằng cửa hàng anh ta bán cá tươi. Mỗi lần anh ta rút đi một chữ, nghĩa của tên liền thay đổi. Lần 1 bỏ chữ tươi, người khác có thể hiểu cửa hàng có thể bán cả các ươn, cá chết. Lần 2 bỏ chữ ở đây, khiến người khác nghĩ rằng có thể là các quán xung quanh bán cá treo biển ở đó. Lần 3 bỏ từ có bán đi để lại một chữ cá, người đi được không rõ anh ta là bán cá hay cá độ, hay bán đồ ăn cho cá...

Câu 8: Truyện Treo biển có ý nghĩa là phê phán những người không có chính kiến trong cuộc sống, trong công việc.

Câu 9: Chi tiết đáng cười nhất trong truyện là chi tiết người chủ cửa hàng liên tục thay đổi nội dung tấm biển. Vì người chủ muốn dùng tấm biển để quảng cáo nhưng cuối cùng lại bị những ý kiến khác làm cho lung lay dẫn đến việc tấm biển mất đi hiệu quả ban đầu.

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 cánh diều Bài 4 Tự đánh giá Treo biển, Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Bài 4 Tự đánh giá Treo biển

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác