Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 7 Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một bài thơ, tập thơ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 7 Nói và nghe: Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một bài thơ, tập thơ - sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

TIẾT  : NÓI VÀ NGHE

NGHE VÀ TÓM TẮT NỘI DUNG NGƯỜI KHÁC THUYẾT TRÌNH VỀ MỘT BÀI THƠ, TẬP THƠ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

- Biết nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tập thơ, bài thơ

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề

- Năng lực tiếp thu tri thức, kỹ năng của kiểu bài và hoàn thành các yêu cầu của bài tập

  1. Phẩm chất

Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng những cách cảm nhận, đánh giá về việc nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tập thơ, bài thơ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ.
  4. Sản phẩm: HS hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tập thơ, bài thơ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Định hướng

  1. Mục tiêu: HS nắm được cách xây dựng bài thảo luận đạt yêu cầu.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, kết hợp hướng dẫn của GV để chuẩn bị bài
  3. Sản phẩm học tập: Bài thảo luận đã được chuẩn bị trước ở nhà.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về yêu cầu, những lưu ý và các bước chuẩn bị bài nói - nghe

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời, nhắc lại các kiến thức đã được học ở bài 1: Truyện ngắn về các vấn đề sau:

+ Trình bày những yêu cầu về việc nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tập thơ, bài thơ

+ Để tiến hành nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tập thơ, bài thơ, ta cần lưu ý những nội dung gì?

- GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó).

 

 

 

 

 

 

 

- GV hướng dẫn:

a) Lựa chọn đề bài (ví dụ với đề bài 1: Nghe và tóm tắt nội dung bài thuyết trình về bối cảnh lịch sử, giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Vịnh khoa thi Hương của tác giả Trần Tế Xương)

- Đọc lại bài thơ, tìm hiểu cuộc đời, sự nghiệp của Trần Tế Xương, bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hoá của Việt Nam khi nhà thơ viết tác phẩm này. Đọc thêm các bài viết xung quanh tác giả và bài thơ cũng như bộ phận thơ trào phúng của Trần Tế Xương

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Tìm ý cho bài trình bày bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi:

+ Bài thơ được viết trong bối cảnh xã hội như thế nào? Em có nhận xét gì về bối cảnh đó?

+ Trần Tế Xương đã chọn những hình ảnh nào của khoa thi Hương năm Đinh Dậu? Hình ảnh đó có gì đặc biệt?

+ Việc lựa chọn ngôn từ để khắc hoạ các hình ảnh trên có gì đặc biệt? Có thể thay thế các từ ngữ trên bằng từ ngữ khác không?

+ Tác giả đã sử dụng phép đối như thế nào để nghệ thuật trào phúng được phát huy triệt để?

+ …

- GV yêu cầu HS lập dàn ý, tổ chức hệ thống các ý theo ba phần:

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức và ghi lên bảng.

1. Yêu cầu

- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình đã được học ở bài 3, bài 5

- Yêu cầu cụ thể: nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một tập thơ, bài thơ

2. Lưu ý

- Xác định rõ vấn đề mà người nói sẽ trình bày, thời gian và đối tượng nghe

- Tìm đọc trước bài thơ, tập thơ sẽ được nói đến, tìm hiểu về các bài viết, các bàn luận và dư luận xã hội xung quanh tác giả và tác phẩm của bài thơ, tập thơ đó

- Chuẩn bị các phương tiện để tiến hành việc tóm tắt nội dung buổi thuyết trình

- Biết tóm tắt bài thuyết trình theo một trình tự ba phần: mở đầu, phát triển và kết thúc; ghi chép những chỗ cần lưu ý thêm, những ý kiến khác biệt, những vấn đề còn chưa hiểu để đề nghị người nói giải thích, trình bày thêm hoặc tham gia ý kiến khi thảo luận

3. Chuẩn bị nói và nghe

a) Lựa chọn đề bài

b) Tìm ý và lập dàn ý

* Tìm ý

* Lập dàn ý

- Mở bài: Giới thiệu khái quát về bài Vịnh khoa thi Hương, tác giả và bối cảnh lịch sử và giá trị của bài thơ

- Thân bài

+ Trình bày chủ đề của bài thơ

+ Trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ

+ Phân tích nghệ thuật lựa chọn và xây dựng hình ảnh. Lí giải vì sao nhà thơ lại sử dụng các hình ảnh ấy và phân tích để thấy được nghệ thuật trào phúng

+ Chỉ ra và phân tích tác dụng của các phép đối được tác giả sử dụng để tạo nên những hình ảnh, ngôn từ trào phúng đặc sắc và gây ấn tượng mạnh mẽ

+ Nêu lên những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân về hoàn cảnh ra đời, nội dung và nghệ thuật của bài thơ

- Kết bài: Khái quát, tổng hợp lại vấn đề đã được trình bày: Bối cảnh lịch sử, nội dung và một số hình thức nghệ thuật của bài thơ Vịnh khoa thi Hương đã cho thấy tài năng trào phúng bậc thầy của Trần Tế Xương

 


=> Xem toàn bộ Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Từ khóa tìm kiếm: Giáo án Toán 8 cánh diều Bài 7 Nói và nghe Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một bài thơ, tập thơ, Tải giáo án trọn bộ Toán 8 cánh diều, Giáo án word Bài 7 Nói và nghe Nghe và tóm tắt nội dung người khác thuyết trình về một bài thơ, tập thơ

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác