Soạn giáo án Ngữ văn 8 cánh diều Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 8 Bài 2 TH tiếng Việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ sách cánh diều. Giáo án soạn chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT:  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

SẮC THÁI NGHĨA CỦA TỪ NGỮ

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- Xác định được sắc thái nghĩa khác nhau của những từ đồng nghĩa

- Chỉ ra được tác dụng của việc lựa chọn và sử dụng các từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp với nội dung của tác phẩm và tư tưởng, tình cảm của tác giả

- Biết lựa chọn, sử dụng từ ngữ với sắc thái nghĩa phù hợp trong nói (viết) để nâng cao hiệu quả giao tiếp

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thực hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập trợ từ, thán từ

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học sắc thái nghĩa của từ
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về những từ loại đã được học
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi sau:

+ Em hãy chỉ ra sự khác nhau của từ xanh được sử dụng trong những câu sau:

  1. Trời thu xanhngắt mấy tầng cao.
  2. Một vùng cỏ mọc xanh rì.
  3. Suối dài xanhmướt nương ngô.

+ Theo em, vì sao trong nói (viết), cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái phù hợp?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời

  1. Xanh trên diện rộng.
  2. Xanh đậm và đều như màu của cỏ.
  3. Xanh tươi mỡ màng.

- Trong nói hoặc viết cần lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản vì điều này sẽ giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn

- GV dẫn dắt vào bài học: Như vậy, việc sử dụng một từ ngữ mang nhiều ý nghĩa khác nhau đã tạo nên sắc thái từ vô cùng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên, việc sử dụng từ ngữ như thế nào phù hợp với văn cảnh của từng câu văn, nâng cao hiệu quả trong giao tiếp thì bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về Sắc thái nghĩa của từ ngữ.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về trợ từ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về trợ từ
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau: Dựa vào phần kiến thức ngữ văn và ví dụ trong bài tập phần Khởi động, em hãy nêu định nghĩa và đặc điểm về sắc thái nghĩa của từ ngữ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

Ôn lại kiến thức:

Sắc thái nghĩa của từ

Sắc thái nghĩa của từ là nét nghĩa bổ sung nghĩa cơ bản cho từ ngữ. Các sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ gồm:

- Sắc thái miêu tả, ví dụ: các từ ghép như trắng tinh, trắng xoá đều chỉ màu sắc nhưng được phân biệt với nhau nhờ các yếu tố phụ (trắng tinh: rất trắng, thuần một màu, gây cảm giác rất sạch; trắng xoá: trắng đều khắp trên một diện rộng)

- Sắc thái biểu cảm, ví dụ: các từ thuần Việt như cha, mẹ, vợ, …thường có sắc thái thân mật; còn các từ Hán Việt như thân phụ, thân mẫu, phu nhân, … thường có sắc thái trang trọng

    Trong nói và viết, cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái nghĩa phù hợp để nâng cao hiệu quả giao tiếp

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về tiếng việt
  3. Nội dung: GV chiếu bài tập, HS suy nghĩ, trả lời.
  4. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các bài tập trong sách giáo khoa.
  5. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1:  Bài tập 1 SGK trang 46

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ cho HS

Câu hỏi 1. Tìm một từ đồng nghĩa với ngút ngát trong khổ thơ dưới đây và cho biết vì sao từ ngút ngát phù hợp trong văn cảnh này.

Sông Gâm đôi bờ trắng cát

Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại

Xanh lên ngút ngát một màu.

(Mai Liễu)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

 

 

Xem đầy đủ các khác trong bộ: => Giáo án Ngữ văn 8 cánh diều

Hệ thống có đầy đủ: Giáo án word đồng bộ giáo án Powerpoint các môn học. Đầy đủ các bộ sách: Kết nối tri thức, chân trời sáng tạo, cánh diều. Và giáo án có đủ cả năm. Các tài liệu khác như đề thi, dạy thêm, phiếu học tập, trắc nghiệm cũng có sẵn. Và rất giúp ích cho việc giảng dạy. Các tài liệu đều sẵn sàng và chuyển tới thầy cô ngay và luôn

Tải giáo án:

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Giải bài tập những môn khác