Đề số 6: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 13 Hình chữ nhật

 ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hãy chọn câu sai.

  • A. Hình thang cân có một góc vuông là hình chữ nhật
  • B. Hình bình hành có một góc vuông là hình chữ nhật
  • C. Hình bình hành có hai đường chéo bằng nhau là hình chữ nhật
  • D. Hình thang có một góc vuông là hình chữ nhật

Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng. Hình bình hành ABCD là hình chữ nhật khi:

  • A. AB = BC   
  • B. AC ⊥ BD
  • C. AC = BD   
  • D. BC = CD  

Câu 3: Khoanh tròn vào phương án sai

  • A. Trong tam giác vuông đường trung tuyến ứng với cạnh huyền và bằng nửa cạnh huyền.
  • B. Trong tam giác, đường trung tuyến với với một cạnh và bằng nửa cạnh ấy thì tam giác đó là tam giác vuông.
  • C. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh huyền thì vuông góc với cạnh huyền.
  • D. Trong tam giác vuông, đường trung tuyến ứng với cạnh góc vuông không bằng cạnh ấy.

Câu 4: P là một điểm bên trong hình chữ nhật ABCD sao cho PA = 3cm, PD = 4cm và PC = 5cm.Vậy PB, tính bằng cm, bằng: 

  • A. $3\sqrt{2}$
  • B. $2\sqrt{2}$
  • C. $4\sqrt{2}$
  • D. $2\sqrt{3}$

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC). Gọi D là trung điểm của BC. Vẽ DE // AB, vẽ DF // AC (E ∈ AC, F ∈ AB).

a) Chứng minh rằng tứ giác AEDF là hình chữ nhât.

b) Chứng minh rằng tứ giác BFED là hình bình hành.


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

C

C

A

 

Tự luận: 

Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 13: Hình chữ nhật

a) Tứ giác AEDF có:

 AE // DF (AC // FD, E ∈AC)

 AF // DE (AB // DE, F ∈ AB)

=> AEDF là hình bình hành.

Mà $\widehat{FAE}=90^{\circ}$ (ΔABC vuông tại A)

Nên AEDF là hình chữ nhât.

b) ΔABC có D là trung điểm của BC và FD // AC 

=> F là trung điểm của AB.

ΔABC có D là trung điểm của BC và DE // AB 

=> E là trung điểm của AC

=> EF là đường trung bình của tam giác ABC

=> EF // BC và $EF = \frac{1}{2} BC $

Lại có $BD = \frac{1}{2} BC$ (Vì D là trung điểm của BC)

⇒ EF // BD và EF = BD

Vậy tứ giác BFED là hình bình hành (dấu hiệu nhận biết).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác