Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 31: Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số

Đề thi, đề kiểm tra toán 8 Kết nối tri thức bài 31: Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

Câu 1: Rút ra một con bài từ bộ bài 52 con. Xác suất để được con bích là

  • A. $\frac{1}{13}$
  • B. $\frac{1}{4}$
  • C. $\frac{12}{13}$
  • D. $\frac{3}{4}.$

Câu 2: Gieo ngẫu nhiên một con xúc xắc. Xác suất để mặt 6 chấm xuất hiện

  • A. $\frac{1}{6}$
  • B. $\frac{5}{6}$
  • C. $\frac{1}{2}$
  • D. $\frac{1}{3}$

Câu 3: Chọn ngẫu nhiên một số có 2 chữ số từ các số 00 đến 99. Xác suất để có một con số tận cùng là 0 là

  • A. 0,3.
  • B. 0,2.
  • C. 0,1.
  • D. 0,4.

Câu 4: Gieo ba con xúc xắc. Xác suất để mặt 5 chấm xuất hiện nhiều nhất hai lần là

  • A. $\frac{5}{72}$
  • B. $\frac{1}{216}$
  • C. $\frac{215}{216}$
  • D. $\frac{1}{72}$

Câu 5: Gieo hai con xúc xắc. Xác suất để tổng số chấm trên hai mặt bằng 11 là

  • A. $\frac{1}{18}$
  • B. $\frac{1}{6}$
  • C. $\frac{1}{8}$
  • D. $\frac{2}{25}$

Câu 6: Một túi chứa 2 bi trắng và 3 bi đen. Rút ra 3 bi. Xác suất để được ít nhất 1 bi trắng là

  • A. $\frac{1}{6}$
  • B. $\frac{1}{10}$
  • C. $\frac{9}{10}$
  • D. $\frac{4}{5}$

Câu 7: Có 10 hộp sửa trong đó có 3 hộp hư. Chọn ngẫu nhiên 4 hộp. Xác suất để được nhiều nhất 3 hộp hư

  • A. $\frac{5}{21}$
  • B. $\frac{41}{42}$
  • C. $\frac{1}{21}$
  • D. $\frac{1}{41}$

Câu 8: Gieo ngẫu nhiên 2 con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất để sau hai lần gieo kết quả như nhau là

  • A. $\frac{5}{36}$
  • B. $\frac{1}{6}$
  • C. $\frac{1}{2}$
  • D. 1.

Câu 9: Một bình đựng 4 quả cầu xanh và 6 quả cầu trắng. Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu. Xác suất để được 3 quả cầu toàn màu xanh là

  • A. $\frac{1}{20}$
  • B. $\frac{3}{10}$
  • C. $\frac{1}{15}$
  • D. $\frac{1}{30}$

Câu 10: Sắp 3 quyển sách Toán và 3 quyển sách Vật Lí lên một kệ dài. Xác suất để 2 quyển sách cùng một môn nằm cạnh nhau là

  • A. $\frac{1}{5}$
  • B. $\frac{1}{10}$
  • C. $\frac{1}{20}$
  • D. $\frac{2}{5}$

ĐỀ 2

Câu 1: Gieo một con xúc xắc. Xác suất để mặt chấm chẵn xuất hiện là

  • A. 0, 2.
  • B. 0, 3.
  • C. 0, 4.
  • D. 0, 5.

Câu 2: Rút ra một con bài từ bộ bài 52 con. Xác suất để được con ách (A) là

  • A. $\frac{2}{13}$
  • B. $\frac{1}{169}$
  • C. $\frac{4}{13}$
  • D. $\frac{3}{4}$

Câu 3: Từ các chữ số 1, 2, 4, 6, 8, 9 lấy ngẫu nhiên một số. Xác suất để lấy được một số nguyên tố là

  • A. $\frac{1}{2}$
  • B. $\frac{1}{3}$
  • C. $\frac{1}{4}$
  • D. $\frac{1}{6}$

Câu 4: Gieo hai con xúc xắc. Xác suất để tổng số chấm trên hai mặt chia hết cho 3 là

  • A. $\frac{13}{36}$
  • B. $\frac{11}{36}$
  • C. $\frac{1}{6}$
  • D. $\frac{1}{3}$

Câu 5: Gieo một con xúc xắc 3 lần. Xác suất để được mặt số hai xuất hiện cả 3 lần là

  • A. $\frac{1}{216}$
  • B. $\frac{1}{172}$
  • C. $\frac{1}{18}$
  • D. $\frac{1}{20}$

Câu 6: Gieo đồng tiền 2 lần. Xác suất để sau hai lần gieo thì mặt sấp xuất hiện ít nhất một lần

  • A. $\frac{1}{4}$
  • B. $\frac{1}{2}$
  • C. $\frac{3}{4}$
  • D. $\frac{1}{3}$

Câu 7: Gieo ngẫu nhiên 2 con xúc xắc cân đối và đồng chất. Xác suất để sau hai lần gieo kết quả như nhau là:

  • A. $\frac{1}{10}$
  • B. $\frac{1}{6}$
  • C. $\frac{1}{8}$
  • D. $\frac{1}{4}$

Câu 8: Rút ra một con bài từ bộ bài 52 con. Xác suất để được con ách (A) hoặc con rô là

  • A. $\frac{1}{52}$
  • B. $\frac{2}{13}$
  • C. $\frac{4}{13}$
  • D. $\frac{17}{52}$

Câu 9: Một bình đựng 5 quả cầu xanh và 4 quả cầu đỏ và 3 quả cầu vàng. Chọn ngẫu nhiên 3 quả cầu. Xác suất để được 3 quả cầu khác màu là

  • A. $\frac{3}{5}$
  • B. $\frac{3}{7}$
  • C. $\frac{3}{11}$
  • D. $\frac{3}{14}$

Câu 10: Một túi đựng các viên kẹo giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 5 viên kẹo màu đen, 3 viên kẹo màu đỏ, 7 viên kẹo màu trắng, 5 viên kẹo xanh. Lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi. Tính xác suất không lấy được viên kẹo màu đỏ.

  • A. $\frac{3}{2}$
  • B. $\frac{3}{7}$
  • C. $\frac{12}{5}$
  • D. $\frac{3}{5}$

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Gieo ngẫu nhiên một con súc sắc. Xác suất để mặt 6 chấm xuất hiện

Câu 2 (4 điểm). Trong một chiếc hộp có 15 tấm thẻ giống nhau được đánh số 10 ; 11 ;… ; 24. Rút ngẫu nhiên một tấm thẻ từ trong hộp. Tính xác suất để không rút trúng thẻ ghi số nguyên tố.

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm). Từ các chữ số 1, 2, 4, 6, 8, 9 lấy ngẫu nhiên một số. Xác suất để lấy được một số nguyên tố là

Câu 2 (4 điểm). Một hộp đựng 18 viên bi cùng khối lượng và kích thước, với hai màu đỏ và vàng, trong đó số viên bi màu vàng gấp đôi so viên bi màu đỏ. Bình lấy ngẫu nhiên một viên từ trong hộp. Tính xác suất để Bình lấy được viên bi màu vàng.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Gieo đồng thời hai con xúc xắc. Tìm xác suất của các biến cố sau: “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc bằng 1”? 

  • A. 0
  • B. 1
  • C. 2
  • D. 3

Câu 2: Một túi đựng 6 tấm thẻ được ghi các số 6; 8; 10; 12; 14; 16. Xét biến cố “Rút được tấm thẻ chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố trên bằng bao nhiêu? 

  • A. 0
  • B. 0,5
  • C. 1
  • D. 1,5

Câu 3: Một hộp đựng 4 bi xanh và 6 bi đỏ lần lượt rút 2 viên bi. Xác suất để rút được một bi xanh và 1 bi đỏ là

  • A. $\frac{4}{15}$
  • B. $\frac{6}{25}$
  • C. $\frac{8}{25}$
  • D. $\frac{4}{15}$

Câu 4: Tổng hợp kết quả xét nghiệm bệnh viêm gan ở một phòng khám trong một năm ta được bảng sau:

Quý

Số ca xét nghiệm

Số ca dương tính

I

210

21

II

150

15

III

180

9

IV

240

48

Có bao nhiêu quý có xác suất của biến cố “một ca có kết quả dương tính” dưới 110

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Một túi đựng các viên kẹo giống hệt nhau, chỉ khác màu, trong đó có 5 viên kẹo màu đen, 3 viên kẹo màu đỏ, 7 viên kẹo màu trắng. Lấy ngẫu nhiên một viên kẹo trong túi. Tính xác suất lấy được viên kẹo màu đen hoặc màu đỏ.

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Bạn An tung một đồng xu cân đối và đồng chất. Tìm xác suất của biến cố sau: “Tung được mặt ngửa”.

  • A. 0
  • B. 1
  • C. $\frac{1}{2}$
  • D. $\frac{1}{10}$

Câu 2: Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Tính xác suất của biến cố “Gieo được mặt có số chấm nhiều hơn 6”. 

  • A. 0
  • B. 0,2
  • C. 0,4 
  • D. 1

Câu 3: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố này là:

  • A. $\frac{1}{2}$
  • B. 1
  • C. $\frac{1}{3}$
  • D. $\frac{1}{5}$

Câu 4: Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 40 lần ta được kết quả như sau:

Màu bút

Xanh

Vàng

Đỏ

Số lần

14

10

16

  • A. $\frac{1}{4}$
  • B. 1
  • C. $\frac{1}{10}$
  • D. $\frac{3}{4}$

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Một túi chứa 2 bi trắng và 3 bi đen. Rút ra 3 bi. Xác suất để được ít nhất 1 bi trắng là?

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 31: Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số, đề kiểm tra 15 phút Toán 8 kết nối tri thức, đề thi Toán 8 kết nối tri thức bài 31

Bình luận

Giải bài tập những môn khác