I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
Câu 1: Chọn ngẫu nhiên một chữ cái trong cụm từ "TOÁN HỌC VÀ TUỔI TRẺ". Liệt kê tất cả các kết quả có thể của hành động này
- A. T, O, A, N, H, C, U, Ô, I, R, E.
- B. T, O, A, N, R, E.
- C. T, O, A, N, H, O, C, T, U, Ô, I, T, R, E.
- D. H, C, U, Ô, I, R, E.
Câu 2: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Viết tập hợp A gồm các kết quả có thể xảy ra đối với mặt xuất hiện của xúc xắc.
- A. A = {mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
- B. A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
- C. A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 4 chấm}.
- D. A = {mặt 1 chấm; mặt 2 chấm; mặt 3 chấm; mặt 5 chấm; mặt 6 chấm}.
Câu 3: Gieo hai con xúc xắc. Có bao nhiêu kết quả thuận lợi cho biến cố “Tổng số chấm xuất hiện trên hai con xúc xắc là số lẻ”.
Câu 4: Một hộp có 52 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, …, 51, 52; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một thẻ trong hộp. Viết tập hợp M gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.
- A. M = {1, 3, 5, …, 49, 51}.
- B. M = {2, 3, 4, …, 51, 52}.
- C. M = {1, 2, 3, …, 50}.
- D. M = {1, 2, 3, …, 51, 52}.
Câu 5: Viết ngẫu nhiên một số tự nhiên có hai chữ số. Tập hợp E gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số tự nhiên được viết ra là
- A. E = {1; 2; 3; 4;…; 98; 99}.
- B. E = {10; 11; 12; 13;…; 98; 99}.
- C. E = {10; 11;…; 19; 20}.
- D. E = {20; 21; 22;…; 98; 99}.
Câu 6: Một hộp có 12 chiếc thẻ cùng loại, mỗi thẻ được ghi một trong các số 1, 2, 3, ..., 12; hai thẻ khác nhau thì ghi hai số khác nhau. Rút ngẫu nhiên một chiếc thẻ trong hộp. Viết tập hợp B gồm các kết quả có thể xảy ra đối với số xuất hiện trên thẻ được rút ra.
- A. B = {1; 2; 3; ...; 10}.
- B. B = {1; 2; 3; ...; 9}.
- C. B = {1; 2; 3; ...; 12}.
- D. B = {2; 3; 4; ...; 12}.
Câu 7: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là hợp số”. Nêu những kết quả thuận lợi cho biến cố trên.
- A. Có một kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 6 chấm.
- B. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 3 chấm; mặt 4 chấm.
- C. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 5 chấm; mặt 6 chấm.
- D. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 4 chấm; mặt 6 chấm.
Câu 8: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Liệt kê các kết quả thuận lợi cho biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia 4 dư 1”.
- A. Có một kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 1 chấm.
- B. Có hai kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 1 chấm, mặt 5 chấm.
- C. Có ba kết quả thuận lợi cho biến cố là mặt 1 chấm, mặt 2 chấm, mặt 5 chấm.
- D. Không có kết quả thuận lợi nào.
Câu 9: Một nhóm học sinh quốc tế gồm 9 học sinh đến từ các nước Việt Nam, Ấn Độ, Ai Cập, Brasil, Canada, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Nam Phi; mỗi nước chỉ có đúng một học sinh. Chọn ra ngẫu nhiên một học sinh trong nhóm học sinh quốc tế trên. Tìm số kết quả thuận lợi cho biến cố sau “Học sinh được chọn ra đến từ châu Á”.
Câu 10: Xếp 4 viên bi xanh và 5 bi trắng có các kích thước khác nhau thành một hàng ngang một cách ngẫu nhiên. Hãy tính số các kết quả thuận lợi cho biến cố “Không có hai viên bi trắng xếp liền nhau”
- A. 24
- B. 120
- C. 2880
- D. 3000
Bình luận