Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

Đề thi, đề kiểm tra toán 8 Kết nối tri thức bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

 I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

Câu 1: Với giá trị nào của m thì hàm số $y=(m-3)x+5$ là hàm số bậc nhất khi

  • A. $m>3$
  • B. $m<3$
  • C. $m\neq 3$
  • D. $m\geq 3$

Câu 2: Trong các hàm số sau, hàm số nào là hàm số bậc nhẩt?

  • A. $y=\sqrt{2x}+3$
  • B. $y=x^{2}$
  • C. $y=\frac{2}{x}-1$
  • D. $y=-3x$

Câu 3: Với $x=\sqrt{2}-1$ thì hàm số $y=(1+\sqrt{2})x+1$ có giá trị bằng

  • A. $2\sqrt{2}$
  • B. $3$
  • C. $\sqrt{2}$
  • D. $2$

Câu 4: Cho hàm số bậc nhất $y=f(x)=3x+1$. Tính f(-2) ta được kết quả

  • A. – 5.
  • B. 5.
  • C. – 7.
  • D. 7.

Câu 5: Đồ thị hàm số $y=5x-3$ không đi qua điểm nào sau đây?

  • A. $\left ( \frac{3}{5};0 \right )$
  • B. $\left (2;7 \right )$
  • C. $\left (-2;-12 \right )$
  • D. $\left (-1;-8 \right )$

Câu 6: Hình dưới là đồ thị của hàm số nào sau đây?

 Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

  • A.y = 3x.
  • B. y = 2x. 
  • C. y = x + 1.
  • D. y = x – 1.

Câu 7: Cho hàm số $y=mx+2m$ cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng 4. Giá trị của m là

  • A. 4.
  • B. – 3.
  • C. 2.
  • D. – 2.

Câu 8: Với giá trị nào của k thì đường thẳng $y=(3-2k)x-3k$ đi qua điểm A(-1;1)

  • A. $k=-1$
  • B. $k=3$
  • C. $k=2$
  • D. $k=-4$

Câu 9: Một hình chữ nhật có các kích thước là 2m và 3m. Gọi y là chu vi của hình chữ nhật này sau khi tăng chiều dài và chiều rộng thêm x (m). Cho biết y là một hàm số bậc nhật theo biến số x. Tính tổng hệ số a + b của hàm số này? 

  • A. 7.
  • B. 14.
  • C. 2.
  • D. 5.

Câu 10: Một lò xo có chiều dài ban đầu khi chưa treo vật nặng là 10 cm. Cho biết khi treo thêm vào lò xo một vật nặng 1kg thì chiều dài lò xo tăng thêm 3 cm. Tính chiều dài y (cm) của lò xo theo khối lượng x (kg) của vật. 

  • A. $y=10x$
  • B. $y=3x-10$
  • C. $y=3x+10$
  • D. $y=3x$

ĐỀ 2

Câu 1: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số $y=\frac{m+3}{m-3}x-\sqrt{5}$ là hàm số bậc nhất

  • A. $m\neq 3$
  • B. $m\neq 3$ và $m\neq -3$
  • C. $m\neq -3$
  • D. $m=-3$

Câu 2: Trong các hàm số $y=3x-2; y=\sqrt{3}(x+1)-5; y=\frac{1}{2x}+6; y=-1,5x$, hàm số không phải hàm số bậc nhất là

  • A. $y=\sqrt{3}(x+1)-5$
  • B. $y=3x-2$
  • C. $y=\frac{1}{2x}+6$
  • D. $y=-1,5x$

Câu 3: Đồ thị hàm số $y=2x$ đi qua điểm nào?

  • A. (1;2)
  • B. (2;2)
  • C. (-2;-1)
  • D. (2;1)

Câu 4: Điểm $A(\sqrt{2};3)$ thuộc đồ thị hàm số nảo?

  • A. $y=\sqrt{2}x+1$
  • B. $y=\sqrt{2}x-1$
  • C. $y=-\sqrt{2}x+1$
  • D. $y=-5x+4$

Câu 5: Đồ thị của hàm số $y=2x+3$ là đường thẳng đi qua hai điểm phản biệt sau

  • A. $(0;3) và \left ( -\frac{3}{2};0 \right )$
  • B. $(0;3) và (3;0)$
  • C. $(0;3) và \left ( -\frac{3}{2};2 \right )$
  • D. $(3;0) và \left ( -\frac{3}{2};0 \right )$

Câu 6: Tìm a và b để đồ thị hàm số $y=ax+b$ đi qua các điểm A(-2;1), B(1;-2)

  • A. a = -2 và b = -1
  • B. a = 2 và b = 1
  • C. a = 1 và b = 1
  • D. a = -1 và b = -1

Câu 7: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập nghiệm của phương trình 4x+y=1 được biểu diển bởi đồ thị hàm số nào đưới đây?

  • A. $y=-4x+1$
  • B. $y=4x+1$
  • C. $y=4x-1$
  • D. $y=-4x-1$

Câu 8: Cho hàm số bậc nhất $y=\sqrt{3}x$ có đồ thị d , khẳng định nào sau đây sai?

  • A. Điểm $E\left ( \frac{1}{\sqrt{6}};\frac{1}{\sqrt{2}} \right )$ thuộc d.
  • B. Điểm H thuộc d có tung độ là $\sqrt{12}$ thì hoành độ của  là 2.
  • C. Đường thẳng d cắt trục hoành tại điểm có hoành độ $\sqrt{3}$
  • D. Điểm I thuộc d có hoành độ $-\sqrt{3}$ thì tung độ của I là -3

Câu 9: Một xe khách khởi hành từ bến xe phía Nam bưu điện thành phố Hà Nội để đi về thành phố Thái Bình với tốc độ 40km/h theo hình bên.

Biết rằng xe khách cách bưu điện thành phố Hà Nội 5km. Sau x giờ xe khách cách bưu điện thành phố Hà Nội y km. Tính y theo x.

  • A. y = 40x+5
  • B. y = 40x
  • C. y = 5x+40
  • D. y = 5x

Câu 10: Hàm số $y=\left | -x-3 \right |+\left | 2x+1 \right |+\left |  x+1\right |$ đồng biến trong khoảng nào?

  • A. $(-∞; -\frac{1}{2}).$
  • B. $(-∞; \frac{1}{2}).$
  • C. $(\frac{1}{2}; +∞).$
  • D. $(-\frac{1}{2}; +∞).$

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

 ĐỀ 3

Câu 1 (6 điểm). Cho hàm số $y = f(x)= 2x+3$

a) Tính giá trị của hàm số khi x = -2; -0,5; 0; 3

b) Tìm giá trị của x để hàm số có giá trị bằng 10, -7

Câu 2 (4 điểm). Trong cùng mặt phẳng tọa độ, cho (P): $y=−x^{2}$ và đường thẳng $(d): y=mx+1$ (m là tham số). Xác định m để:

a) (d) tiếp xúc (P) .

b) (d) cắt (P) tại 2 điểm phân biệt.

c) (d) và (P) không có điểm chung.

ĐỀ 4

Câu 1 (6 điểm).

a) Vẽ đồ thị hàm số $y=3x+2.$

b) Gọi A, B lần lượt là giao điểm của đồ thị hàm số trên trục tung và trục hoành.

Tính diện tích tam giác OAB.

Câu 2 (4 điểm). Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho ba đường thẳng:

$(d_{1}): 2x-y+3=0$

$(d_{2}): 15x+3y+5=0$

$(d_{3}):3ax-3y+4a+9=0$

a) Tìm a để ba đường thẳng có một điểm chung.

b) Với giá trị của a vừa tìm được, hãy tính chu vi và diện tích của tam giác tạo bởi $(d_{3})$ với các trục Ox, Oy.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Hàm số $y=\sqrt{m+2}x+3$ là hàm số bậc nhất khi

  • A. $m\neq -2$
  • B. $m<-2$
  • C. $m\geq -2$
  • D. $m>-2$

Câu 2: Biết rằng đồ thị hàm số $y=ax+b$ đi qua hai điểm M(-1;3) và N(1;2). Tính tổng $S=a+b$

  • A. $S=-\frac{1}{2}$
  • B. $S=3$
  • C. $S=2$
  • D. $S=\frac{5}{2}$

Câu 3: Điểm M nằm trên đường thẳng $y = x – 4$ sao cho $OM=2\sqrt{2}$ , O là gốc toạ độ. Tung độ điểm M có giá trị là

  • A. 8.
  • B. – 2.
  • C. 2.
  • D. – 4.

Câu 4: Với giả trị nào của m để hàm số $y=(m+1)x-m+5$ cắt trục Ox tại điểm có hoành độ bằng 3

  • A. 3.
  • B. – 4.
  • C. – 3.
  • D. 4.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hàm số $y=\frac{5-3x}{5-3m}$ (m là tham số) nghịch biến trên $\mathbb{R}$ khi nào?

Câu 2 (4 điểm): Xét tính đồng biến nghịch biến của các hàm số sau

a) $y=3x+\frac{1}{2}$

b) $y=-2x+1$

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Đồ thị hàm số $y=2x-1$ cắt trục tung tại điểm nào?

  • A. (0;-1)
  • B. (1;1)
  • C. (0;2)
  • D. $(0;\frac{1}{2})$

Câu 2: Đồ thị hàm số $y=3x+6$ cắt trục hoảnh tại điểm nào?

  • A. (2;0)
  • B. (-3;0)
  • C. (-2;0)
  • D. (0;6)

Câu 3: Đồ thị nào dưới đây là đồ thị hàm số y = 2x – 1.

  • A.  Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
  • B.  Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
  • C. Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
  • D.  Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất

Câu 4: Tìm toạ độ điểm D trong mặt phẳng toạ độ Oxy sao cho A (4; 1); B (2; 3); C (6 ; 2) và D lập thành hình bình hành ABCD.

  • A. D (6; 3).
  • B. D (1; 4).
  • C. D (4; 5).
  • D. D (8; 0).

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Trong hệ trục toạ độ Oxy cho hàm số $y=2x+m$ (*)  

Tìm giá trị của m để đồ thị hàm số đi qua:

a) A(-1;3)

b) $B(\sqrt{2};-5\sqrt{2})$

Câu 2 (2 điểm): Cho hàm số f(x)=ax+b. Xác định a+b, biết f(x-1)=-x+3, với mọi $x \in \mathbb{R}$

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Toán 8 KNTT bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất, đề kiểm tra 15 phút Toán 8 kết nối tri thức, đề thi Toán 8 kết nối tri thức bài 28

Bình luận

Giải bài tập những môn khác