Đề số 2: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 28 Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
ĐỀ 2
Câu 1: Tìm tất cả các giá trị của tham số m để hàm số $y=\frac{m+3}{m-3}x-\sqrt{5}$ là hàm số bậc nhất
- A. $m\neq 3$
- B. $m\neq 3$ và $m\neq -3$
- C. $m\neq -3$
- D. $m=-3$
Câu 2: Trong các hàm số $y=3x-2; y=\sqrt{3}(x+1)-5; y=\frac{1}{2x}+6; y=-1,5x$, hàm số không phải hàm số bậc nhất là
- A. $y=\sqrt{3}(x+1)-5$
- B. $y=3x-2$
- C. $y=\frac{1}{2x}+6$
- D. $y=-1,5x$
Câu 3: Đồ thị hàm số $y=2x$ đi qua điểm nào?
- A. (1;2)
- B. (2;2)
- C. (-2;-1)
- D. (2;1)
Câu 4: Điểm $A(\sqrt{2};3)$ thuộc đồ thị hàm số nảo?
- A. $y=\sqrt{2}x+1$
- B. $y=\sqrt{2}x-1$
- C. $y=-\sqrt{2}x+1$
- D. $y=-5x+4$
Câu 5: Đồ thị của hàm số $y=2x+3$ là đường thẳng đi qua hai điểm phản biệt sau
- A. $(0;3) và \left ( -\frac{3}{2};0 \right )$
- B. $(0;3) và (3;0)$
- C. $(0;3) và \left ( -\frac{3}{2};2 \right )$
- D. $(3;0) và \left ( -\frac{3}{2};0 \right )$
Câu 6: Tìm a và b để đồ thị hàm số $y=ax+b$ đi qua các điểm A(-2;1), B(1;-2)
- A. a = -2 và b = -1
- B. a = 2 và b = 1
- C. a = 1 và b = 1
- D. a = -1 và b = -1
Câu 7: Trong mặt phẳng tọa độ Oxy, tập nghiệm của phương trình 4x+y=1 được biểu diển bởi đồ thị hàm số nào đưới đây?
- A. $y=-4x+1$
- B. $y=4x+1$
- C. $y=4x-1$
- D. $y=-4x-1$
Câu 8: Cho hàm số bậc nhất $y=\sqrt{3}x$ có đồ thị d , khẳng định nào sau đây sai?
- A. Điểm $E\left ( \frac{1}{\sqrt{6}};\frac{1}{\sqrt{2}} \right )$ thuộc d.
- B. Điểm H thuộc d có tung độ là $\sqrt{12}$ thì hoành độ của là 2.
- C. Đường thẳng d cắt trục hoành tại điểm có hoành độ $\sqrt{3}$
- D. Điểm I thuộc d có hoành độ $-\sqrt{3}$ thì tung độ của I là -3
Câu 9: Một xe khách khởi hành từ bến xe phía Nam bưu điện thành phố Hà Nội để đi về thành phố Thái Bình với tốc độ 40km/h theo hình bên.
Biết rằng xe khách cách bưu điện thành phố Hà Nội 5km. Sau x giờ xe khách cách bưu điện thành phố Hà Nội y km. Tính y theo x.
- A. y = 40x+5
- B. y = 40x
- C. y = 5x+40
- D. y = 5x
Câu 10: Hàm số $y=\left | -x-3 \right |+\left | 2x+1 \right |+\left | x+1\right |$ đồng biến trong khoảng nào?
- A. $(-∞; -\frac{1}{2}).$
- B. $(-∞; \frac{1}{2}).$
- C. $(\frac{1}{2}; +∞).$
- D. $(-\frac{1}{2}; +∞).$
GỢI Ý ĐÁP ÁN
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | C | A | B | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | A | C | A | D |
Bình luận