Lý thuyết trọng tâm toán 8 kết nối bài 28: Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất
Tổng hợp kiến thức trọng tâm toán 8 kết nối tri thức bài 28 Hàm số bậc nhất và đồ thị của hàm số bậc nhất. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
BÀI 28. HÀM SỐ BẬC NHẤT VÀ ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT (2 tiết)
I. KHÁI NIỆM HÀM SỐ BẬC NHẤT
HĐ1
- Sau t giờ ô tô đi được: S=60.t (km)
- Ta thấy quãng đường S là một hàm số của thời gian t.
HĐ2
- Từ Trung tâm Hà Nội đến bến xe Giáp Bát là: 7 km
- Quãng đường ô tô di chuyển được sau t giờ là: 60.t (km)
- Khoảng cách d từ vị trí của ô tô đến trung tâm Hà Nội sau t giờ là: d=60t+7
HĐ3
t (giờ) | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
d (km) | 67 | 127 | 187 | 247 | 307 |
Ta thấy khoảng cách d là một hàm số của thời gian t.
Khái niệm
Hàm số bậc nhất là hàm số cho bởi công thức y=ax+b, trong đó a, b là các số cho trước và a≠0.
Ví dụ 1: (SGK – tr.47)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.47)
Câu hỏi
- Các hàm số là hàm số bậc nhất: a); b); d)
Ví dụ 2: (SGK – tr.48)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.48)
Vận dụng
a) Công thức chuyển đổi x (dặm) sang y (km):
y=1,609 . x
Công thức tính y theo x chính là một hàm số bậc nhất của x.
b) Đổi 55 (dặm) =55.1,609=88,495 (km)
Thấy rằng 88,495>80.
Vậy ô tô đó đã vi phạm luật giao thông.
Tranh luận
Xét hàm số y=$\frac{x+1}{2}$=$\frac{x}{2}$+$\frac{1}{2}$=$\frac{1}{2}$.x+$\frac{1}{2}$
Vậy đây là một hàm số bậc nhất với a=b=$\frac{1}{2}$
Vậy Vuông đúng.
II. ĐỒ THỊ CỦA HÀM SỐ BẬC NHẤT
Nhận biết đồ thị của hàm số bậc nhất
HĐ4
x | -2 | -1 | 0 | 1 | 2 |
y | -5 | -3 | -1 | 1 | 3 |
HĐ5
Tung độ các điểm A, B, C, D, E chính là giá trị của y tương ứng với x trong bảng HĐ4.
Vậy tọa độ các điểm là: A(-2;-5);B(-1;-3);C(0; -1);D(1;1);E(2;3)
HĐ6
Khái niệm
Đồ thị của hàm số y=ax+b (a≠0) là một đường thẳng
Đồ thị của hàm số y=ax+b a≠0 còn được gọi là đường thẳng y=ax+b (a≠0)
Cách vẽ đồ thị của hàm số bậc nhất
* Trường hợp 1: Khi b=0 thì hàm số trở thành y=ax là đường đi qua góc O(0;0) và A(1;a)
* Trường hợp 2: Khi b≠0 ta phải xác định các điểm mà đồ thị đi qua:
+ Cho x=0 thì y=b, được điểm P0;b thuộc trục tung Oy
+ Cho y=0 thì x=-ba, được điểm Q-ba;0 thuộc trục hoành Ox.
+ Vẽ đường thẳng d đi qua hai diểm P, Q ta được đồ thị hàm số y=ax+b (a≠0)
Ví dụ 3: (SGK – tr.49)
Hướng dẫn giải (SGK – tr.49)
Luyện tập
* Hàm số: y=-2x+3
+ Hàm số đi qua điểm A(0;3) và B1;1
* Hàm số: y=$\frac{1}{2}$x
+ Hàm số đi qua điểm O(0;0) và C(2;1)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận