Đề số 6: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 31 Cách tính xác suất của biến cố bằng tỉ số

ĐỀ 6

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

Câu 1: Bạn An tung một đồng xu cân đối và đồng chất. Tìm xác suất của biến cố sau: “Tung được mặt ngửa”.

  • A. 0
  • B. 1
  • C. $\frac{1}{2}$
  • D. $\frac{1}{10}$

Câu 2: Gieo một con xúc xắc 6 mặt cân đối. Tính xác suất của biến cố “Gieo được mặt có số chấm nhiều hơn 6”. 

  • A. 0
  • B. 0,2
  • C. 0,4 
  • D. 1

Câu 3: Gieo ngẫu nhiên xúc xắc một lần. Xét biến cố “Mặt xuất hiện của xúc xắc có số chấm là số chia hết cho 2”. Xác suất của biến cố này là:

  • A. $\frac{1}{2}$
  • B. 1
  • C. $\frac{1}{3}$
  • D. $\frac{1}{5}$

Câu 4: Trong hộp có một số bút xanh, một số bút vàng và một số bút đỏ. Lấy ngẫu nhiên 1 bút từ hộp, xem màu gì rồi trả lại. Lặp lại hoạt động trên 40 lần ta được kết quả như sau:

Màu bút

Xanh

Vàng

Đỏ

Số lần

14

10

16

  • A. $\frac{1}{4}$
  • B. 1
  • C. $\frac{1}{10}$
  • D. $\frac{3}{4}$

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Một túi chứa 2 bi trắng và 3 bi đen. Rút ra 3 bi. Xác suất để được ít nhất 1 bi trắng là?


Trắc nghiệm:

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

A

D

Tự luận: 

Gọi A là biến cố “rút được ít nhất một bi trắng”.

Có 10 kết quả có thể, đó là (T; T; T), (T; T; Đ),…, (Đ; Đ; Đ). Do 10 kết quả này đều như nhau nên các kết quả này là đồng khả năng.

Ở đây ta quan sát chỉ có đúng một kết quả không thuận lợi cho biến cố A đó là (Đ; Đ; Đ).

Do đó có 9 kết quả thuận lợi cho biến cố A. Vậy xác suất của biến cố A là $P(A)=\frac{9}{10}$


Bình luận

Giải bài tập những môn khác