Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 9 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Điểm khác nhau giữa nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính là gì?

  • A. Số lượng
  • B. Cấu trúc
  • C. Chức năng
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 2: Hội chứng Đao (Down) ở người xảy ra do đột biến nào sau đây?

  • A. Lệch bội dạng 3 nhiễm sắc thể 21
  • B. Lệch bội dạng 2 nhiễm sắc thể X
  • C. Lệch bội dạng 3 nhiễm sắc thể 18
  • D. Lệch bội dạng 2 nhiễm sắc thể Y

Câu 3: Công nghệ gen có ứng dụng quan trọng trong lĩnh vực nào?

  • A. Nông nghiệp
  • B. Công nghiệp
  • C. Y học
  • D. Tất cả các lĩnh vực trên

Câu 4: Tế bào nào có khả năng nguyên phân?

  • A. Tế bào soma, tế bào sinh dục sơ khai.        
  • B. Tế bào soma, tế bào hồng cầu.
  • C. Tế bào hồng cầu, tế bào sinh dục chín.       
  • D. Tế bào soma, tế bào sinh dục chín.

Câu 5: Kết quả của quá trình nguyên phân là

  • A. từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra hai tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và khác tế bào mẹ.
  • B. từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra hai tế bào con có bộ NST 2n giống nhau và giống tế bào mẹ.
  • C. từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra hai tế bào con có bộ NST n giống nhau và khác tế bào mẹ.
  • D. từ một tế bào mẹ có bộ NST 2n tạo ra hai tế bào con có bộ NST n khác nhau và khác tế bào mẹ.

Câu 6: Qua giảm phân, từ 1 tế bào ban đầu tạo ra mấy tế bào con?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 7: Ở người, động vật có vú, ruồi giấm, cây me chua,... có cặp nhiễm sắc thể giới tính là

  • A. giới đực XY, giới cái XX.                         
  • B. giới đực XX, giới cái XY.
  • C. giới đực XY, giới cái XO.                         
  • D. giới đực XO, giới cái XX.

Câu 8: Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở

  • A. kì đầu.
  • B. kì giữa.
  • C. kì sau.
  • D. kì cuối.

Câu 9: Cho biết hình ảnh dưới đây là biểu hiện của tật di truyền nào?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Tật khoèo chân.                                       
  • B. Tật dính ngón tay.
  • C. Tật hở khe môi, hàm.                                
  • D. Tật bàn tay có nhiều ngón.

Câu 10: Trong các tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Turner có số lượng nhiễm sắc thể là 

  • A. 45.
  • B. 44.
  • C. 47.
  • D. 46.

Câu 11: Tại Việt Nam, một trong những bệnh di truyền phổ biến do hôn nhân cận huyết là tan máu di truyền (thalassemia). Có khoảng bao nhiêu phần trăm dân số Việt Nam mang gene bệnh này?

  • A. 3%.
  • B. 13%.
  • C. 23%.
  • D. 33%.

Câu 12: Nối thông tin sau cho đúng về bệnh, tật di truyền ở người:

1. Hội chứng Downa. Bệnh di truyền liên kết với giới tính.
2. Bệnh hồng cầu hình liềmb. Chỉ xuất hiện ở người nam không xuất hiện ở người nữ.
3. Bệnh mù màuc. Chỉ xuất hiện ở người nữ không xuất hiện ở người nam
4. Bệnh bạch tạngd. Bệnh nhân thường thấp bé, má phệ, cổ rụt
5. Hội chứng Klinefeltere. Bệnh nhân khi bị bệnh xuất hiện hàng loạt các rối loạn bệnh lí trong cơ thể
6. Hội chứng siêu nữf. Bệnh do đột biến gene lặn gây ra, nhóm người này thường xuất hiện với tần số thấp trong quần thể
  • A. 1 - f, 2 - e, 3 - a, 4 - b, 5 - a, 6 - с.              
  • B. 1 - f, 2 - a, 3 - e, 4 - d, 5 - b, 6 - c.
  • C. 1 - d, 2 - c, 3 - a, 4 - f, 5 - b, 6 - c.              
  • D. 1 - d, 2 - c, 3 - а, 4 - f, 5 - c, 6 - b.

Câu 13: Ứng dụng kĩ thuật liệu pháp gene để thay thế gene bệnh bằng tổ gene bình thường nhằm điều trị bệnh suy giảm miễn dịch tổ hợp SCID là ứng dụng dụng của công nghệ di truyền trong lĩnh vực nào?

  • A. Nông nghiệp.                                           
  • B. Môi trường.
  • C. An toàn sinh học.                                     
  • D. Y học, pháp y.

Câu 14: Hormone insulin được dùng để

  • A. làm thể truyền trong kĩ thuật gene.            
  • B. chữa bệnh tiểu đường.
  • C. sản xuất chất kháng sinh từ xạ khuẩn.        
  • D. điều trị suy dinh dưỡng ở trẻ em. 

Câu 15: Cho các ứng dụng sau: 

(1) Tạo bò hướng thịt ở Việt Nam bằng cách sử dụng bò đực Zebu và bò cái Việt Nam.

(2) Giống lúa gạo vàng mang gene quy định tổng hợp β-carotene.

(3) E.coli sản xuất somatostatin - một loại hormone đặc biệt được tổng hợp tại não người và động vật.              

(4) Dâu Bắc Ninh được xử lí bằng Colchicine tạo ra giống tam bội.

(5) Giống lúa MT1 được tạo ra do lúa Mộc Tuyền xử lí bằng tia gamma.

(6) Bò sản xuất sữa được protein C chữa máu vón cục gây tắc mạch ở người.

Ứng dụng công nghệ di truyền là

  • A. 1, 2, 4, 6.                                                 
  • B. 2, 3, 4, 5.
  • C. 2, 3, 5, 6.                                                 
  • D. 1, 2, 3, 4. 

Câu 16: Cho các ứng dụng sau: 

(1) Tạo bò hướng thịt ở Việt Nam bằng cách sử dụng bò đực Zebu và bò cái Việt Nam.

(2) Giống lúa gạo vàng mang gene quy định tổng hợp β-carotene.

(3) E.coli sản xuất somatostatin - một loại hormone đặc biệt được tổng hợp tại não người và động vật.              

(4) Dâu Bắc Ninh được xử lí bằng Colchicine tạo ra giống tam bội.

(5) Giống lúa MT1 được tạo ra do lúa Mộc Tuyền xử lí bằng tia gamma.

(6) Bò sản xuất sữa được protein C chữa máu vón cục gây tắc mạch ở người.    

Ứng dụng công nghệ di truyền là

  • A. 1, 2, 4, 6.                                                 
  • B. 2, 3, 4, 5.
  • C. 2, 3, 5, 6.                                                 
  • D. 1, 2, 3, 4. 

Câu 17: Người đầu tiên dùng khái niệm biến dị cá thể

  • A. C. Darwin.
  • B. J. B. Lamarck.
  • C. G. Mendel.
  • D. M. Kimura.

Câu 18: Cơ chế duy nhất và liên tục tạo nên tiến hóa thích nghi là

  • A. đột biến.                                                  
  • B. yếu tố ngẫu nhiên.
  • C. chọn lọc tự nhiên.                                    
  • D. di – nhập gene.

Câu 19: Cho các nhận xét sau:

1) Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể.

2) Hình thành loài là cột mốc để phân biệt tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

3) Tiến hóa nhỏ diễn ra trước, tiến hóa lớn diễn ra sau.

4) Tiến hóa nhỏ có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm.

5) Tiến hóa lớn là quá trình biến đổi kiểu gene của quần thể hình thành nhóm phân loại trên loài.

6) Tiến hóa lớn diễn ra trên quy mô rộng lớn.

7) Tiến hóa lớn là hệ quả của tiến hóa nhỏ.

8) Tiến hóa nhỏ là trung tâm của thuyết tiến hóa tổng hợp.

Có bao nhiêu nhận xét đúng?

  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 20: Giả sử tần số tương đối của các allele ở trong một quần thể là 0,5A : 0,5a đột ngột biến thành 0,7A : 0,3 a. Nguyên nhân nào sau đây dẫn đến hiện tượng trên?

  • A. Sự phát tán hay di chuyển của một nhóm cá thể ở quần thể này di nhập vào quần thể mới.
  • B. Giao phối không ngẫu nhiên xảy ra trong quần thể.
  • C. Đột biến xảy ra trong quần thể theo hướng biến đổi tần số allele a thành A.
  • D. Quần thể chuyển từ tự thụ phấn (giao phối cận huyết) sang giao phối ngẫu nhiên.

Câu 21: Giả thuyết Oparin – Haldane đã cho rằng hợp chất hữu cơ đơn giản đầu tiên trên Trái Đất có thể được xuất hiện bằng con đường

  • A. tổng hợp hóa học từ CO2 và nước nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại,...
  • B. tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sấm sét, tia tử ngoại,...
  • C. tổng hợp hóa học từ các chất vô cơ nhờ nguồn năng lượng từ sinh học.
  • D. tổng hợp hóa học từ CO2 và nước nhờ nguồn năng lượng từ sinh học.

Câu 22: Kết quả của quá trình tiến hóa tiền sinh học là

  • A. hình thành nên các tế bào nguyên thủy.      
  • B. hình thành các đại phân tử hữu cơ.
  • C. hình thành nên tế bào nhân sơ.                  
  • D. hình thành nên tế bào nhân thực.

Câu 23: Nhóm người nào bắt đầu biết sử dụng lửa trong sinh hoạt?

  • A. Vượn người phương nam.                         
  • B. Người đứng thẳng.
  • C. Người Neanderthal.                                  
  • D. Người hiện đại.

Câu 24: Ý nghĩa quan trọng nhất của việc hình thành dáng đứng thẳng là

  • A. giải phóng đôi tay cho việc cầm nắm.
  • B. tạo điều kiện cho việc hình thành ngôn ngữ.
  • C. thích nghi với việc chạy và rượt đuổi kẻ thù bằng hai chi sau.
  • D. điều chỉnh lại hệ cột sống hình chữ S giúp hạn chế những tổn thương có thể xảy ra.

Câu 25: Cho các nhận xét về hướng tiến hóa của loài người, nhận xét nào sau đây sai?

  • A. Tầm vóc cao lớn dần, đi thẳng dần, thể tích hộp sọ ngày càng tăng, răng xương hàm bớt thô.
  • B. Vẫn giữ nguyên một số đặc điểm thích nghi của tổ tiên như: vẫn còn xương vành mày.
  • C. Công cụ lao động ngày càng phức tạp.
  • D. Đời sống xã hội ngày càng phức tạp.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác