Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền (p1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 2: Nhiễm sắc thể và các quy luật di truyền (p1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể được cấu trúc bởi 2 thành phần chủ yếu là

  • A. DNA và protein histone.
  • B. DNA và mRNA.
  • C. DNA và tRNA.
  • D. RNA và protein.

Câu 2: Dưới kính hiển vi quang học, hình thái nhiễm sắc thể được quan sát rõ nhất ở

  • A. kì đầu.
  • B. kì giữa.
  • C. kì sau.
  • D. kì cuối.

Câu 3: Nhiễm sắc thể là cấu trúc (1) của tế bào, có khả năng lưu giữ, bảo quản (2), điều hòa hoạt động của gene. Đồng thời, nhiễm sắc thể có khả năng truyền thông tin di truyền qua các thế hệ tế bào. Vị trí (1) và (2) tương ứng là

  • A. (1) nằm trong nhân tế bào, (2) thông tin di truyền.
  • B. (1) mang gene, (2) thông tin di truyền.
  • C. (1) nằm trong nhân tế bào, (2) vật chất di truyền.
  • D. (1) mang gene, (2) vật chất di truyền.

Câu 4: Ở sinh vật sinh sản hữu tính, sự xuất hiện tính trạng mới ở thế hệ con là do

  • A. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân.
  • B. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân.
  • C. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong nguyên phân và giảm phân.
  • D. sự vận động và phân li của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh.

Câu 5: Nhận định nào dưới đây về vùng nguyên nhiễm sắc và dị nhiễm sắc là đúng?

  • A. Nguyên nhiễm sắc là vùng nhiễm sắc thể có các nucleosome nằm co cụm sát nhau.
  • B. Vùng nguyên nhiễm sắc thường chứa các gene đang hoạt động.
  • C. Vùng dị nhiễm sắc không chứa gene.
  • D. Vùng dị nhiễm sắc có các nucleosome nằm dãn cách xa nhau.

Câu 6: Hình ảnh sau đây mô tả cấu trúc siêu hiển vi của NST:

TRẮC NGHIỆM

1. Cấu trúc (1) có chứa 8 phân tử protein histone và 146 cặp nucleotide, được gọi là nucleosome.

2. Cấu trúc (2) được gọi là sợi siêu xoắn (vùng xếp cuộn) với đường kính 300 nm.

3. Cấu trúc (3) là mức cuộn xoắn cao nhất của NST và có đường kính 700 nm.

4. Cấu trúc (4) chỉ xuất hiện trong nhân tế bào sinh vật nhân thực vào kì giữa của quá trình nguyên phân.

Số phát biểu đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 7: Một đoạn NST của ruồi giấm có trình tự các gene như sau: ABCDE·GHIK (dấu · là tâm động). Do xảy ra đột biến mất đoạn ABC, trình tự các gene trên NST sau đột biến là

  • A. DE·GHIK.
  • B. DE·GHABCIK.
  • C. E·GHIK.
  • D. CBADE·GHIK.

Câu 8: Ở người, dạng đột biến nào sau đây gây hội chứng Down?

  • A. Thể ba NST số 23.
  • B. Thể một NST số 23.
  • C. Thể một NST số 21.
  • D. Thể ba NST số 21.

Câu 9: Hội chứng Down (3 nhiễm sắc thể số 21) hình thành do dạng đột biến nào sau đây gây ra?

  • A. Lặp đoạn.
  • B. Mất đoạn.
  • C. Tam bội.
  • D. Thể ba nhiễm.

Câu 10: Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến tự đa bội, từ các tế bào thực vật có kiểu gene DD, Dd và dd không tạo ra được tế bào tứ bội có kiểu gene nào sau đây?

  • A. dddd.
  • B. DDDD.
  • C. DDdd.
  • D. DDDd.

Câu 11: Sơ đồ sau minh họa cho các dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào?

(1) ABCD·EFGH → ABGFE·DCH

(2) ABCD·EFGH → AD·EFGBCH

  • A. (1) – đảo đoạn chứa tâm động; (2) – chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
  • B. (1) – chuyển đoạn chứa tâm động; (2) – đảo đoạn chứa tâm động.
  • C. (1) – chuyển đoạn không chứa tâm động, (2) – chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể.
  • D. (1) – đảo đoạn chứa tâm động; (2) – đảo đoạn không chứa tâm động.

Câu 12: Nuôi cấy hạt phấn của một cây có kiểu gene AaBbDDee để tạo nên các mô đơn bội. Sau đó xử lí các mô đơn bội này bằng colchicine để gây lưỡng bội hóa, thu được 80 cây lưỡng bội. Cho biết không xảy ra đột biến gene và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể. Theo lí thuyết, khi nói về 80 cây này, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Mỗi cây giảm phân bình thường chỉ cho 1 loại giao tử.
  • B. Trong các cây này, có cây mang kiểu gene AAbbDDee.
  • C. Các cây này có kiểu gene đồng hợp tử về cả 4 cặp gene.
  • D. Các cây này có tối đa 9 loại kiểu gene.

Câu 13: Theo lí thuyết, cơ thể có kiểu gene AABB giảm phân bình thường tạo ra bao nhiêu loại giao tử?

  • A. 2.                      
  • B. 4.                       
  • C. 3.                       
  • D. 1.

Câu 14: Theo lí thuyết, quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gene nào sau đây tạo ra giao tử ab?

  • A. AaBB.
  • B. Aabb.
  • C. AAbb.
  • D. aaBB.

Câu 15: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?

  • A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
  • B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
  • C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
  • D. Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.

Câu 16: Một loài thực vật, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa trắng, 2 cặp gene này phân li độc lập. Cây thân cao, hoa đỏ × Cây thân cao, hoa đỏ, thu được F1 gồm 75% cây thân cao hoa đỏ và 25% cây thân cao, hoa trắng. Cho các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên, thu được F2 có 4 loại kiểu hình. Theo lí thuyết, số cây có 2 allele trội ở F2 chiếm tỉ lệ

  • A. TRẮC NGHIỆM.
  • B. TRẮC NGHIỆM.
  • C. TRẮC NGHIỆM.
  • D. TRẮC NGHIỆM.

Câu 17: Ở một loài thực vật lưỡng bội, allele A quy định thân cao trội hoàn toàn so với allele a quy định thân thấp; allele B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với allele b quy định hoa vàng, các gene phân li độc lập. Cho cây thân cao, hoa đỏ (P) tự thụ phấn, thu được F1 gồm 4 loại kiểu hình. Cho cây P giao phấn với hai cây khác nhau:

- Với cây thứ nhất, thu được đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.

- Với cây thứ hai, thu được đời con chỉ có một loại kiểu hình.

Biết rằng không xảy ra đột biến và các cá thể con có sức sống như nhau. Kiểu gene của cây P, cây thứ nhất và cây thứ hai lần lượt là

  • A. AaBb, Aabb, AABB.
  • B. AaBb, aaBb, AABb.
  • C. AaBb, aabb, AABB.
  • D. AaBb, aabb, AaBB.

Câu 18: Quá trình giảm phân ở cơ thể có kiểu gene TRẮC NGHIỆM không xảy ra hoán vị gene. Theo lí thuyết, cơ thể này tạo ra các loại giao tử là

  • A. Dede.
  • B. DEdE.
  • C. DedE.
  • D. Dede.

Câu 19: Ở ruồi giấm, allele A quy định thân xám là trội hoàn toàn so với allele a quy định thân đen; allele B quy định cánh dài là trội hoàn toàn so với allele b quy định cánh cụt. Kiểu gene nào sau đây quy định kiểu hình thân xám, cánh cụt?

  • A. TRẮC NGHIỆM.
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM.
  • D. TRẮC NGHIỆM.

Câu 20: Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 16. Cặp nhiễm sắc thể giới tính của loài này ở cá thể cái là XX, ở cá thể đực là XY. Số nhóm liên kết ở loài động vật này là bao nhiêu?

  • A. 16.
  • B. 8.
  • C. 9.
  • D. 17.

Câu 21: Trên một nhiễm sắc thể, xét 4 gen A, B, C và D. Khoảng cách tương đối giữa các gen là: AB = l,5 cM, BC = 16,5 cM, BD = 3,5 cM, CD = 20 cM, AC = 18 cM. Trật tự đúng của các gen trên nhiễm sắc thể đó là 

  • A. ABCD. 
  • B. CABD. 
  • C. BACD. 
  • D. DABC.

Câu 22: Một người phụ nữ mắc bệnh di truyền do đột biến gene lặn nằm trên X. Những nhận định nào sau đây về bố mẹ của người này là đúng?

(1) Mẹ của người này truyền allele lặn gây bệnh cho cô ấy.

(2) Bố của người này có khả năng mắc bệnh đó.

(3) Mẹ của người này không biểu hiện bệnh này.

  • A. (1). 
  • B. (2).
  • C. (1) và (2).
  • D. (2) và (3).

Câu 23: Ở người, gene D qui định tính trạng da bình thường, allele d qui định tính trạng bạch tạng, cặp gene này nằm trên nhiễm sắc thể thường; gene M qui định tính trạng mắt nhìn màu bình thường, allele m qui định tính trạng mù màu, các gene này nằm trên nhiễm sắc thể X không có allele tương ứng trên Y. Mẹ bình thường về cả hai tính trạng trên, bố có mắt nhìn màu bình thường và da bạch tạng, con trai vừa bạch tạng vừa mù màu. Trong trường hợp không có đột biến mới xảy ra, kiểu gen của mẹ, bố là 

  • A. DdXMXm x ddXMY. 
  • B. DdXMXM x DdXMY. 
  • C. ddXMXm x DdXMY. 
  • D. DdXMXm x DdXMY.

Câu 24: Người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) có sự di truyền tế bào chất đó là

  • A. Morgan.
  • B. Mono và Jacob.
  • C. Mendel.
  • D. Correns.

Câu 25: Khi nói về gene ngoài nhân, phát biểu nào sau đây đúng?

  • A. Gene ngoài nhân được di truyền theo dòng mẹ.
  • B. Gene ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình khi ở trạng thái đồng hợp tử.
  • C. Các gene ngoài nhân luôn được phân chia đều cho các tế bào trong quá trình phân bào.
  • D. Gene ngoài nhân chỉ biểu hiện ra kiểu hình ở giới cái mà không biểu hiện ra kiểu hình ở giới đực.

Câu 26: Mệnh đề nào sau đây không phải là ứng dụng của hiện tượng di truyền gene ngoài nhân?

  • A. Tạo dòng bất thụ đực tế bào chất sử dụng trong lai giống.
  • B. Phân tích đột biến gene ti thể để chẩn đoán bệnh di truyền.
  • C. Phương pháp sinh em bé “ba cha mẹ”.
  • D. Phân tích khả năng di truyền của bệnh di truyền từ cha sang con.

Câu 27: Một bệnh di truyền hiếm gặp ở người do gene trên DNA ti thể quy định. Một người mẹ bị bệnh sinh được một người con không bị bệnh. Biết rằng không có đột biến mới phát sinh. Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng trên là do:

  • A. Gene trong ti thể chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện môi trường.
  • B. Gene trong ti thể không có allele tương ứng nên dễ biểu hiện ở đời con.
  • C. Gene trong ti thể không được phân li đồng đều về các tế bào con.
  • D. Con đã được nhận gene bình thường từ bố.

Câu 28: Màu sắc lông của cáo tuyết bắc cực là màu trắng vào mùa đông, màu nâu vào mùa hè. Đây là kết quả của quá trình nào sau đây?

  • A. Sự tương tác giữa kiểu gene quy định màu lông và nhiệt độ của môi trường.
  • B. Màu lông thay đổi của cáo tuyết bắc cực ở hai thời điểm khác nhau là do đột biến gene làm allele quy định lông đen thành allele quy định lông trắng.
  • C. Thức ăn mà cáo ăn ở hai mùa trong năm khác nhau gây ra sự khác biệt về màu lông.
  • D. Ánh sáng thay đổi ở hai mùa gây ra sự thay đổi về màu sắc lông cáo tuyết bắc cực.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác