Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 2 Ôn tập bài 7: Hồn thơ muôn điệu (P3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 7: Hồn thơ muôn điệu (P3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Mưa hoa rụng, mưa hoa xuân rụng.

Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan,

Mưa rơi ngoài nẻo dặm ngàn,

Nước non rả rích giọng đàn mưa xuân.

 

Lầu mưa xuống, thềm lan mưa xuống,

Cùng nước non mưa rụng hoa xuân.

Mưa rơi ngoài nội trên ngàn,

Nghe trong ý khách giọt đàn mưa rơi.

 

Đầm mưa xuống, nẻo đồi mưa xuống.

Bóng dương tà … rụng bóng tà dương,

Hoa xuân rơi với bóng dương.

Mưa trong ý khách mưa cùng nước non.”

(Tiếng đàn mưa – Bích Khê)

Câu 1: Từ “thềm lan” trong câu thơ “Mưa xuống lầu, mưa xuống thềm lan” có nghĩa là gì?

  • A. Thềm hoa lan.
  • B. Nơi có nhiều hoa lan rụng.
  • C. Nơi có khung cảnh thơ mộng.
  • D. Thềm trước nhà gỗ.

Câu 2: Từ láy “rả rích” trong câu thơ “Nước non rả rich giọng đàn mưa xuân” có nghĩa là gì?

  • A. Âm thanh to, vang dội.
  • B. Âm thanh vừa đủ, mang cảm giác dễ chịu.
  • C. Âm thanh lặp đi lặp lại đều đều và kéo dài.
  • D. Âm thanh to, đều và kéo dài

Câu 3: Từ “nội” trong câu thơ “Mưa rơi ngoài nội trên ngàn” có nghĩa là gì?

  • A. Cánh đồng lúa.
  • B. Cánh đồng.
  • C. Bên trong.
  • D. Bên ngoài.

Câu 4: Từ “bóng dương tà” trong câu thơ “Bóng dương tà … rụng bóng tà dương” có nghĩa là gì?

  • A. Bóng mặt trời lúc sắp lặn.
  • B. Hình ảnh mặt trời lúc hoành hôn.
  • C. Hình ảnh mặt trời lúc bình minh.
  • D. Hình ảnh mặt trời lúc trời sắp đổ mưa.

Câu 5: Trong khổ thơ 1 tác giả sử dụng biện pháp tu từ nào?

  • A. Nhân hóa.           
  • B. So sánh.              
  • C. Ẩn dụ.                
  • B. Điệp từ, điệp ngữ.

Câu 6: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu văn sau?

"Cánh đồng lúa như một tấm thảm vàng óng ả."

  • A. So sánh.             
  • B. Ẩn dụ.                
  • C. Nhân hóa.           
  • D. Hoán dụ.

Câu 7: Đâu không phải là đáp án đúng khi nói về ác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ sau?

"Bóng mẹ hiền như vầng trăng sáng

Soi bước đường con qua những gian nan."

  • A. Nhấn mạnh hình ảnh bóng mẹ hiền.
  • B. Gợi tả vẻ đẹp dịu dàng, ấm áp của mẹ.
  • C. Thể hiện tình cảm yêu thương, kính trọng của con dành cho mẹ.
  • D. Mang tới cho người đọc cảm giác hân hoan, vui sướng khi nhớ lại kỉ niệm với mẹ.

Câu 8: Phần mở đoạn của đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ cần bao gồm những nội dung gì?

  • A. Chỉ giới thiệu nhan đề bài thơ.
  • B. Giới thiệu nhan đề và tác giả.
  • C. Giới thiệu nhan đề, tác giả và nêu ấn tượng chung.
  • D. Phân tích chi tiết nội dung bài thơ.

Câu 9: Trong phần thân đoạn của đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một thơ tám chữ, yếu tố nào không cần đề cập khi trình bày cảm nghĩ về nội dung?

  • A. Mạch cảm xúc của bài thơ.
  • B. Chủ đề của bài thơ.
  • C. Thông điệp của bài thơ.
  • D. Tiểu sử tác giả.

Câu 10: Khi nêu cảm nghĩ về yếu tố nghệ thuật trong đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tám chữ, điều quan trọng cần làm là gì?

  • A. Liệt kê tất cả các biện pháp tu từ.
  • B. So sánh với các bài thơ khác.
  • C. Nêu tác dụng của yếu tố nghệ thuật trong việc biểu đạt nội dung.
  • D. Chỉ trích những điểm yếu trong nghệ thuật của bài thơ.

Câu 11: Biện pháp tu từ nào được sử dụng để diễn tả tâm trạng cô gái khi không thấy người yêu đến hội “Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh/Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”?

  • A. So sánh.             
  • B. Nhân hóa.           
  • C. Ẩn dụ.                
  • D. Hoán dụ.

Câu 12: Thành ngữ nào được sử dụng để nhấn mạnh thái độ trách móc, hờn giận của cô gái?

  • A. Chín cơ ngày đêm.
  • B. Năm tao bảy tuyết.
  • C. Trăm năm bia đá.
  • D. Ba chìm bảy nổi.

Câu 13: Nhận xét nào sau đây đúng khi nói về ngôn ngữ được sử dụng trong bài thơ “Mưa xuân”?

  • A. Ngôn ngữ học thuật và phức tạp.
  • B. Ngôn ngữ tinh tế kết hợp với từ ngữ mộc mạc, chân chất của người thôn quê.
  • C. Chỉ sử dụng ngôn ngữ bác học.
  • D. Hoàn toàn tránh sử dụng từ ngữ địa phương

Câu 14: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai đi đâu đấy hỡi ai – Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm”

  • A. Ẩn dụ.                
  • B. Nói quá.              
  • C. Nói giảm, nói tránh.                           
  • D. Hoán dụ.

Câu 15: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Ai làm cho bướm lìa hoa – Cho chim xanh nỡ bay qua vườn hồng”

  • A. Ẩn dụ.                
  • B. Nói quá.              
  • C. Nói giảm, nói tránh. 
  • D. Hoán dụ.

Câu 16: Nghĩa mới của từ "ngôi sao" là gì?

  • A. Thiên thể sáng trên bầu trời đêm.
  • B. Người nổi tiếng trong nghệ thuật hoặc thể thao, được khán giả hâm mộ.
  • C. Hình dạng năm cánh.
  • D. Vật trang trí.

Câu 17: Từ "chuột" trong lĩnh vực công nghệ có nghĩa là gì?

  • A. Động vật gặm nhấm, mõm nhọn, tau bầu dục, đuôi thon dài, thường phá hại mùa màng.
  • B. Biểu tượng may mắn trong cuộc sống.
  • C. Loài vật truyền bệnh, gây nguy hiểm đến sức khỏe con người.
  • D. Bộ phận của máy tính, khi chuyển động trên một mặt phẳng cho phép làm chuyển dịch con chạy trên màn hình.

Câu 18: Sự chuyển nghĩa của từ ngữ dựa trên yếu tố nào?

  • A. Điểm tương đồng giữa các đối tượng được biểu thị.
  • B. Phát âm giống nhau. 
  • C. Nguồn gốc từ ngữ.
  • D. Cách viết giống nhau.

Câu 19: Mạch cảm xúc xuyên suốt bài thơ Tiếng Việt là gì?

  • A. Nỗi buồn về sự mai một của tiếng Việt.
  • B. Sự tự hào về lịch sử dân tộc.
  • C. Tình yêu tiếng Việt, yêu quê hương, đất nước Việt Nam.
  • D. Sự lo lắng về tương lai của ngôn ngữ.

Câu 20: Điều gì đã góp phần quan trọng vào việc biểu đạt tình cảm của nhà thơ với ngôn ngữ dân tộc?

  • A. Chỉ sử dụng từ ngữ hiện đại.
  • B. Sử dụng nhiều từ ngữ nước ngoài.
  • C. Sử dụng hình ảnh so sánh, ẩn dụ, thành ngữ, tục ngữ,...
  • D. Chỉ sử dụng ngôn ngữ học thuật.

Câu 21: Tác dụng của việc tác giả bài nghị luận phân tích sâu về bài thơ "Vội vàng" là gì?

  • A. Chỉ ra những thiếu sót trong bài thơ.
  • B. Giúp người đọc hiểu thêm ý nghĩa và tư tưởng sâu sắc của bài thơ.
  • C. Phê phán quan điểm sống của Xuân Diệu.
  • D. So sánh bài thơ với các tác phẩm khác.

Câu 22: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của bài thơ "Vội vàng"?

  • A. Nhịp điệu thơ chậm rãi, du dương.
  • B. Quan niệm sống mới mẻ, tích cực.
  • C. Giọng điệu thơ sôi nổi, hào hứng.
  • D. Hình ảnh thơ sáng tạo, độc đáo.

Câu 23: Tác giả bài thơ "Vội vàng" muốn truyền tải thông điệm gì?

  • A. Tác giả khuyên mọi người sống an nhàn, hưởng thụ.
  • B. Tác giả đề cao giá trị của thời gian, tuổi trẻ và cuộc sống, trân trọng từng khoảng khắc hiện tại.
  • C. Tác giả khuyên mọi người sống hòa hợp với thiên nhiên.
  • D.  Tác giả mong mọi người sống có trách nhiệm với cộng đồng.

Câu 24: Xuân Diệu đã biến luận đề chung chung thành điều gì?

  • A. Một lý thuyết khoa học.
  • B. Một câu chuyện hư cấu.
  • C. Sự chiêm nghiệm và điều tâm huyết của một cá thể mê say sự sống.
  • D. Một bài giảng về triết học.

Câu 25: Luận đề của bài nghị luận là gì?

  • A. Nêu bật giá trị nghệ thuật của bài thơ "Vội vàng".
  • B. Phân tích hình ảnh thơ trong bài thơ "Vội vàng".
  • C. Một kiểu phát biểu luận đề độc đáo của Xuân Diệu trong bài thơ "Vội vàng".
  • D.  Khám phá nội dung tư tưởng của bài thơ "Vội vàng".

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác