Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 2 Ôn tập bài 7: Hồn thơ muôn điệu (P1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 7: Hồn thơ muôn điệu (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo em, điều gì làm cho luận đề trở nên hấp dẫn và mới mẻ?

  • A. Sự khái quát hóa của Xuân Diệu.
  • B. Sự cá biệt hóa bằng cảm xúc nồng nàn của Xuân Diệu.
  • C. Việc sử dụng nhiều từ ngữ mới.
  • D. Cách sắp xếp các ý tưởng.

Câu 2: Trong bài thơ "Vội vàng", "cuộc đời" (hay "thời gian") được thể hiện như thế nào?

  • A. “Cuộc đời” (hay “thời gian”) như một khái niệm khô cứng.
  • B. “Cuộc đời” (hay “thời gian”) như một thực thể sống động với nhiều tính danh.
  • C. “Cuộc đời” (hay “thời gian”) như một ý tưởng trừu tượng.
  • D. “Cuộc đời” (hay “thời gian”) như một nhân vật phụ trong bài thơ.

Câu 3: Những hình ảnh nào không được sử dụng để miêu tả "cuộc đời" trong bài thơ?

  • A. Nắng và gió.
  • B. Tuần tháng mật.
  • C. Đồng nội xanh rì.
  • D. Mưa và bão.

Câu 4: Thái độ của nhà thơ đối với thời gian được miêu tả như thế nào?

  • A. Bình thản và chấp nhận.
  • B. Hối hả níu giữ và chạy thi với thời gian
  • C. Thờ ơ và lãnh đạm.
  • D. Vui vẻ và hài lòng.

Câu 5: Theo tác giả thủ pháp nào được Xuân Diệu tận dụng triệt để trong bài thơ “Vội vàng”?

  • A. So sánh.             
  • B. Nhân hóa.           
  • C. Liệt kê.               
  • D. Ẩn dụ.

Câu 6: Tác giả bài nghị luận có quan điểm như thế nào về mối quan hệ giữa giá trị thẩm mỹ cá biệt, đích thực của bài thơ và giá trị luận đề được chứng minh?

  • A. Đồng ý rằng chúng hoàn toàn giống nhau.
  • B. Không tán thành việc đánh đồng hai giá trị này.
  • C. Cho rằng giá trị luận đề quan trọng hơn giá trị thẩm mỹ.
  • D. Không đề cập đến mối quan hệ này.

Câu 7: Cảm xúc trong bài thơ được gợi lên từ đâu?

  • A. Từ những khái niệm trừu tượng về ngôn ngữ.
  • B. Từ lịch sử phát triển của tiếng Việt.
  • C. Từ việc so sánh tiếng Việt với các ngôn ngữ khác.
  • D. Từ tiếng nói, những âm thanh quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày.

Câu 8: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”

  • A. Ẩn dụ.                
  • B. Nói quá.              
  • C. Nói giảm, nói tránh.     
  • D. Hoán dụ.

Câu 9: Số tiếng trong mỗi dòng thơ của bài "Mưa xuân" là:

  • A. 5 tiếng/dòng.
  • B. 6 tiếng/dòng.
  • C. 7 tiếng/dòng.
  • D. 8 tiếng/dòng.

Câu 10: Nhịp thơ chủ đạo trong bài "Mưa xuân" là:

  • A. 3/4                      
  • B. 4/3                      
  • C. 2/5                      
  • D. 5/2

Câu 11: Bài thơ "Mưa xuân" sử dụng cách gieo vần như thế nào?

  • A. Vần bằng.           
  • B. Vần trắc.             
  • C. Vần chân.           
  • D. Vần lưng.

Câu 12: Trong bài thơ "Mưa xuân", dòng thơ "Lòng trẻ còn như cây lụa trắng" có nhịp:

  • A. 3/4                      
  • B. 4/3                      
  • C. 2/5                      
  • D. 5/2

Câu 13: Hành động của cô gái trong bài thơ "Mưa xuân" thể hiện điều gì so với quan niệm truyền thống?

  • A. Sự tuân thủ các quy tắc xã hội.
  • B. Một quan niệm rất mới mẻ về tình yêu.
  • C. Sự phụ thuộc vào quyết định của cha mẹ.
  • D. Thái độ thụ động trong tình cảm.

Câu 14: Trong xã hội Việt Nam thời xưa, quan niệm nào chi phối tình yêu đôi lứa?

  • A. Nam nữ bình đẳng trong tình yêu.
  • B. Phụ nữ được khuyến khích chủ động bày tỏ tình cảm.
  • C. Tư tưởng nam nữ thụ thụ bất thân và đề cao hôn nhân sắp đặt.
  • D. Tự do yêu đương là điều được xã hội ủng hộ.

Câu 15: Hình ảnh cô gái trong bài thơ "Mưa xuân" gợi nhớ đến nhân vật nào trong văn học cổ?

  • A. Thúy Vân trong Truyện Kiều.
  • B. Nàng Kiều đi tìm Kim Trọng.
  • C. Thúy Kiều trong đoạn tả cảnh gia đình.
  • D. Nàng Xuân trong Cung oán ngâm khúc.

Đọc bài thơ sau và trả lời câu hỏi:

“Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:

Nước bao vây cách biển nửa ngày sông.

Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng,

Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá:

 

Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã

Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt trường giang.

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

 

Ngày hôm sau, ồn ào trên bến đỗ

Khắp dân làng tấp nập đón ghe về.

“Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe”,

Những con cá tươi ngon thân bạc trắng.”

(Trích Quê Hương – Tế Hanh)

Câu 16: Đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì?

  • A. Thơ 5 chữ.
  • B. Thơ 6 chữ.
  • C. Thơ 7 chữ.
  • D. Thơ 8 chữ.

Câu 17: Trong câu thơ “Nước bao vây cách biển nửa ngày sông/Khi trời trong, gió nhẹ, sớm mai hồng? tác giả sử dụng cách gieo vần gì?

  • A. Gieo vần chân.
  • B. Gieo vần bằng.
  • C. Gieo vần trắc.
  • D. Gieo vần lưng.

Câu 18: Nghề nghiệp chính của người dân trong đoạn thơ trên là gì?

  • A. Làm ruộng.
  • B. Chài lưới.
  • C. Buôn bán.
  • D. Thủ công mỹ nghệ.

Câu 19: Theo bài thơ, làng quê cách biển bao xa?

  • A. Một ngày đường.
  • B. Nửa ngày sông.
  • C. Một đêm đi thuyền.
  • D. Vài giờ đi bộ.

Câu 20: Hình ảnh nào được sử dụng để so sánh với chiếc thuyền?

  • A. Con cá.
  • B. Cánh buồm.
  • C. Con tuấn mã.
  • D. Mái chèo.

Cầu 21: Cánh buồm được ví von như thế nào?

  • A. Như cánh chim.
  • B. Như mảnh hồn làng.
  • C. Như tấm lưới.
  • D. Như mặt biển.

Câu 22: Câu thơ nào thể hiện niềm vui, sự biết ơn của dân làng khi đánh bắt được nhiều cá?

  • A. "Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá"
  • B. "Cánh buồm trương, to như mảnh hồn làng"
  • C. "Nhờ ơn trời, biển lặng cá đầy ghe"
  • D. "Rướn thân trắng bao la thâu góp gió"

Câu 23: Tìm từ láy trong câu sau: “Mặt mũi nó lúc nào cũng nhăn nhó như bà già đau khổ?”

  • A. Mặt mũi.             
  • B. Nhăn nhó.           
  • C. Bà già.                
  • D. Đau khổ.

Câu 24: Trong câu “Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em.” Có mấy từ láy?

  • A. 1 từ.                    
  • B. 2 từ.                    
  • C. 3 từ.                    
  • D. 4 từ.

Câu 25: Từ láy "xanh xao" dùng để tả màu sắc của đối tượng:

  • A. Lá cây đã già.
  • B. Lá cây còn non.
  • C. Da người.
  • D. Trời.

Câu 26: Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản sau: “Cái nết đánh chết cái đẹp”

  • A. Nói quá.             
  • B. Ẩn dụ.                
  • C. Nói giảm, nói tránh.                           
  • D. Hoán dụ.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác