Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 1 Ôn tập bài 5: Đối diện với nỗi đau (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 5: Đối diện với nỗi đau (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Vì sao các câu thành ngữ, tục ngữ thường là những câu rút gọn?

  • A. Làm cho câu ngắn gọn, cô đúc, mang ý nghĩa đúc rút kinh nghiệm.
  • B. Giúp câu vần hơn, hay hơn.
  • C. Tạo nhịp điệu cho câu.
  • D. Tránh dài dòng, lan man.

Câu 2: Rút gọn câu có tác dụng gì?

  • A. Tránh sự trùng lặp trong diễn đạt, đảm bảo sự ngắn gọn, súc tích, thông tin được truyền đi nhanh gọn hơn.
  • B. Diễn dạt ngắn gọn, trôi chảy hơn.
  • C. Diễn dạt vần hơn, có nhịp điệu hơn.
  • D. Diễn đạt thú vị, hấp dẫn hơn.

Câu 3: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng câu đặc biệt?

  • A. Có thể dùng câu đặc biệt ở bất cứ ngữ cảnh nào.
  • B. Chỉ dùng câu đặc biệt trong những ngữ cảnh phù hợp.
  • C. Câu đặc biệt cũng tương tự như câu sai ngữ pháp.
  • D. Câu đặc biệt có thể vận dụng linh hoạt trong giao tiếp.

Câu 4: Trong những câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?

  • A. Đà Nẵng là quê hương trong lòng tôi tự bao giờ.
  • B. Trời tối đen.
  • C. Một đêm đông.
  • D. Những cơn mưa đầu mùa hạ kéo đến như rửa sạch cả bầu trời bụi bặm.

Câu 5: Trong những câu dưới đây, câu nào là câu đặc biệt?

  • A. Những đóa hoa hồng khoa sắc thắm dưới ánh mặt trời lung linh.
  • B. Nhạc hay.
  • C. Đen kịt.
  • D. Tôi hớt hải chạy ra khỏi cánh rừng đầy khói lửa, bom đạn.

Câu 6: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?

Một đêm đông! Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm. Không ra khỏi nhà vì trời còn âm u. Ngủ thiếp đi khi nào không hay. Tôi chợt thức giấc. Ôi! Nhìn kìa! Một chiếc lá! Chiếc lá duy nhất còn sót lại trên cành cây khẳng khiu sau đợt đêm đông dài.

  • A. Từng đợt gió bấc và những cơn mưa phùn lạnh buốt đến thấu xương.
  • B. Tôi chợt thức giấc.
  • C. Một đêm đông.
  • D. Tôi nằm ngủ trong chăn ấm.

Câu 7: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?

Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá! Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.

  • A. Những con ong chăm chỉ hút mật từ nhuỵ hoa trong vườn.
  • B. Ong thợ siêng năng làm việc để đem đến cái đẹp cho đời, hương thơm cho đời.
  • C. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... 
  • D. Một phút... hai phút... ba phút... rồi bốn phút... Nhiều quá!

Câu 8: Trong những câu dưới đây, câu nào không phải là câu đặc biệt?

  • A. Đói và lạnh!
  • B. Mệt và sợ.
  • C. Con mắt như dính chặt.
  • D. Một cơn mưa!

Câu 9: Trong những câu dưới đây, câu nào không phải là câu đặc biệt?

  • A. Giờ ra chơi.
  • B. Tiếng nước róc rách chảy.
  • C. Trên con đê.
  • D. Hoa sim!

Câu 10: Đâu là câu đặc biệt trong đoạn văn sau?

Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

  • A. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình.
  • B. Ba giây... Bốn giây... Năm giây...
  • C. Đứng trước tổ dế, ong xanh khẽ vỗ cánh, uốn mình, giương cặp răng rộng và nhọn như đôi gọng kìm, rồi thoắt cái lao nhanh xuống hang sâu.
  • D. Ba giây... Bốn giây... Năm giây... Lâu quá!

Câu 11: Bối cảnh thời đại đã tác động như thế nào đến việc xây dựng bi kịch của Sếch-spia?

  • A. Chủ nghĩa tư bản ra đời, đồng tiền lên ngôi làm khuynh đảo mọi “luân thường đạo lý”, xã hội nảy sinh chủ nghĩa cá nhân.
  • B. Chiến tranh xảy ra liên miên, con người bị chia cắt với những người mà họ yêu thương nhất.
  • C. Khủng hoảng kinh tế, thiếu thốn lương thực, con người dần trở nên thấp hèn, ích kỉ.
  • D. Xã hội lạc hậu, quan niệm còn cứng nhắc, cổ hủ nên kìm kẹp tình yêu đôi lứa.

Câu 12: Xung đột kịch trong đoạn trích được học là gì?

  • A. Xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với mối thù hận giữa hai dòng họ
  • B. Xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với sự cấm cản của hai dòng họ.
  • C. Xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với bối cảnh xã hội đương thời.
  • D. Xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với cái nhìn của người đời.

Câu 13: Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Đấy là phương đông, và nàng Giu-li-ét là mặt trời!”?

  • A. Nhân hóa.
  • B. Ẩn dụ.
  • C. So sánh.
  • D. Hoán dụ.

Câu 14: Rô-mê-ô say đắm và ngưỡng mộ điều gì ở Giu-li-ét?

  • A. Tài năng.
  • B. Nhan sắc.
  • C. Tính cách.
  • D. Sự giàu có.

Câu 15: Sức mạnh nào đã khiến Rô-mê-ô bất chấp nguy hiểm, lẻn đến vườn nhà Giu-li-ét?

  • A. Thể chất.
  • B. Lòng can đảm.
  • C. Tình yêu.
  • D. Tiền bạc.

Câu 16: Chủ đề của trích đoạn Hồi thứ hai cảnh II trong vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét là gì?

  • A. Vẻ đẹp tình yêu say đắm của Rô-mê-ô và Giu-li-ét.
  • B. Vẻ đẹp phẩm chất của tầng lớp quý tộc Anh.
  • C. Vẻ đẹp mê hoặc của Giu-li-ét.
  • D. Vẻ đẹp của tình bạn cao cả.

Câu 17: Qua tình yêu của Rô-đri-gơ và Si-men, ta có thể rút ra được thông điệp nào dưới đây?

  • A. Không thể có tình yêu nếu không có sự kính trọng.
  • B. Không thể có tình yêu nếu không có sự chấp thuận từ hai bên gia đình.
  • C. Tình yêu không phải một sự mềm yếu của trái tim mà là sức mạnh, đức hạnh, xuất phát từ nguyện vọng làm điều thiện và từ lòng kính trọng đối với giá trị của người mình yêu.
  • D. Tình yêu có thể đi ngược lại những nguyên tắc đạo đức thông thường.

Câu 18: Vì sao Si-men cho rằng việc đòi Rô-đri-gơ thế mạng sẽ xứng đáng với tình yêu của chàng?

  • A. Vì Si-men yêu Rô-đri-gơ say đắm đến mức mê muội.
  • B. Vì Rô-đri-gơ đã trả được thù nhà và giữ gìn được danh dự cho chính mình nên Si-men cũng muốn hành động như vậy.
  • C. Vì Si-men hiểu quy luật của cuộc đời, có nợ máu phải trả bằng máu.
  • D. Vì Si-men tôn trọng lựa chon của Rô-đri-gơ.

Câu 19: Rô-đri-gơ có những phẩm chất đáng quý nào?

  • A. Dịu dàng, yếu đuối, lãng mạn nhưng cũng rất trọng danh dự.
  • B. Ương bướng, cứng nhắc, nhưng cũng rất dũng cảm trong chiến đấu.
  • C. Tính táo bạo, sự chân thật, tinh thần trọng danh dự, dũng cảm trong chiến đấu.
  • D. Thật thà, thấu hiểu đạo nghĩa làm người.

Câu 20: Đâu là nhận xét đúng về đặc điểm truyện ngắn của Bảo Ninh?

  • A. Đầy ắp những triết lý suy tư, những trăn trở về cuộc đời và con người.
  • B. Hoàn toàn tái hiện lại không khí chiến tranh, cái chết và những ám ảnh khôn nguôi của con người.
  • C. Tập trung vào tình cảm gia đình, tình nghĩa vợ chồng và quan niệm về đạo đức con người.
  • D. Hài hước nhưng sâu lắng, nhắc đến cái chết nhưng đồng thời cũng là sự hồi sinh của một cuộc đời.

Câu 21: Đâu là câu tục ngữ được tỉnh lược thành phần câu?

  • A. Ăn như thuyền chở mã, làm như ả chơi giăng.
  • B. Ăn nồi bảy thì ra, ăn nồi ba thì mất.
  • C. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
  • D. Bóc ngắn cắn dài.

Câu 22: Câu nào sau đây là câu rút gọn?

  • A. Chiều chiều.
  • B. Chợ Đồng Văn.
  • C. Học, học nữa, học mãi.
  • D. Sáng hôm sau.

Câu 23: Đoạn văn nào sau đây chứa câu rút gọn?

  • A. Đình chiến. Các anh bộ đội đội nón lưới có gắn sao kéo về đầy nhà Út.
  • B. Một người qua đường đuổi theo nó. Hai người qua đường đuổi theo nó. Rồi ba bốn người, sáu bảy người. Rồi hàng chục người.
  • C. Để phong trào thi đua của lớp ngày một tiến bộ thì chúng ta phải cố gắng hơn.
  • D. Tôi thích nhiều bài. Những bài hành khúc bộ đội hay hát trên những ngả đường mặt trận. Tôi thích dân ca quan họ mềm mại, dịu dàng. 

Câu 24: Câu nào dưới đây tỉnh lược đi phần chủ ngữ?

  • A. Nhưng tạnh mất rồi.
  • B. Mưa xong tạnh thì thôi.
  • C. Những ngọn điện trên quảng trường lung linh như những ngôi sao trong truyện cổ tích.
  • D. Những cái đó ở thiệt xa.

Câu 25: Vì sao chúng ta không nên dùng quá nhiều câu đặc biệt khi giao tiếp?

  • A. Vì sẽ làm lời nói trở nên cộc lốc, khô khan, thiếu tôn trọng người đối diện.
  • B. Vì câu đặc biệt dễ bị dùng sai ý nghĩa, gây hiểu lầm.
  • C. Vì câu đặc biệt chỉ nên dùng khi tạo lập văn bản.
  • D. Vì nếu dùng nhiều câu đặc biệt sẽ dẫn đến tình trạng lợi dụng vào câu đặc biệt, bộc lộ cảm xúc quá nhiều cũng dễ gây nhàm chán cho người khác.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác