Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tập 1 Ôn tập bài 5: Đối diện với nỗi đau (P1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 kết nối tri thức Ôn tập bài 5: Đối diện với nỗi đau (P1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Câu rút gọn là gì?
A. Có thể là câu có chủ ngữ hoặc vị ngữ bị tỉnh lược.
- B. Là câu có chủ ngữ bị tỉnh lược.
- C. Là câu có vị ngữ bị tỉnh lược.
- D. Là câu đầy đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ.
Câu 2: Đâu là một đặc điểm của câu rút gọn?
- A. Chỉ có thể lược bỏ thành phần chủ ngữ.
- B. Chỉ có thể lược bỏ thành phần vị ngữ.
C. Có thể tỉnh lược cả thành phần chủ ngữ và vị ngữ, chỉ giữ lại thành phần cung cấp thông tin cần thiết.
- D. Chỉ được giữ lại những thành phần cung cấp thông tin cần thiết.
Câu 3: Đâu là thành phần cung cấp thông tin cần thiết có thể được giữ lại trong câu rút gọn?
- A. Trạng ngữ và bổ ngữ.
- B. Bổ ngữ và định ngữ.
- C. Trạng ngữ và định ngữ.
D. Trạng ngữ, bổ ngữ và định ngữ.
Câu 4: Làm cách nào để câu rút gọn trở thành câu đầy đủ?
- A. Khôi phục lại thành phần cung cấp thông tin cần thiết.
- B. Khôi phục lại chủ ngữ.
C. Khôi phục lại những thành phần bị tỉnh lược.
- D. Khôi phục lại vị ngữ.
Câu 5: Khi rút gọn câu, cần lưu ý điều gì?
- A. Không được rút gọn thành phần chủ ngữ của câu.
B. Không làm cho câu trở nên cộc lốc, thiếu lịch sự.
- C. Không được rút gọn thành phần trạng ngữ, bổ ngữ, định ngữ của câu.
- D. Không làm cho câu trở nên dài dòng, khó hiểu.
Câu 6: Cần lưu ý điều gì khi sử dụng câu rút gọn?
- A. Có thể dùng câu rút gọn trong mọi trường hợp.
B. Hạn chế dùng câu rút gọn với người trên hoặc những người mình kính trọng.
- C. Dùng câu rút gọn với những người đồng trang lứa.
- D. Có thể dùng câu rút gọn nếu bản thân đang bực bội, chán nản.
Câu 7: Câu dưới đây được lược bớt thành phần nào?
Chiều qua, Hoa đi siêu thị. Rồi mua kem, mua bánh, mua hoa quả và rất nhiều thứ khác.
A. Chủ ngữ.
- B. Vị ngữ.
- C. Trạng ngữ.
- D. Bổ ngữ.
Câu 8: Câu dưới đây được lược bớt thành phần nào?
Thoắt cái, Hùng đã leo tót lên cây. Nhanh như một con sóc.
- A. Vị ngữ.
B. Chủ ngữ.
- C. Trạng ngữ.
- D. Định ngữ.
Câu 9: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây:
Khúc sông này nước chảy rất êm. Nước lại không quá sâu, nên lũ trẻ con thường ra đây bơi lội. Những buổi trưa hè, mặt sông lấp loáng ánh nắng mặt trời. Trông như một tấm gương vàng khổng lồ.
- A. Khúc sông này nước chảy rất êm.
- B. Nước lại không quá sâu, nên lũ trẻ con thường ra đây bơi lội.
- C. Những buổi trưa hè, mặt sông lấp loáng ánh nắng mặt trời.
D. Trông như một tấm gương vàng khổng lồ.
Câu 10: Tìm câu rút gọn trong đoạn văn dưới đây:
Chú Tư lên Hà Nội để thăm bạn học cũ. Đến sân ga, chú đứng ở cổng chờ bạn đến đón. Từ xa, một bóng dáng quen thuộc tiến lại dần. Đó là chú Khải - bạn học cũ của chú Tư. Vừa lại gần, hai người đã bắt tay, ôm chầm lấy nhau. Rồi mới vui vẻ trở về nhà.
A. Rồi mới vui vẻ trở về nhà.
- B. Chú Tư lên Hà Nội để thăm bạn học cũ
- C. Từ xa, một bóng dáng quen thuộc tiến lại dần.
- D. Đến sân ga, chú đứng ở cổng chờ bạn đến đón.
Câu 11: Trong đoạn trích sau, câu nào là câu sai ngữ pháp, câu nào là câu đặc biệt?
Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn. Ôi! Kẻ địch có mạnh đến đâu, cuộc chiến có khốc liệt đến nhường nào thì chỉ cần nhân dân quần chúng đoàn kết một lòng, trung thành với cách mạng. Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên.
A. Câu đặc biệt là “Ôi”, câu sai ngữ pháp là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”.
- B. Câu đặc biệt là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”, câu sai ngữ pháp là “Ôi”.
- C. Câu đặc biệt là “Qua đoạn thơ trên, Tố Hữu muốn nói đến lực lượng của tập thể, của nhân dân, của quần chúng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng là vô hạn”, câu sai ngữ pháp là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”.
- D. Câu đặc biệt là “Ðấu tranh đánh đổ áp bức, bóc lột, thúc đẩy xã hội tiến lên”, câu sai ngữ pháp là “Kẻ địch có mạnh đến đâu, cuộc chiến có khốc liệt đến nhường nào thì chỉ cần nhân dân quần chúng đoàn kết một lòng, trung thành với cách mạng”.
Câu 12: Câu nào dưới đây không phải là câu sai ngữ pháp?
A. Bên đường, đứng chơ vơ một ngôi miếu cổ đen rêu.
- B. Là đội quân tự nguyện, tự giác, chiến đấu dũng cảm, không hề run sợ trước súng đạn tối tân của kẻ thù.
- C. Bên cạnh chị Sứ, còn có biết bao người phụ nữ Việt Nam anh hùng khác.
- D. Người nghĩa sĩ Cần Giuộc, với tấm lòng yêu làng xóm, quê hương tha thiết, với tinh thần xả thân vì đại nghĩa.
Câu 13: Các xung đột, mâu thuẫn của bi kịch được tạo nên từ điều gì?
A. Tạo nên bởi hành động có ý thức của nhân vật trong việc thực hiện cái tất yếu mà nó tự thấy trước là không tránh khỏi bị tai họa.
- B. Do sự trái ngược về thói quen, môi trường sống của nhân vật.
- C. Do sự mẫu thuẫn quan điểm sống của nhân vật.
- D. Do sự khác biệt thế hệ của nhân vật
Câu 14: Đâu là nhận xét đúng về nhân vật bi kịch?
- A. Có lý tưởng cao cả.
- B. Có số phận éo le, nghiệt ngã.
C. Có sức mạnh phẩm chất cao cả, mang lí tưởng, khát vọng đẹp đẽ nhưng số phận nghiệt ngã.
- D. Có cuộc đời yên bình, ít sóng gió, khó khăn.
Câu 15: Lời thoại của nhân vật bi kịch có đặc điểm gì?
- A. Có tính chất mĩ lệ, trau chuốt,...
- B. Giản dị, gần gũi, giàu cảm xúc.
C. Thường thể hiện sự căng thẳng, những giằng xé nội tâm, có tính hùng biện, triết lí, hoặc có tính chất mĩ lệ, trau chuốt,...
- D. Thường thể hiện sự dí dỏm, hài hước, trào phúng.
Câu 16: Đề tài của bi kịch thường là gì?
- A. Đề tài từ trong văn học dân gian.
B. Thường mượn từ lịch sử hay huyền thoại, để cập những vấn đề lớn, có tính vĩnh cửu của cuộc sống con người.
- C. Đề tài chính luận, liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc.
- D. Liên quan đến các hiện tượng tự nhiên của đời sống.
Câu 17: Rô-đri-gơ đã đưa ra mục đích của việc giết cha Si-men là gì?
- A. Để ra oai với binh lính.
- B. Để được thăng quan tiến chức.
C. Để trả thù danh dự và thù cha.
- D. Để hả giận.
Câu 18: Rô-đri-gơ đã thực hiện nghĩa vụ gì đối với gia đình của chàng?
A. Bảo vệ danh dự gia đình.
- B. Bảo vệ danh dự của đức vua.
- C. Bảo vệ tính mạng gia đình.
- D. Bảo vệ sự giàu có của gia đình.
Câu 19: Tâm trạng của Si-men như thế nào khi biết Rô-đri-gơ giết cha mình?
- A. Căm phẫn, tức giận đến cùng cực.
B. Cay đắng, giày vò, đau đớn.
- C. Nhục nhã, xấu hổ, quyết tâm trả thù.
- D. Sợ hãi, tổn thương, bất lực.
Câu 20: Si-men nhận định như thế nào về hành động giết cha Đông Goóc-ma-xờ của Rô-đri-gơ?
A. Hành động của Rô-đri-gơ đã dẫm đạp lên tình yêu Si-men dành cho chàng.
- B. Hành động của Rô-đri-gơ là hành động vô nhân tính, không thể chấp nhận được.
- C. Hành động của Rô-đri-gơ là sự nóng nảy, hấp tập, bộp chộp.
- D. Hành động của Rô-đri-gơ là thực hiện nghĩa vụ của người con cao thượng.
Câu 21: Đâu là thông tin không chính xác về nhà văn Bảo Ninh?
- A. Sinh năm 1952, quê ở Quảng Bình.
- B. Vào bộ đội năm 1969 và bắt đầu viết văn sau khi giải ngũ vào năm 1975.
- C. Tên tuổi của ông gắn liền với Nỗi buồn chiến tranh (1991).
D. Ông chủ yếu sáng tác về đề tài nông thôn và người nông dân.
Câu 22: Về đêm, dòng sông được miêu tả như thế nào?
A. Lấp lánh những hằng hà đốm sáng bí ẩn.
- B. Phản chiếu hằng hà những vì sao lấp lánh.
- C. Mềm mại, uốn lượn như một dải lụa đào.
- D. Cuồn cuộn, dữ dội, đáng sợ.
Câu 23: Trong đoạn trích, đỉnh lũ xảy ra vào khoảng thời gian nào?
- A. Rằm tháng Tám.
- B. Rằm tháng Giêng.
C. Rằm tháng Bảy.
- D. Rét nàng Bân.
Câu 24: Vì sao vệt đê cánh giữ đằng trước làng bị phá tan.
- A. Vì một loạt kít mìn của Mỹ nổ.
B. Vì một loạt bom Mỹ bắn phá.
- C. Vì quân Mỹ cho xe tăng phá.
- D. Vì lũ làm vỡ đê.
Câu 25: Nhân vật tôi từ đâu chạy về làng?
- A. Từ trên chiến khu.
B. Từ trên điếm canh.
- C. Từ làng khác.
- D. Từ trên tỉnh.
Nội dung quan tâm khác
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận