Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 9: Thực hành tiếng Việt (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 9: Thực hành tiếng Việt (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Mở rộng cấu trúc câu nhằm mục đích gì?

  • A. Rút gọn thông tin của câu.
  • B. Tăng lượng thông tin cho câu.
  • C. Thay đổi ý nghĩa của câu.
  • D. Loại bỏ các thành phần không cần thiết.

Câu 2: Việc mở rộng thành phần câu bằng cụm chủ ngữ - vị ngữ giúp:

  • A. Rút gọn câu.
  • B. Thay đổi ý nghĩa câu.
  • C. Cung cấp thông tin cụ thể hơn.
  • D. Làm câu trở nên mơ hồ hơn.

Câu 3: Trong câu "Hôm qua, tôi rất vui vì được gặp lại một người bạn cũ mà tôi đã có nhiều năm gắn bó", phần "mà tôi đã có nhiều năm gắn bó" mở rộng:

  • A. Chủ ngữ.           
  •  B. Vị ngữ.             
  •   C. Bổ ngữ.             
  •  D. Trạng ngữ.

Câu 4: Ngoài cụm chủ ngữ - vị ngữ, thành phần câu còn có thể được mở rộng bằng:

  • A. Chỉ cụm danh từ và cụm động tử.
  • B. Chỉ cụm động từ và cụm tính từ.
  • C. Chỉ cụm tính từ và cụm danh từ.
  • D. Cụm danh từ, cụm động từ và cụm tính từ.

Câu 5: Trong câu "Cuốn sách mà anh cho tôi mượn rất hay", phần "mà anh cho tôi mượn" mở rộng:

  • A. Chủ ngữ.            
  • B. Vị ngữ.               
  • C. Bổ ngữ.              
  • D. Trạng ngữ.

Câu 6: Hình thức biến đổi nào liên quan đến vị trí của các từ ngữ trong câu?

  • A. Thay đổi trật tự của các từ ngữ.
  • B. Chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ.
  • C. Chuyển câu chủ động thành câu bị động.
  • D. Thay đổi thì của động từ.

Câu 7: Trong câu "Xin cảm ơn các bạn đã cổ vũ chúng tôi trong lần khởi nghiệp này", sự ủng hộ hướng vào đối tượng nào?

  • A. Quý vị.
  • B. Chúng tôi – người khởi nghiệp.
  • C. Dự án.
  • D. Việc triển khai.

Câu 8: Khi chuyển cụm chủ ngữ - vị ngữ thành cụm danh từ, mục đích chính là gì?

  • A. Làm cho câu ngắn gọn hơn.
  • B. Nhấn mạnh ý nghĩa hoặc làm nổi bật ý muốn biểu đạt.
  • C. Thay đổi ý nghĩa của câu.
  • D. Khiến câu văn trở nên hay hơn.

Câu 9: Việc biến đổi cấu trúc câu có tác dụng gì đối với văn bản?

  • A. Làm cho văn bản dài hơn.
  • B. Thay đổi hoàn toàn ý nghĩa của văn bản.
  • C. Đảm bảo tính mạch lạc, liên kết giữa các câu, các đoạn; làm nổi bật lên ý muốn biểu đạt.
  • D. Làm cho văn bản khó hiểu hơn.

Câu 10: Khi biến đổi cấu trúc câu, yếu tố nào cần được giữ nguyên?

  • A. Trật tự các từ.
  • B. Cấu trúc ngữ pháp.
  • C. Ý nghĩa cơ bản của câu.
  • D. Số lượng từ trong câu.

Câu 11: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần chủ ngữ của câu?

  • A. Tôi thích đọc những cuốn sách mà thầy giáo giới thiệu trong lớp.
  • B. Chiếc áo mà mẹ tặng tôi nhân dịp sinh nhật rất đẹp.
  • C. Chúng tôi đã thăm bảo tàng nơi trưng bày nhiều hiện vật lịch sử quý giá.
  • D. Em gái tôi mơ ước được đến Paris, thành phố mà cô ấy đã nghe rất nhiều.

Câu 12: Câu nào trong các câu dưới đây dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần bổ ngữ của câu?

  • A. Chiếc xe đạp mà bố mua cho tôi từ năm ngoái vẫn chạy rất tốt.
  • B. Bài hát mà cả lớp đang tập luyện cho cuộc thi sắp tới khá khó.
  • C. Anh ấy đang tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên ngành mà anh ấy đã học ở đại học.
  • D. Cây đa cổ thụ mà cả làng tôn kính đã hơn trăm tuổi.

Câu 13: Trong câu "Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 - với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật - đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc", phần nào là thành phần biệt lập?

  • A. Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
  • B. Với sự phát triển vượt bậc của trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật.
  • C. Đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc.
  • D. Trí tuệ nhân tạo và Internet vạn vật.

Câu 14: Câu nào trong các câu dưới đây không phải là câu dùng cụm chủ ngữ - vị ngữ để mở rộng thành phần bổ ngữ của câu?

  • A. Cô ấy thích nghe những bài hát mà ca sĩ yêu thích của cô thường biểu diễn.
  • B. Chúng tôi đang nghiên cứu vấn đề mà nhiều nhà khoa học quan tâm gần đây.
  • C. Anh ấy mua chiếc điện thoại mà nhiều người đang săn đón trên thị trường.
  • D. Chiếc cặp mà em trai tôi đánh rơi ở trường đã được tìm thấy.

Câu 15: Thành phần biệt lập trong câu "Sách - người bạn thầm lặng nhưng luôn mang đến tri thức và niềm vui - là món quà vô giá cho mọi lứa tuổi" là:

  • A. Sách.
  • B. Người bạn thầm lặng nhưng luôn mang đến tri thức và niềm vui.
  • C. Là món quà vô giá.
  • D. Cho mọi lứa tuổi.

Câu 16: Việc biến đổi cấu trúc câu nên dựa vào yếu tố nào?

  • A. Sở thích cá nhân của người viết.
  • B. Độ dài của câu.
  • C. Lô-gíc của mạch viết và sự liên kết với câu trước đó.
  • D. Số lượng từ trong câu.

Câu 17: Trong các câu có từ được sau đây, câu nào là câu bị động?

  • A. Cha tôi sinh được hai người con.
  • B. Gia đình tôi chuyển về Hà Nội được mười năm rồi.
  • C. Bạn ấy được điểm mười.
  • D. Mỗi lần được điểm cao, tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác