Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Ti ba hành (Bạch Cư Dị) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 8: Ti ba hành (Bạch Cư Dị) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bạch Cư Dị sống vào thời đại nào?

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Đường.
  • C. Nhà Tống.
  • D. Nhà Minh.

Câu 2: Quan điểm sáng tác của Bạch Cư Dị là gì?

  • A. Thơ ca phải tập trung vào cảnh đẹp thiên nhiên.
  • B. Thơ ca phải gắn với đời sống, phản ánh được hiện thực xã hội.
  • C. Thơ ca phải ca ngợi vua chúa.
  • D. Thơ ca phải tập trung vào tình yêu lãng mạn.

Câu 3: Bạch Cư Dị sáng tác "Ti bà hành" trong hoàn cảnh nào?

  • A. Khi đang ở đỉnh cao sự nghiệp.
  • B. Khi vừa được thăng chức.
  • C. Khi vừa bị cách chức, đày làm Giang Châu Tư mã.
  • D. Khi đã về hưu.

Câu 4: Trong bài thơ "Tì bà hành", người ca nữ đã đàn bao nhiêu lần?

  • A. Hai lần.               
  • B. Ba lần.                
  • C. Bốn lần.              
  • D. Năm lần.

Câu 5: Lần đàn đầu tiên được miêu tả như thế nào?

  • A. Tiếng đàn vang lớn.
  • B. Tiếng đàn văng vẳng từ xa.
  • C. Tiếng đàn ngay bên tai.
  • D. Tiếng đàn im bặt.

Câu 6: Trong lần đàn thứ hai, tiếng đàn không được ví von như?

  • A. Tiếng đàn được ví như mưa rào.
  • B. Hạt châu nảy trên mâm ngọc.
  • C. Tiếng đàn như tiếng sấm.
  • D. Tiếng đàn như tiếng xé lụa.

Câu 7: Câu thơ nào miêu tả âm thanh tiếng đàn trong lần đàn thứ hai?

  • A. "Đàn ai nghe vẳng ven sông"
  • B. "Dùng dây tơ nấn ná làm thinh"
  • C. "Bình bạc vỡ tuôn đầy dòng nước"
  • D. "Lại ngồi lựa phím đàn đà kíp dây"

Câu 8: Trong lần đàn thứ ba, cảm xúc của người ca nữ được miêu tả như thế nào?

  • A. Vui vẻ, phấn khởi.
  • B. Bình thản, vô cảm.
  • C. Não ruột, sướt mướt.
  • D. Tức giận, bất mãn.

Câu 9: Điều gì xảy ra sau lần đàn thứ ba?

  • A. Mọi người vỗ tay tán thưởng.
  • B. Người ca nữ được thưởng tiền.
  • C. Cảm xúc của người ca nữ và Giang Châu Tư mã hoà làm một.
  • D. Tiệc tàn, mọi người ra về.

Câu 10: "Tri âm" trong bài thơ “Tì bà hành” được hiểu là gì?

  • A. Nghe tiếng đàn hay.
  • B. Nghe tiếng đàn mà hiểu tiếng lòng của người chơi đàn.
  • C. Người biết chơi đàn giỏi.
  • D. Người có thính giác tốt.

Câu 11: Sự tiếp nhận tiếng đàn của tác giả diễn ra như thế nào?

  • A. Từ gần đến xa.
  • B. Từ xa đến gần.
  • C. Chỉ nghe từ xa.
  • D. Chỉ nghe từ gần.

Câu 12: Tại sao Bạch Cư Dị không ngăn được nước mắt rơi?

  • A. Vì tiếng đàn quá hay.
  • B. Vì thương người ca nữ.
  • C. Vì ngẫm đến cuộc đời gian truân, vất vả của bản thân.
  • D. Vì xúc động trước cảnh đêm.

Câu 13: Bài thơ được chia thành mấy phần chính?

  • A. 2 phần.               
  • B. 3 phần.               
  • C. 4 phần.               
  • D. 5 phần.

Câu 14: Chủ đề chính của bài thơ "Tì bà hành" là gì?

  • A. Ca ngợi tài năng của người ca nữ.
  • B. Miêu tả vẻ đẹp của cảnh đêm.
  • C. Sự đồng cảm với nỗi niềm và thân phận người ca nữ.
  • D. Phê phán xã hội thời bấy giờ.

Câu 15: Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì?

  • A. Cảm hứng về thiên nhiên.
  • B. Cảm hứng về lòng yêu nước.
  • C. Cảm hứng về sự đồng điệu giữa những cảm xúc đẹp đẽ và sâu lắng giữa người chơi đàn và người nghe đàn.
  • D. Cảm hứng về cuộc sống khó khăn của người dân.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác