Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 8: Thực hành tiếng Việt (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 8: Thực hành tiếng Việt (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Trong tiếng Hán, các yếu tố đồng âm dễ dàng được phân biệt bằng cách nào?

  • A. Phân biệt bằng những chữ viết khác nhau.
  • B. Phân biệt bằng ý nghĩa khác nhau.
  • C. Phân biệt bằng cách đọc khác nhau.
  • D. Phân biệt bằng nguồn gốc các chữ viết.

Câu 2: Trong tiếng Việt, yếu tốc đồng âm gốc Hán có đặc điểm gì?

  • A. Có ý nghĩa giống nhau.
  • B. Có cách viết khác nhau.
  • C. Hầu hết được viết giống nhau.
  • D. Đều có ý nghĩa đối lập nhau.

Câu 3: Ngoài các yếu tố Hán Việt đồng âm, còn yếu tố nào cũng gây nhầm lẫn?

  • A. Yếu tố Hán Việt gần âm.
  • B. Yếu tố Hán Việt khác âm.
  • C. Yếu tố Hán Việt đối lập về âm.
  • D. Yếu tố Hán Việt thiếu âm.

Câu 4: Đâu là cách phân biệt nghĩa của một số yếu tố Hán Việt dễ nhầm lẫn?

  • A. Dựa vào câu có chứ từ ngữ Hán Việt đồng âm để suy luận.
  • B. Tra cứu từ điển chữ Hán.
  • C. Dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt gần âm để suy luận.
  • D. Tra cứu từ điển Hán Việt và dựa vào từ có chứa yếu tố Hán Việt đồng âm để suy luận.

Câu 5: Từ Hán Việt “giang” có thể mang những nét nghĩa nào sau đây? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A. Sông lớn, cái cầu nhỏ.
  • B. Cán cờ, con suối nhỏ.
  • C. Sông lớn, mang vác, cái cầu nhỏ.
  • D. Khiêng, mang, vác.

Câu 6: Chữ “tân” trong từ nào mang nghĩa là khách?

  • A. Lễ tân.
  • B. Tân gia.
  • C. Tân y.
  • D. Tân lang.

Câu 7: Từ Hán Việt “phi” trong phi công, phi đội có nghĩa là gì?

  • A. Chạy.
  • B. Không.
  • C. Vợ vua.
  • D. Bay.

Câu 8: Từ Hán Việt “tham” trong tham gia, tham dự, tham chiến có nghĩa là gì?

  • A. Muốn.
  • B. Có mặt.
  • C. Xuất hiện.
  • D. Mừng rỡ.

Câu 9: Chữ “gia” trong từ nào mang nghĩa là thêm vào?

  • A. Gia chủ.
  • B. Gia vị.
  • C. Gia giáo.
  • D. Sử gia.

Câu 10: Từ Hán Việt “thiên” có thể mang những nét nghĩa nào sau đây? Chọn đáp án đúng nhất.

  • A. Trời, dịch chuyển, cao lớn,
  • B. Trời, đơn vị đo “nghìn”, nghiêng lệch, tự nhiên, dịch chuyển.
  • C. Nước, trên cao, tài giỏi hơn người.
  • D. Nghiêng lệch, dịch chuyển.

Câu 11: Đâu là từ Hán Việt có yếu tố đồng âm khác nghĩa với yếu tố được in đậm trong câu sau?

Chúng ta đã phòng thủ rất chắc chắn để chống lại sự tấn công của kẻ thù.

  • A. Cố thủ.
  • B. Thủ thành.
  • C. Thủ phủ.
  • D. Kiên thủ.

Câu 12: Đâu là từ Hán Việt có yếu tố đồng âm đồng nghĩa với yếu tố được in đậm trong câu sau?

Những bậc hào kiệt đã đóng góp không nhỏ vào chiến thắng của chúng ta trước kẻ thù xâm lược.

  • A. Kiệt xuất.
  • B. Cạn kiệt.
  • C. Kiệt lực.
  • D. Kiệt quệ.

Câu 13: Đâu không phải là từ Hán Việt có yếu tố đồng âm cùng nghĩa với yếu tố được in đậm trong câu sau?

Bác Hồ dành tặng phụ nữ Việt Nam tám chữ vàng: anh hùng – bất khuất – trung hậu – đảm đang.

  • A. Trung tâm.
  • B. Trung thành.
  • C. Trung nghĩa.
  • D. Trung thực.

Câu 14: Đâu là giải thích đúng cho từ “tử” trong “tử hình” và “sĩ tử”?

  • A. Tử trong sĩ tử có nghĩa là chết, trong tử hình là để chỉ con người.
  • B. Tử trong sĩ tử có nghĩa là con người, trong tử hình có nghĩa là chết.
  • C. Tử trong sĩ tử có nghĩa là tuyệt vọng, trong tử hình có nghĩa là cứng nhắc, cố định.
  • D. Tử trong sĩ tử có nghĩa là vô cùng, trong tử hình có nghĩa là không linh động.

Câu 15: Câu văn nào dưới đây chứa từ Hán Việt?

  • A. Cây cối luôn được ví là “lá phổi xanh".
  • B. Rừng của chúng ta đang ngày càng mất đi.
  • C. Xung quanh nhà, người ta thường trồng cây xanh.
  • D. Khí hậu Trái Đất đang dần tăng trong thế kỉ qua.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác