Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 Chân trời bài 6: Bản sắc dân tộc cái gốc của mọi công dân toàn cầu (Nam Lê – Như Ý) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo bài 6: Bản sắc dân tộc cái gốc của mọi công dân toàn cầu (Nam Lê – Như Ý) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Xu thế nào đang đặt ra thách thức về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc?

  • A. Xu thế đô thị hóa.
  • B. Xu thế toàn cầu hóa.
  • C. Xu thế công nghiệp hóa.
  • D. Xu thế hiện đại hóa.

Câu 2:  Theo văn bản, khi một người nói "tôi là công dân toàn cầu", điều đó có nghĩa là gì?

  • A. Họ từ bỏ quốc tịch gốc.
  • B. Họ đã đi du lịch khắp thế giới.
  • C. Những việc họ đã và đang làm góp phần tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.
  • D. Họ nói được nhiều ngôn ngữ.

Câu 3: Những vấn đề nào được đề cập là không thể giải quyết trong một khuôn khổ giới hạn?

  • A. Kinh tế và chính trị.
  • B. Giáo dục và y tế.
  • C. Biến đổi khí hậu và đại dịch truyền nhiễm.
  • D. Văn hóa và nghệ thuật.

Câu 4: Đặc trưng của toàn cầu hóa là gì?

  • A. Áp đặt văn hóa.
  • B. Xóa bỏ sự khác biệt.
  • C. Đồng nhất hóa.
  • D. Đón nhận và trân trọng đóng góp của tất cả các dân tộc.

Câu 5: Theo văn bản, quan điểm nào là không đúng về toàn cầu hóa?

  • A. Các nền văn hóa sẽ hoàn toàn hòa lẫn.
  • B. Mỗi dân tộc vẫn giữ được sắc màu đặc trưng.
  • C. Tạo nên bức tranh đa sắc màu nhưng nhất quán.
  • D. Chia sẻ giá trị vào cái chung.

Câu 6: Ví dụ của người nước nào được đưa ra để chứng minh quy mô rộng lớn không ảnh hưởng đến bản sắc?

  • A. Người Mỹ.
  • B. Người Trung Quốc.
  • C. Người Ấn Độ.
  • D. Người Nga.

Câu 7: Châu Âu được miêu tả như thế nào trong văn bản?

  • A. Nơi có biên giới nghiêm ngặt.
  • B. Nơi nhất thể hóa gần như không có biên giới.
  • C. Nơi có xung đột văn hóa cao.
  • D. Nơi bị xóa nhòa bản sắc dân tộc.

Câu 8: Điều gì giúp các thành viên của một quốc gia gắn kết với nhau?

  • A. Ngôn ngữ chung.
  • B. Địa lý.
  • C. Văn hóa dân tộc.
  • D. Chính sách nhà nước.

Câu 9: Theo văn bản, công dân toàn cầu nên làm gì với nguồn gốc, cội rễ của mình?

  • A. Chối bỏ nguồn gốc, cội rễ của mình.
  • B. Kế thừa sự hiểu biết và cảm thông, rồi phát triển nguồn cốc của mình thêm một bước cao hơn.
  • C. Thay đổi hoàn toàn nguồn gốc, cội rẽ của mình
  • D. Bỏ qua, không quan tâm tới nguồn gốc, cội rễ của mình.

Câu 10: Ai là người đưa ra nhận định về công dân toàn cầu trong văn bản?

  • A. Nguyễn Sĩ Dũng.
  • B. Chủ tịch Quốc hội.
  • C. Một nhà văn hóa.
  • D. Một nhà ngoại giao.

Câu 11: Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, công dân toàn cầu cần hiểu điều gì?

  • A. Toàn cầu hóa loại bỏ bản sắc riêng.
  • B. Toàn cầu hóa không loại bỏ bản sắc riêng.
  • C. Bản sắc dân tộc không quan trọng.
  • D. Nên từ bỏ văn hóa truyền thống

Câu 12: Khi giới thiệu bản thân là "công dân Việt Nam", điều quan trọng là gì?

  • A. Chỉ nói về quốc tịch.
  • B. Thể hiện sự trân trọng và tự hào về đất nước.
  • C. Phân biệt với người nước ngoài.
  • D. Khẳng định vị thế cá nhân.

Câu 13: Văn bản nhấn mạnh việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc là trách nhiệm của ai?

  • A. Việc giữ gìn bản sắc văn hoác dân tộc là trách nhiệm của chính phủ.
  • B. Việc giữ gìn bản sắc văn hoác dân tộc là trách nhiệm của những công dân toàn cầu.
  • C. Việc giữ gìn bản sắc văn hoác dân tộc là trách nhiệm của các nhà văn hóa.
  • D. Việc giữ gìn bản sắc văn hoác dân tộc là trách nhiệm của giới trẻ.

Câu 14: Theo văn bản, điều gì giúp một người hội nhập với thế giới?

  • A. Tiền bạc giúp một người hội nhập với thế giới.
  • B. Học vấn cao giúp một người hội nhập với thế giới.
  • C. Nền tảng tri thức, văn hóa, bản sắc từ đất nước mình giúp một người hội nhập với thế giới.
  • D. Khả năng ngoại ngữ giúp một người hội nhập với thế giới.

Câu 15: Quan điểm chính của văn bản về mối quan hệ giữa toàn cầu hóa và bản sắc dân tộc là gì?

  • A. Toàn cầu hóa xóa bỏ bản sắc dân tộc.
  • B. Bản sắc dân tộc cản trở toàn cầu hóa
  • C. Toàn cầu hóa và bản sắc dân tộc có thể cùng tồn tại và bổ sung cho nhau.
  • D. Toàn cầu hóa làm suy yếu bản sắc dân tộc.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác