Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 2: Thơ ca (Ra-xun Gam-da-tốp) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời bài 2: Thơ ca (Ra-xun Gam-da-tốp) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu là thông tin chính xác về tác giả Ra-xun Gam-da-tốp?

  • A. Sinh năm 1920, mất năm 2003.
  • B. Là nhà thơ nổi tiếng của nước Cộng hòa Đa-ghe-xtan thuộc Liên Bang Nga.
  • C. Sở trường sáng tác chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết.
  • D. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông là: Hoàng tử bé, Trái tim tôi thuộc về những ngọn núi…

Câu 2: Tác phẩm Thơ ca được viết bằng thể thơ nào?

  • A. Tám chữ.
  • B. Tự do.
  • C. Năm chữ.
  • D. Bảy chữ.

Câu 3: Tác giả không sử dụng hình ảnh so sánh nào dưới đây để nói về thơ ca?

  • A. Việc đầy lao lực.
  • B. Cuộc hành trình.
  • C. Bài hát ru.
  • D. Khúc ca tình yêu.

Câu 4: Với Ra-xun Gam-da-tốp, sáng tác thơ ca là một công việc như thế nào?

  • A. Là một công việc nặng nhọc, đầy lao lực.
  • B. Là một cuộc hành trình nhiều gian nan.
  • C. Vừa là nghỉ ngơi, vừa là việc đầy lao lực.
  • D. Vừa là cuộc hành trình nhiều gian nan, vừa là việc đầy nhàn hạ.

Câu 5: Nhà thơ Ra-xun Gam-da-tốp đã so sánh thơ ca với âm thanh gì dưới đây?

  • A. Như bài hát ru, ngây ngất đầu giường thơ bé.
  • B. Như khúc hát mừng chiến công vang dội.
  • C. Như khúc hát đón chào mùa xuân cùng những khát vọng mới.
  • D. Như khúc ca tình yêu nồng nàn, cháy bỏng.

Câu 6: Theo Ra-xun Gam-da-tốp, thơ sinh ra thì điều gì sẽ đến?

  • A. Thành công.
  • B. Cái đẹp.
  • C. Tình yêu.
  • D. Tình bạn.

Câu 7: Theo Ra-xun Gam-da-tốp, khi từ giã cõi đời thì thơ là gì? 

  • A. Kỉ niệm.
  • B. Con cái.
  • C. Người yêu.
  • D. Bà mẹ.

Câu 8: Theo Ra-xun Gam-da-tốp, thơ không phải là điều gì dưới đây?

  • A. Vũ khí trong trận đánh.
  • B. Đôi cánh nâng ta bay.
  • C. Sự yên tĩnh.
  • D. Trái núi trên cao không thể tới.

Câu 9: Ra-xun Gam-da-tốp có tâm nguyện gì?

  • A. Suốt đời sáng tác không ngừng nghỉ.
  • B. Suốt đời trung thực sống cho thơ.
  • C. Suốt đời yêu thơ.
  • D. Suốt đời chỉ đọc thơ.

Câu 10: Với Ra-xun Gam-da-tốp, khi nào thơ giống với người yêu?

  • A. Khi nhà thơ còn nhỏ. 
  • B. Khi chăm sóc tuổi già. 
  • C. Khi từ giã cõi đời.
  • D. Khi lớn lên.

Câu 11: Ra-xun Gam-da-tốp cho rằng thơ là “chỗ nghỉ”. Theo em, “chỗ nghỉ” ở đây có ý nghĩa gì?

  • A. Là nơi nhà thơ dừng chân sau mỗi chuyến đi xa.
  • B. Là nơi nhà thơ nghỉ ngơi để sáng tác.
  • C. Là nguồn cảm hứng được khơi gợi trong những giây phút nghỉ ngơi.
  • D. Là khoảng lặng trong tâm hồn, lắng lòng mình để lắng nghe, để quan sát để cảm nhận và là nơi tâm hồn được xoa dịu.

Câu 12: Nguồn gốc sâu xa của thơ ca là từ đâu?

  • A. Từ tình yêu văn chương nghệ thuật của nhà thơ.
  • B. Từ vẻ đẹp cuộc sống.
  • C. Từ tâm hồn sâu thẳm của nhà thơ.
  • D. Từ những sự vật hiện tượng kì thú của tự nhiên.

Câu 13: Thơ ca và cuộc sống có mối quan hệ như thế nào?

  • A. Thơ ca khơi nguồn từ cuộc sống nên thơ bao giờ cũng chứa đựng bóng hình cuộc đời, bóng dáng con người.
  • B. Cuộc sống chỉ thực sự có ý nghĩa khi có sự xuất hiện của thơ ca.
  • C. Thơ ca tô điểm cho cuộc sống này thêm tốt đẹp, là nguồn gốc của mọi hạnh phúc.
  • D. Cuộc sống là đối tượng phản ánh duy nhất của thơ ca.

Câu 14: Vì sao thơ lại là “việc đầy lao lực”?

  • A. Vì nhà thơ rất vất vả trong việc tìm kiếm nguồn cảm hứng để viết thơ.
  • B. Vì viết thơ đòi hỏi rất nhiều kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
  • C. Vì thơ là cô đọng, là hàm súc, là lời ít mà ý tứ sâu xa, vậy nên nhà thơ cần phải chắt lọc con chữ, chỉn chu trong từng lời thơ.
  • D. Vì quy tắc, niêm luật trong thơ rất phức tạp, được quy định rất chặt chẽ buộc nhà thơ phải tuân theo khi sáng tác.

Câu 15: Thi sĩ cần có những phẩm chất gì khi sáng tác thơ?

  • A. Cần có sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực trong đời sống.
  • B. Cần phải chăm chỉ, có tính kỉ luật và nghiêm khắc với bản thân.
  • C. Phải là người có tâm hồn giàu rung cảm, sống sâu sắc và trọn vẹn từng khoảnh khắc cuộc đời để có những cảm xúc mãnh liệt, dồi dào trên mỗi trang thơ.
  • D. Cần phải sống sẻ chia, tâm hồn rộng mở và quan tâm tới mọi người.

Câu 16: Vì sao sáng tạo lại là một yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tác thơ ca?

  • A. Vì nghệ thuật là sự thay thế, cái mới cần được tạo ra để hoàn toàn thay thế cái cũ.
  • B. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.
  • C. Để bài thơ mang nét riêng và được nhiều người đọc chú ý đến hơn.
  • D. Vì sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sức sống của một bài thơ trong lòng độc giả.

Câu 17: Vai trò nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của thơ ca biểu hiện như thế nào?

  • A. Thơ ca truyền tải những bài học bằng tình cảm nên nó có tác dụng lay chuyển con người làm cho ta vươn tới cái chân, thiện, mĩ; có tác động cải tạo tư tưởng, đạo đức của con người.
  • B. Thơ ca là nơi đầu tiên bồi đắp cho con người những tình cảm lớn, những nhân cách tốt đẹp.
  • C. Thơ ca có sức lay động, có thể thay đổi tính cách, nhân cách của một con người.
  • D. Thơ ca là nơi duy nhất giúp ta học cách làm người và vươn đến những giá trị cao cả.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác