Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 4: Văn tế, thơ

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 4: Văn tế, thơ có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ dưới đây:

“Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

Núi giăng thành luỹ sắt dày

Rừng che bộ đội rừng vây quân thù

Mênh mông bốn mặt sương mù

Ðất trời ta cả chiến khu một lòng.

Ai về ai có nhớ không?

Ta về ta nhớ Phủ Thông, đèo Giàng

Nhớ sông Lô, nhớ phố Ràng

Nhớ từ Cao-Lạng nhớ sang Nhị Hà...”

  • A. Phép điệp, nhân hóa.
  • B. Phép điệp, câu hỏi tu từ.
  • C. Nhân hóa và câu hỏi tu từ.
  • D. Phép điệp, câu hỏi tu từ và nhân hóa.

Câu 2: Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên”

  • A. Các động từ mạnh.
  • B. Các từ láy.
  • C. Biện pháp cường điệu.
  • D. Nói giảm nói tránh.                                                         

Câu 3: Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:

“Tin vui chiến thắng trăm miềm

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

  • A. Liệt kê.
  • B. Điệp.
  • C. So sánh.
  • D. Cả liệt kê và điệp.

Câu 4: Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

  • A. "– Ta với mình, mình với ta / Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh".
  • B. "Mình đi mình lại nhớ mình / Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu".
  • C. "Nhớ từng bản khói cùng sương / Sớm khuya bếp lửa người thương đi về".
  • D. "Nhớ từng rừng nứa bờ tre / Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy".

Câu 5: Nhận định nào sau đây không đúng với tinh thần bài thơ "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"? 

  • A. Tác giả khắc hoạ thành công hình tượng bất tử và vẻ đẹp bi tráng của những nghĩa sĩ Cần Giuộc thành bức tượng đài nghệ thuật có một không hai trong lịch sử văn học Việt Nam thời Trung đại.
  • B. Là tiếng khóc cao cả, thiêng liêng của Nguyễn Đình Chiểu: khóc thương những nghĩa sĩ hi sinh khi sự nghiệp dang dở, khóc thương cho một thời kì lịch sử đau thương nhưng hào hùng của dân tộc.
  • C. Là tiếng khóc bi luỵ của nguyễn Đình Chiểu và nhân dân Nam Kì trước cái chết của những nghĩa sĩ cần Giuộc.
  • D. Đây là một thành tựu rực rỡ về mặt ngôn ngữ, nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật, sự kết hợp nhuần nhuyễn tính hiện thực và giọng điệu trữ tình bi tráng, tạo nên giá trị sử thi của bài văn tế này.

Câu 6: Trước Cách mạng tháng Tám, Quang Dũng làm công việc gì?

  • A. Phóng viên tiền phương của báo Chiến đấu.
  • B. Tham gia cách mạng.
  • C. Dạy học.
  • D. Nhà văn.

Câu 7: Câu nào trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” cho thấy Phan Bội Châu đã hoàn toàn đoạn tuyệt với những tư tưởng xưa cũ?

  • A. Há đế càn khôn tự chuyên dời.
  • B. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài,
  • C. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió.
  • D. Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Câu 8: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Bước đường công danh của ông cũng bắt đầu từ chức lí trưởng vượt qua những bậc phó tổng, chánh tổng, rồi cơm rượu, bò lợn và quan phủ, quan tỉnh hiệp sức với nhau đưa ông lên ghế nghị viện.

  • A. Rồi cơm rượu, bò lợn
  • B. Quan phủ, quan tỉnh 
  • C. Bước đường công danh
  • D. Ghế nghị viện.

Câu 9:  Xác định dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Những việc trắc trở như thế đã làm cho ông già hơn tám mươi tuổi phải chết một cách bình tĩnh.

  • A. Có cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường đối với đối tượng được đề cập trước đó.
  • B. Có sự kết hợp phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ : chết một cách bình tĩnh.
  • C. Có sự xuất hiện của yếu tố giễu nhại.
  • D. Sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 10: Dấu hiệu nhận biết nghịch ngữ trong câu sau: Ông hứa thế, giả thử cứ cho rằng ột vị Toàn quyền Đông Dương mà lại biết giữ lời hứa đi chăng nữa, thì chúng ta vẫn được phép tự hỏi liệu quan Toàn quyền Va-ren sẽ “chăm sóc” vụ ấy vào lúc nào và ra làm sao?

  • A. Sự xuất hiện của cụm từ mang tính chất của một phụ chú khác thường với đối tượng được đề cập.
  • B. Có sự kết hợp dường như phi lí giữa các từ mang nghĩa đối chọi ngay trong một cụm từ.
  • C. Có sự thay đổi bất ngờ về cách trần thuật.
  • D. Có sự pha trộn giữa kiểu nói lịch sự và nói quá.

Câu 11: Đặc điểm của thơ Quang Dũng qua bài thơ “Tây Tiến”?

  • A. Hài hòa giữa chất cổ điển và tinh thần thời đại.
  • B. Hài hòa giữa chất lãng mạn và hiện thực, mang vẻ đẹp trữ tình vừa hào hoa vừa sâu lắng.
  • C. Giàu chất trí tuệ và tính triết lí.
  • D. Giàu chất sử thi và giọng thơ ân tình ngọt ngào tha thiết.

Câu 12: Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?

  • A. Phan Bội Châu viết bài thơ này từ biệt bạn bè, đồng chí khi ông chuẩn bị lên đường sang Nhật.
  • B. Phan Bội Châu từ biệt một số bằng hữu Trung Quốc, khi bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về nước xét xử.
  • C. Phan Bội Châu từ biệt bạn bè ở Trung Kì ra Bắc để chuẩn bị thành lập Duy Tân hội.
  • D. Phan Bội Châu từ biệt lúc đưa Cường Để lên đường sang Nhật.

Câu 13: Địa danh nào dưới đây là quê hương của Quang Dũng?

  • A. Làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng (nay thuộc Hà Nội).
  • B. Làng Vũ Thạch (nay là phố Bà Triệu), Hà Nội
  • C. Xã Cam An , huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị.
  • D. Xã Quảng Thọ, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Câu 14: Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng còn có tên khác nào trong các tên sau đây?

  • A. Lên Tây Tiến.
  • B. Nhớ Tây Tiến.
  • C. Tây Tiến ơi!
  • D. Tây Tiến kỉ niệm.

Câu 15: Ý nào không phải nét đặc sắc nghệ thuật trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

  • A. Sử dụng lối văn biền ngẫu, uyển chuyển, giàu hình ảnh.
  • B. Ngôn ngữ chân thực, giàu cảm xúc.
  • C. Thủ pháp liệt kê, đối lập.
  • D. Ngôn ngữ, hình ảnh bóng bẩy.

Câu 16: Câu thơ nào sau đây diễn tả cảm giác trống vắng, gợi nhớ quá khứ sâu nặng. Tác giả mượn cái thừa để nói cái thiếu?

  • A. “– Mình đi, có nhớ những ngày / Mây nguồn suối lũ, những mây cùng mù".
  • B. “Mình về, có nhớ chiến khu / Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?”.
  • C. “Mình về, rừng núi nhớ ai / Trám bùi để rụng, măng mai để già”.
  • D. “Mình đi, có nhớ những nhà / Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”.

Câu 17: "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" ra đời vào khoảng thời gian nào? 

  • A. Cuối năm 1859.
  • B. Cuối năm 1860.
  • C. Cuối năm 1861.
  • D. Cuối năm 1862.

Câu 18: Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  • A. Ẩn dụ.
  • B. Hoán dụ.
  • C. So sánh.
  • D. Nhân hóa.

Câu 19: Chữ “hi kì” trong câu “Sinh vi nam tử yếu hi kì” nhấn mạnh điều gì trong những điều sau?

  • A. Tính chất lớn lao, trọng đại, kì vĩ của công việc mà kẻ làm trai phải gánh vác.
  • B. Tính chất lạ lẫm, kì dị của công việc mà kẻ làm trai bị cuốn hút.
  • C. Tính chất độc đáo, đặc biệt của công việc mà kẻ làm trai phải theo đuổi.
  • D. Tính chất lừng lẫy của hiệu quả công việc mà kẻ làm trai có thể tạo ra.

Câu 20: Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

  • A. Nhớ người yêu.
  • B. Nhớ cha mẹ.
  • C. Nhớ bạn bè.
  • D. Nhớ quê hương.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác