Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 kết nối bài 43: Nguyên phân và giảm phân (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 43: Nguyên phân và giảm phân (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Giảm phân là hình thức phân bào xảy ra ở

  • A. tế bào sinh dưỡng.
  • B. tế bào sinh dục vào thời kì chín.
  • C. tế bào mầm sinh dục.
  • D. hợp tử và tế bào sinh dưỡng.

Câu 2:  Điều nào sau đây đúng khi nói về sự giảm phân ở tế bào?

  • A. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 2 lần.
  • B. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 1 lần.
  • C. NST nhân đôi 2 lần và phân bào 2 lần.
  • D. NST nhân đôi 1 lần và phân bào 1 lần.

Câu 3: Kết thúc quá trình giảm phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

  • A. lưỡng bội ở trạng thái đơn.
  • B. đơn bội ở trạng thái đơn.
  • C. lưỡng bội ở trạng thái kép.
  • D. đơn bội ở trạng thái kép.

Câu 4: Trong giảm phân, sự tự nhân đôi của NST xảy ra ở

  • A. kì trung gian của lần phân bào I.
  • B. kì giữa của lần phân bào I.
  • C. kì trung gian của lần phân bào II.
  • D. kì giữa của lần phân bào II.

Câu 5: Hiện tượng xảy ra trong giảm phân nhưng không có trong nguyên phân là

  • A. nhân đôi NST.
  • B. tiếp hợp giữa2 NST kép trong từng cặp tương đồng.
  • C. phân li NST về hai cực của tế bào.
  • D. co xoắn và tháo xoắn NST.

Câu 6: Từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn phân li về 2 cực của tế bào. NST bắt đầu tháo xoắn. Qúa trình này là ở kì nào của nguyên phân?

  • A. Kì đầu.
  • B. Kì giữa.
  • C. Kì sau.
  • D. Kì cuối.

Câu 7: Trong quá trình nguyên phân, sự tự nhân đôi của NST diễn ra ở kì nào?

  • A. Kì trung gian.
  • B. Kì đầu.
  • C. Kì giữa.
  • D. Kì sau.

Câu 8:Ở kì giữa của quá trình nguyên phân, các NST kép xếp thành mấy hàng trên mặt phẳng xích đạo?

  • A. 1 hàng.
  • B. 2 hàng.
  • C. 3 hàng.
  • D. 4 hàng.

Câu 9: Trạng thái của NST ở kì cuối của quá trình nguyên phân như thế nào?

  • A. Đóng xoắn cực đại.
  • B. Bắt đầu đóng xoắn.
  • C. Dãn xoắn.
  • D. Bắt đầu tháo xoắn.

Câu 10: Kết thúc quá trình nguyên phân, số NST có trong mỗi tế bào con là

  • A. lưỡng bội ở trạng thái đơn.
  • B. lưỡng bội ở trạng thái kép.
  • C. đơn bội ở trạng thái đơn.
  • D. đơn bội ở trạng thái kép.

Câu 11: Giảm phân có thể tạo ra các tổ hợp nhiễm sắc thể mới do

  • A. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.
  • B. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
  • C. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu I kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau I.
  • D. sự trao đổi đoạn giữa các NST ở kì đầu II kết hợp với sự phân li và tổ hợp ngẫu nhiên của các NST ở kì sau II.

Câu 12: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh tinh sẽ tạo ra

  • A. 4 tinh trùng.
  • B. 1 tinh trùng.
  • C. 2 tinh trùng.
  • D. 3 tinh trùng..

Câu 13: Kết thúc giảm phân, một tế bào sinh trứng sẽ tạo ra

  • A. 4 tế bào trứng.
  • B. 2 tế bào trứng và 2 thể cực.
  • C. 1 tế bào trứng và 3 thể cực.
  • D. 3 tế bào trứng và 1 thể cực.

Câu 14: Nếu một cá thể sinh vật sinh sản hữu tính có bộ nhiễm sắc thể 2n = 4 được kí hiệu là AaBb thì có thể tạo ra mấy loại giao tử khác nhau về kí hiệu bộ nhiễm sắc thể?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 4.
  • D. 3.

Câu 15: Bộ nhiễm sắc thể của loài sinh sản hữu tính được duy trì ổn định qua các thế hệ là nhờ

  • A. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và giảm phân.
  • B. sự phối hợp của quá trình nguyên phân và thụ tinh.
  • C. sự phối hợp của quá trình giảm phân và thụ tinh.
  • D. sự phối hợp của quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

Câu 16: Trong ống dẫn sinh dục có 10 tế bào nguyên phân liên tiếp một số lần, đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 2480 NST đơn. Các tế bào con sinh ra đều giảm phân tạo giao tử, môi trường nội bào đã cung cấp thêm nguyên liệu tạo ra 2560 NST đơn. Biết hiệu suất thụ tinh của giao tử là 10% đã hình thành nên 128 hợp tử. Xác định bộ NST lưỡng bội của loài

  • A. 10.
  • B. 24.
  • C. 14.
  • D. 8.

Câu 17: Có 10 tế bào sơ khai đực nguyên phân 5 lần liên tiếp tạo ra các tế bào sinh tinh. Các tế bào này đều giảm phân bình thường tạo ra các tinh trùng. Hiệu suất thụ tinh của tinh trùng là 5%,  của trứng là 40%. Tính số tế bào sinh trứng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh trên?

  • A. 64.
  • B. 128.
  • C. 256.
  • D. 160.

Câu 18: Ngựa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 64 và lừa có bộ nhiễm sắc thể 2n = 62. Con lai giữa ngựa cái và lừa đực là con la. Con la sẽ có bộ nhiễm sắc thể là

  • A. 2n = 62.
  • B. 2n = 64.
  • C. 2n = 63.
  • D. 2n = 126.

Câu 19: Cho các vai trò sau:

(1) Làm tăng số lượng tế bào giúp cơ thể đa bào sinh trưởng và phát triển.

(2) Giúp cơ thể đa bào tái sinh những mô hoặc cơ quan bị tổn thương.

(3) Là cơ chế sinh sản của nhiều sinh vật đơn bào.

(4) Là cơ chế sinh sản của nhiều loài sinh sản vô tính.

Số vai trò của quá trình nguyên phân là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 20:Một tế bào gà có 78 NST nguyên phân 3 lần tạo ra bao nhiêu tế bào con? Mang bao nhiêu NST?

  • A. 8 tế bào con – 624 NST.    
  • B. 3 tế bào con – 234 NST.
  • C. 6 tế bào con – 468 NST.
  • D. 4 tế bào con – 312 NST.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác