Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 9 kết nối tri thức học kì 2 (Phần 1)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 9 kết nối tri thức ôn tập học kì 2 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Ở người, giới tính được xác định bởi cặp nhiễm sắc thể nào?

  • A. XX ở nam, XY ở nữ
  • B. XY ở nam, XX ở nữ
  • C. XO ở nam, XX ở nữ
  • D. XX ở nam, XO ở nữ

Câu 2: Đột biến lệch bội là:

  • A. Biến đổi số lượng gen trong tế bào.
  • B. Biến đổi cấu trúc nhiễm sắc thể.
  • C. Thay đổi số lượng nhiễm sắc thể.
  • D. Thay đổi thành phần nuclêôtit của gen.

Câu 3: Bệnh di truyền nào sau đây do đột biến gen lặn trên nhiễm sắc thể X gây ra?

  • A. Bệnh bạch tạng.
  • B. Bệnh mù màu.
  • C. Bệnh hồng cầu hình liềm.
  • D. Bệnh phenylketonniệu.

Câu 4: Trong tế bào sinh dưỡng của mỗi loài sinh vật thì NST giới tính

  • A. luôn luôn là một cặp tương đồng.
  • B. luôn luôn là một cặp không tương đồng.
  • C. là một cặp tương đồng hay không tương đồng tuỳ thuộc vào giới tính.
  • D. có nhiều cặp, đều không tương đồng.

Câu 5: Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng di truyền liên kết?

  • A. Các gene có ái lực lớn sẽ liên kết với nhau.
  • B. Số lượng NST nhỏ hơn rất nhiều so với số lượng gene.
  • C. Chỉ có một cặp NST giới tính.
  • D. Số lượng NST khác nhau tuỳ từng loài.

Câu 6: Điều nào sau đây không đúng với nhóm gene liên kết?

  • A. Các gene nằm trên một NST tạo thành nhóm gene liên kết.
  • B. Số nhóm gene liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n) của loài đó.
  • C. Số nhóm gene liên kết ở mỗi loài bằng số NST trong bộ lưỡng bội (2n) của loài đó.
  • D. Số nhóm tính trạng di truyền liên kết tương ứng với số nhóm gene liên kết.

Câu 7: Nguyên nhân nào phát sinh đột biến cấu trúc của NST?

  • A. Do NST thường xuyên co xoắn trong phân bào.
  • B. Do tác động của các tác nhân vật lí, hoá học của ngoại cảnh.
  • C. Hiện tượng tự nhân đôi của NST.
  • D. Sự tháo xoắn của NST khi kết thúc phân bào.

Câu 8: Bệnh Down có ở người xảy ra là do trong tế bào sinh dưỡng

  • A. có 3 NST ở cặp số 12. 
  • B. có 1 NST ở cặp số 12.
  • C. có 3 NST ở cặp số 21.
  • D. có 3 NST ở cặp giới tính.

Câu 9: Đột biến nào sau đây gây bệnh ung thư máu ở người?

  • A. Mất đoạn đầu trên NST số 21.
  • B. Lặp đoạn giữa trên NST số 23.
  • C. Đảo đoạn trên NST giới tính X.
  • D. Chuyển đoạn giữa NST số 21 và NST số 23.

Câu 10: Nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường làm gia tăng tỉ lệ người mắc các bệnh, tật di truyền là

  • A. khói thải từ các khu công nghiệp.
  • B. sự tàn phá các khu rừng phòng hộ do con người gây ra.
  • C. các chất phóng xạ và hóa chất có trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra.
  • D. nguồn lây lan các dịch bệnh.

Câu 11: Việc làm nào sau đây vi phạm đạo đức sinh học?

  • A. Nuôi cấy mô, tế bào thực vật.                     
  • B. Ghép nội tạng ở người.
  • C. Nhân bản vô tính động vật.                        
  • D. Chẩn đoán giới tính thai nhi.

Câu 12: Chọn lọc tự nhiên là quá trình nào sau đây? 

  • A. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường. 
  • B. Sự lựa chọn của con người về sinh vật nuôi. 
  • C. Sự biến đổi di truyền ngẫu nhiên.
  • D. Sự thích ứng của sinh vật với môi trường.

Câu 13: Đặc điểm của NST giới tính là

  • A. có nhiều cặp trong tế bào sinh dưỡng.
  • B. có 1 đến 2 cặp trong tế bào.
  • C. số cặp trong tế bào thay đổi tuỳ loài.
  • D. luôn chỉ có một cặp trong tế bào sinh dưỡng.

Câu 14: NST thường và NST giới tính khác nhau ở đâu?

  • A. Số lượng NST trong tế bào.
  • B. Hình thái và chức năng.
  • C. Khả năng nhân đôi và phân li trong phân bào.
  • D. Không có điểm khác nhau.

Câu 15: Morgan đã sử dụng đối tượng nghiên cứu nào cho các thí nghiệm của mình?

  • A. Đậu Hà Lan.
  • B. Chuột bạch.
  • C. Tinh tinh.
  • D. Ruồi giấm.

Câu 16: Ruồi giấm đực có kiểu gene Bv/bv (di truyền liên kết) cho mấy loại giao tử?

  • A. 2 loại: BV, bv.
  • B. 4 loại: BV,Bv,bV,bv.
  • C. 2 loại: Bb,Vv.
  • D. Không cho giao tử nào.

Câu 17: Kí hiệu bộ NST dưới đây được dùng để chỉ thể 2 nhiễm là

  • A. 3n.
  • B. 2n.
  • C. 2n + 1.
  • D. 2n – 1.

Câu 18: Trong chọn giống, ứng dụng đột biến nào để loại bỏ những gene không mong muốn?

  • A. Mất 1 cặp nucleotit.
  • B. Lặp đoạn.
  • C. Mất đoạn nhỏ.
  • D. Thêm 1 cặp nucleotit.

Câu 19: Hội chứng down ở người là dạng đột biến

  • A. dị bội xảy ra trên cặp NST thường.
  • B. đa bội xảy ra trên cặp NST thường.
  • C. dị bội xảy ra trên cặp NST giới tính.
  • D. đa bội xảy ra trên cặp NST giới tính.

Câu 20: Một cặp vợ chồng bình thường nhưng sinh đứa con đầu lòng bị bạch tạng. Từ hiện tượng này có thể rút ra kết luận gì?

  • A. Cả bố và mẹ đều mang gene bệnh.
  • B. Muốn đứa con tiếp không bị bệnh phải có chế độ ăn kiêng thích hợp.
  • C. Muốn đứa con thứ hai không bị bệnh, phải nghiên cứu di truyền tế bào của thai nhi.
  • D. Nếu sinh con tiếp, đứa trẻ sẽ lại bị bạch tạng.

Câu 21: Công nghệ sinh học phân tử đã có những ảnh hưởng tích cực đến công nghiệp thực phẩm và xử lý môi trường như thế nào?

  1. Sử dụng enzyme để cải thiện quy trình sản xuất thực phẩm và giảm lượng chất thải.
  2. Phát triển vi sinh vật có khả năng phân giải chất độc hại trong môi trường.
  3. Tạo ra loại thực phẩm giàu dinh dưỡng hơn thông qua sửa đổi gene của cây trồng.
  4. Phát triển phương pháp phân tích gene để giám sát và đánh giá tác động của các hoá chất trong môi trường.
  5. Sử dụng kỹ thuật CRISPR-Cas9 để tạo ra các loại vi khuẩn phân huỷ chất thải hữu cơ.
  6. Sửa đổi gene của cây trồng để chúng có khả năng chống lại các bệnh hại và sâu bệnh, giảm việc sử dụng thuốc trừ sâu độc hại.
  • A. 3.
  • B. 4.
  • C. 5.
  • D. 6.

Câu 22: Thông qua cơ chế chọn lọc tự nhiên, quần thể nào sau đây không hình thành?

  • A. Côn trùng kháng thuốc trừ sâu.
  • B. Vi khuẩn kháng thuôc kháng sinh.
  • C. Gấu trúc được bảo tồn trong khu bảo tồn.
  • D. Virus mới kháng vaccine vốn có.

Câu 23: Ở một loài thực vật giao phấn, các hạt phấn của quần thể 1 theo gió bay sang quần thể 2 và thụ phấn cho các cây ở quần thể 2: Đây là ví dụ về

  • A. yếu tố ngẫu nhiên.
  • B. di – nhập gene.
  • C. giao phối không ngẫu nhiên.
  • D. thoái hóa giống.

Câu 24: Trong các nhán tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố luôn làm biến đổi thành phần kiểu gene của quẩn thể theo một hướng xác định?

  1. Đột biến.
  2. Chọn lọc tự nhiên.
  3. Di - nhập gene.
  4. Các yếu tố ngẫu nhiên.
  5. Giao phối không ngẫu nhiên.
  • A. 1.  
  • B. 3.   
  • C. 4.   
  • D. 2.

Câu 25: Cho các nhận định sau

  1. Trong quá trình phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất, tiến hóa sinh học xảy ra trước, tiến hóa hóa học xảy ra sau.
  2. Trong giai đoạn tiến hóa hóa học, hợp chất vô cơ được tổng hợp trước, hợp chất hữu cơ được tổng hợp sau.
  3. Trong giai đoạn tiến hóa tiền sinh học có sự hình thành lớp màng phospholipid kép là tiền thân của màng tế bào.
  4. Nấm thuộc giới thực vật.
  5. Cơ thể nhân thực đầu tiên là trùng giày.

Số nhận định đúng là

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.       
  • D. 4.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác